Quy định & cách tính trợ cấp thôi việc cho người lao động 2023

Trợ cấp thôi việc là gì? Quy định, điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc - Công thức tính trợ cấp thôi việc và các khoản tiền được hưởng khi thôi việc là gì?

I. Trợ cấp thôi việc là gì?

Trợ cấp thôi việc là khoản trợ cấp mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động do chấm dứt hợp đồng lao động trong một số trường hợp được quy định trong Bộ Luật Lao động.

II. Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc cho người lao động được 

Tại Điều 46 Luật Lao động 2019 chỉ rõ để được hưởng trợ cấp thôi việc thì người lao động phải làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên và chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau: 

- Hết hạn hợp đồng lao động;

- Hoàn thành các công việc trong hợp đồng lao động;

- Hai bên cùng nhau đồng ý chấm dứt hợp đồng lao động;

- Người lao động bị giam giữ, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo quyết định của tòa án;

- Người lao động bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc chết;

- Người sử dụng lao động là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc chết;

- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau: 

  • Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc ghi trong hợp đồng lao động; 
  • Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định;
  • Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 5 ngày trở lên…

- Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ và phải báo trước cho người sử dụng lao động:

  • Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn;
  • Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng trở lên;
  • Ít nhất 3 ngày đối với hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng.

Một số trường hợp người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước như:

  • Không được phân công, bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc;
  • Không được đảm bảo điều kiện làm việc theo thỏa thuận;
  • Người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập, có những hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động…

Tuy nhiên, người lao động làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên không được hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:

- Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu;

- Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên.

III. Cách tính mức hưởng trợ cấp thôi việc cho người lao động

1. Công thức, cách tính trợ cấp thôi việc

Tiền trợ cấp thôi việc

=

1/2

x

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc

x

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc


Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân liền kề của 6 tháng trước khi người lao động nghỉ việc, được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ 1 tháng đến 6 tháng được tính là 1/2 năm; còn trên 6 tháng thì được tính là 1 năm.

- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian thực tế người lao động làm việc trừ đi thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian đã được chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:

  • Tổng thời gian làm việc thực tế bao gồm cả thời gian thử việc, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, ốm đau theo quy định, thời gian ngừng việc không phải do lỗi của người lao động, thời gian nghỉ hằng tuần, nghỉ hưởng nguyên lương…;
  • Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp là thời gian người lao động đã đóng BHTN và thời gian người lao động không thuộc diện tham gia BHTN nhưng đã được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của lao động một khoản tương đương với mức bảo hiểm thất người sử dụng lao động phải đóng cho người lao động theo quy định.

>> Xem thêm: Điều kiện, thủ tục hưởng trợ cấp BHTN.

2. Thời hạn chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động

Theo Điều 48 Luật Lao động 2019 thì trong thời hạn 14 ngày tính từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải thanh toán các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động trong đó có khoản trợ cấp thôi việc.

Ví dụ: 

Ngày 01/02/2021 chị A hết hạn hợp đồng lao động với công ty và trong thời gian làm việc chị đã hoàn thành tốt các công việc được giao, chị làm việc tại công ty từ 01/02/2017 và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ tháng 01/04/2017, mức lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị A là 20.000.000 đồng, trong thời gian làm việc tại đây chị đã nghỉ thai sản 1 lần với tổng số tháng là 6 tháng.

Chị A đã làm việc thực tế tại công ty 4 năm (01/02/2017 đến 01/02/2021):

  • Thời gian công ty đóng bảo hiểm cho chị A là 3 năm 4 tháng;
  • Thời gian để tính trợ cấp thôi việc cho chị A là 8 tháng và được tính là 1 năm.

➜ Vậy tiền trợ cấp thôi việc của chị A là: 12 x 1 năm x 20.000.000 = 10.000.000đ.

IV. Chi phí chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động khi tính thuế TNDN

Theo Khoản 6 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì chi phí chi trả trợ cấp thôi việc được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh hay kinh phí hoạt động của người sử dụng lao động. Do đó, đây là khoản chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN.

Nếu chi trả khoản trợ cấp thôi việc không theo đúng quy định trong Bộ Luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội thì đây là khoản chi phí không hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

V. Thuế TNCN đối với khoản trợ cấp thôi việc người lao động nhận được

- Theo Điểm b.6, Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, có chỉ rõ các khoản trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế, trong đó có khoản trợ cấp thôi việc;

- Trường hợp khoản trợ cấp thôi việc được hưởng cao hơn theo quy định thì phải tính vào thu nhập chịu thuế phần vượt;

- Phần chênh lệch tính vào TNCN được tính như sau:

  • Nếu trả cho người lao động trước khi chấm dứt HĐLĐ: khấu trừ thuế TNCN theo biểu lũy tiến.
  • Nếu trả cho người lao động sau khi chấm dứt HĐLĐ: khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% nếu phần vượt từ 2 triệu đồng trở lên.

VI. Hướng dẫn hạch toán trợ cấp thôi việc

Hạch toán tiền trợ cấp thôi việc (theo TT200):

  • Nợ TK 642, 641, 622, 627: Trợ cấp thôi việc được đưa vào chi phí được trừ;
  • Có TK 334 : Tiền trợ cấp thôi việc mà công ty phải trả cho người lao động theo quy định.

Khi chi trả tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động:

  • Nợ TK 334: Tiền trợ cấp thôi việc mà công ty phải trả cho người lao động theo quy định;
  • Có TK 111, 112: Chi trả tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng.

VII. Câu hỏi liên quan về trợ cấp thôi việc

1. Sự khác nhau giữa trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc?

- Trợ cấp thôi việc là khoản trợ cấp mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động do chấm dứt Hợp đồng lao động nếu thỏa mãn quy định pháp luật;

- Trợ cấp mất việc là khoản trợ cấp người lao động nhận được do người sử dụng lao động chủ động chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn, đây cũng là khoản do người sử dụng phải trả cho người lao động.


Phạm Thảo - Phòng Kế toán Anpha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH