Tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể

Khái niệm, các loại tranh chấp lao động là gì? Phân biệt tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động.

Trong quá trình làm việc, giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động có thể xảy ra các tranh chấp do bất đồng về quyền lợi hoặc nghĩa vụ lao động. 

Bộ luật Lao động 2019 phân loại các tranh chấp lao động thành tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Việc hiểu và phân biệt rõ hai loại tranh chấp này là quan trọng để áp dụng quy trình giải quyết phù hợp, đảm bảo quyền lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động theo quy định pháp luật.

I. Tranh chấp lao động là gì? Các loại tranh chấp lao động

1. Khái niệm tranh chấp lao động

Căn cứ theo Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động. 

Ngoài ra, tranh chấp lao động cũng bao gồm những mâu thuẫn giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau và những tranh chấp phát sinh từ các quan hệ liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

2. Các loại tranh chấp lao động

Phân loại tranh chấp lao động bao gồm:

➨ Tranh chấp lao động cá nhân: 

  • Diễn ra giữa một người lao động hoặc một nhóm nhỏ lao động với người sử dụng lao động;
  • Tranh chấp có thể liên quan đến quyền và nghĩa vụ của NLĐ với công ty hoặc các vấn đề khác như tiền lương, thời gian làm việc hay quyền lợi khi chấm dứt hợp đồng lao động.

➨ Tranh chấp lao động tập thể: 

  • Là tranh chấp giữa một nhóm người lao động hoặc tổ chức đại diện cho người lao động với người sử dụng lao động;
  • Tranh chấp lao động tập thể gồm:
    • Tranh chấp lao động tập thể về quyền: Xảy ra khi có bất đồng trong việc thực hiện các quyền lợi đã được quy định trong thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc quy định pháp luật về lao động;
    • Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích: Xảy ra khi tập thể lao động yêu cầu những quyền lợi mới/đàm phán các lợi ích chưa được quy định hoặc khi một bên từ chối/không tiến hành thương lượng trong thời gian quy định.

>> Xem thêm: Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng cá nhân.

II. Phân biệt tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể

Để phân biệt tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể, bạn có thể căn cứ vào các tiêu chí sau:

  • Chủ thể tranh chấp;
  • Nội dung tranh chấp;
  • Tính chất tranh chấp;
  • Vai trò của đại diện công đoàn.

Nội dung chi tiết về từng tiêu chí như sau:

Tiêu chí so sánh

Tranh chấp lao động cá nhân

Tranh chấp lao động tập thể

Chủ thể tranh chấp

Cá nhân NLĐ/nhóm nhỏ NLĐ

Nhiều NLĐ hoặc đại diện công đoàn

Nội dung tranh chấp

Quyền & lợi ích cá nhân, thường liên quan đến HĐLĐ

Quyền & lợi ích tập thể, thường liên quan đến thỏa ước lao động tập thể

Tính chất tranh chấp

Đơn lẻ, cá nhân, mang tính chất riêng biệt

Liên kết tập thể, thể hiện sự tổ chức, thống nhất

Vai trò của đại diện công đoàn

Không bắt buộc, nếu có chỉ đóng vai trò bảo vệ quyền lợi

Công đoàn là một bên chủ thể tranh chấp

Ví dụ

Tranh chấp tiền lương giữa cá nhân lao động với công ty

Tranh chấp về thời gian làm việc giữa tập thể lao động với công ty

III. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

Quá trình giải quyết tranh chấp lao động cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời và đúng quy định pháp luật;
  • Tôn trọng quyền tự quyết thông qua thương lượng giữa các bên trong toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp lao động;
  • Ưu tiên giải quyết tranh chấp lao động bằng phương thức hòa giải, trọng tài, đảm bảo tôn trọng quyền và lợi ích của các bên, lợi ích chung của xã hội và không vi phạm pháp luật;
  • Đảm bảo sự có mặt của đại diện các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động;
  • Việc giải quyết tranh chấp lao động được tiến hành bởi cơ quan/tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền khi có yêu cầu từ bên tranh chấp hoặc theo đề nghị từ cơ quan/tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, đồng thời cần có sự đồng thuận của các bên tranh chấp.

IV. Dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động cá nhân/tập thể tại Kế toán Anpha

Bạn là người lao động hay thuộc tập thể người lao động/tổ chức đại diện người lao động đang gặp các vấn đề về tranh chấp lao động nhưng gặp khó khăn trong việc đối thoại và giải quyết với doanh nghiệp, người sử dụng lao động?

Tham khảo ngay dịch vụ tư vấn, giải quyết tranh chấp lao động tập thể, cá nhân của Kế toán Anpha với các thông tin chính như sau.

➧ Phí dịch vụ trọn gói: Tùy thuộc tính chất và mức độ phức tạp của từng vụ việc, tuy nhiên Anpha cam kết đưa ra mức giá tốt nhất thị trường. Trực tiếp luật sư của Anpha sẽ tư vấn và báo giá chi tiết khi tiếp nhận đủ thông tin cần thiết từ khách hàng.

➧ Luật sư tại Kế toán Anpha sẽ chịu trách nhiệm:

  • Tư vấn chi tiết các nội dung, quy định có liên quan và đưa ra phương án giải quyết tranh chấp phù hợp;
  • Cùng khách hàng trao đổi, thống nhất phương án giải quyết tranh chấp lao động tối ưu nhất;
  • Đại diện khách hàng đàm phán với doanh nghiệp để đạt được thỏa thuận nhanh chóng trên cơ sở giữ sự hòa bình giữa các bên;
  • Trường hợp hòa giải không thành, luật sư sẽ thực hiện các biện pháp pháp lý tiền tố tụng cần thiết để chuẩn bị cho việc khởi kiện tranh chấp lao động như: thu thập chứng cứ, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện;
  • Nộp hồ sơ khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân/tập thể tại Tòa án;
  • Theo dõi thông tin, nhận thông báo nộp tiền tạm ứng án phí từ Tòa án và tiến hành nộp tạm ứng án phí;
  • Trực tiếp tham gia tố tụng tại Tòa với tư cách là luật sư hoặc người đại diện theo ủy quyền của khách hàng và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định. 

>> Xem chi tiết: Dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động - dành cho cá nhân/tập thể NLĐ.

V. Các câu hỏi về tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể

1. Tranh chấp lao động là gì?

Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động. 

Ngoài ra, tranh chấp lao động cũng bao gồm những mâu thuẫn giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau và những tranh chấp phát sinh từ các quan hệ liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

2. Phân loại tranh chấp lao động bao gồm những ?

Tranh chấp lao động được phân loại như sau:

  • Tranh chấp lao động cá nhân: Diễn ra giữa một người lao động hoặc một nhóm nhỏ lao động với người sử dụng lao động. Tranh chấp này có thể liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động với công ty hoặc các vấn đề khác như tiền lương, thời gian làm việc hay quyền lợi khi chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Tranh chấp lao động tập thể: Là tranh chấp giữa một nhóm lao động hoặc tổ chức đại diện cho người lao động với người sử dụng lao động.

>> Xem chi tiết: Các loại tranh chấp lao động. 

3. Phân biệt tranh chấp lao động cá nhân và tập thể như thế nào?

Tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể khác nhau về các tiêu chí cụ thể như:

  • Chủ thể tranh chấp;
  • Nội dung tranh chấp;
  • Tính chất tranh chấp;
  • Vai trò của đại diện công đoàn.

>> Xem chi tiết: Phân biệt tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể.

Luật sư Diễn Trần - Phòng Pháp lý Anpha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH