So sánh tiền trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc & mất việc

Trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp mất việc, trợ cấp thôi việc là gì? Phân biệt trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp mất việc & trợ cấp thôi việc (bản chất, điều kiện, quyền lợi…).

Khái niệm trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc

1. Trợ cấp thất nghiệp là gì?

Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả cho người lao động (NLĐ) sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động (NSDLĐ). Ngoài tiền trợ cấp thất nghiệp, người lao động còn được hỗ trợ học nghề, hỗ trợ giới thiệu việc làm cũng như bồi dưỡng kỹ năng để có thể duy trì việc làm.

>> Tìm hiểu thêm: Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

2. Trợ cấp thôi việc là gì?

Trợ cấp thôi việc là khoản tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động với điều kiện hai bên chấm dứt hợp đồng lao động một cách hợp pháp. Theo đó, để hợp đồng lao động được xem là chấm dứt hợp pháp thì người lao động và người sử dụng lao động cần đảm bảo một số điều kiện hoặc thuộc các trường hợp luật định. Chẳng hạn:

  • Người lao động phải thông báo trước khi thôi việc, thời hạn thông báo sẽ tùy vào thời hạn của hợp đồng lao động, đồng thời đảm bảo hình thức thông báo thôi việc phù hợp với hợp đồng lao động hoặc quy định công ty;
  • Người sử dụng lao động là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc không còn năng lực hành vi dân sự… 

>> Tìm hiểu thêm: Chế độ thôi việc là gì?

3. Trợ cấp mất việc là gì?

Trợ cấp mất việc là khoản tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động nghỉ việc, trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế… Nhìn chung, các lý do này đều xuất phát từ phía người sử dụng lao động, không phải do người lao động.

4 điểm giống nhau giữa trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc

Một số điểm chung giữa 3 loại trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc như sau:

  1. Đây đều là khoản hỗ trợ tài chính mà NLĐ có thể nhận được trong giai đoạn không có việc làm;
  2. Để được nhận các khoản trợ cấp này, NLĐ đều phải đáp ứng một số điều kiện nhất định;
  3. NLĐ được hưởng trợ cấp trong một khoản thời gian nhất định chứ không kéo dài vĩnh viễn;
  4. Mức trợ cấp hàng tháng thường thấp hơn so với mức thu nhập hàng tháng của NLĐ trước khi nghỉ việc.

5 điểm khác nhau giữa trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc 

Mặc dù trợ cấp thất nghiệp, tiền trợ cấp thôi việc và tiền trợ cấp mất việc đều chung mục đích là hỗ trợ tài chính cho NLĐ khi họ không có việc làm. Tuy nhiên, bạn cũng cần nắm rõ các điểm khác nhau giữa tiền trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc để phân biệt cho đúng, nhằm bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình trong giai đoạn chuyển tiếp công việc. 

Cụ thể từng hạng mục những điểm khác nhau giữa 3 loại trợ cấp trên như sau:

1. Bản chất trợ cấp
Trợ cấp thất nghiệp Thuộc chế độ bảo hiểm thất nghiệp, nhằm bù đắp phần thu nhập khi người lao động bị mất việc làm
Trợ cấp thôi việc Khoản tiền hỗ trợ cho NLĐ khi họ chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp và không còn trong thời gian tham gia đóng BHTN
Trợ cấp mất việc Khoản tiền người lao động được đền bù khi lý do nghỉ việc xuất phát từ người sử dụng lao động
2. Cơ quan chi trả

Cơ quan chịu trách nhiệm chi trả trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc cụ thể là:

Theo đó, để được hưởng trợ cấp thất nghiệp của cơ quan bảo hiểm xã hội, bạn cần làm hồ sơ - thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. 

Để hiểu rõ hơn về trình tự các bước làm hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp, bạn xem thêm các bài viết sau:

>> Hướng dẫn lao động nghỉ việc hưởng hỗ trợ quỹ BHTN;

>> Hướng dẫn làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp;

>> Hướng dẫn thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp online.

Lưu ý:

Người được hưởng trợ cấp trợ cấp thất nghiệp phải tự làm hồ sơ và nộp, không thể ủy quyền cho người khác nộp thay. Vì thế, bạn không thể thuê dịch vụ làm thay cho mình.

3. Trường hợp được hưởng trợ cấp

Trợ cấp thất nghiệp: NLĐ không có việc làm sau khi nghỉ việc, trong vòng 3 tháng kể từ lúc nghỉ việc phải làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp với tổ chức BHXH. Nếu quá thời hạn trên, người lao động sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trợ cấp thôi việc:

  • Hợp đồng lao động hết thời hạn;
  • NLĐ hoàn thành công việc theo đúng HĐLĐ;
  • NLĐ và NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ theo thỏa thuận;
  • NLĐ bị kết án tù giam/tử hình/bị cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
  • NLĐ đã chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;
  • NSDLĐ không phải chủ thể chấm dứt HĐLĐ hoặc NSDLĐ là cá nhân đã chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;
  • NSDLĐ hoặc NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.

Trợ cấp mất việc: 

  • Do NSDLĐ thay đổi cơ cấu, công nghệ;
  • Do thay đổi kinh tế;
  • Do NSDLĐ sáp nhập/hợp nhất/chia tách doanh nghiệp, bán/cho thuê/chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà không có phương án tiếp tục sử dụng lao động.
4. Điều kiện được hưởng trợ cấp 

Trợ cấp thất nghiệp:

  • Chấm dứt HĐLĐ đúng quy định pháp luật;
  • Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc (đối với HĐLĐ có thời hạn hoặc không xác định thời hạn);
  • Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ (đối với HĐLĐ thời vụ hoặc công việc có thời hạn từ đủ 3 đến dưới 12 tháng);
  • Không thuộc trường hợp hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
  • Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;
  • Chưa tìm được việc làm mới sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm, ngoại trừ các trường hợp như: tham gia nghĩa vụ quân sự/nghĩa vụ công an, đi học trong thời hạn đủ 12 tháng trở lên, đang thi hành án tạm giam/phạt tù, định cư/lao động ở nước ngoài hoặc đã qua đời.

>> Xem chi tiết: Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trợ cấp thôi việc:

  • NLĐ làm việc thường xuyên cho NSDLĐ từ 12 tháng trở lên trước khi thôi việc;
  • Thuộc một trong các trường hợp được hưởng trợ cấp thôi việc;
  • Không thuộc trường hợp đã đủ điều kiện để nghỉ hưu;
  • Không thuộc trường hợp tự ý nghỉ việc mà không có lý do chính đáng theo 1 trong 2 khung thời gian sau đây:
    • Từ 5 ngày trở lên trong 30 ngày;
    • Từ 20 ngày trở lên trong 365 ngày.
  • Chưa tham gia BHTN;
  • NLĐ có tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhưng vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc cho một số khoản thời gian như là:
    • Thời gian thử việc;
    • Thời gian bị đình chỉ công việc tạm thời;
    • Thời gian nghỉ thai sản hoặc nghỉ bệnh hưởng chế độ ốm đau;
    • Thời gian ngừng làm việc nhưng không do lỗi người lao động… 

Bạn xem chi tiết các khoản thời gian được hưởng đồng thời trợ cấp thôi việc và bảo hiểm thất nghiệp cũng như các điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc làm theo bài viết: Quy định và điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc.

Trợ cấp mất việc làm:

  • NLĐ làm việc thường xuyên cho NSDLĐ từ 12 tháng trở lên trước khi bị mất việc;
  • Thuộc một trong các trường hợp được hưởng trợ cấp mất việc.

>> Xem chi tiết: Quy định và điều kiện hưởng trợ cấp mất việc.

5. Quyền lợi được hưởng trợ cấp

Trợ cấp thất nghiệp:

  • NLĐ được tổ chức BHXH đóng tiền bảo hiểm y tế và tiền trợ cấp được tính dựa trên quá trình tham gia BHTN của NLĐ;
  • Hàng tháng được hưởng một khoản tiền bằng 60% bình quân tiền lương tháng tham gia BHTN của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Công thức tính trợ cấp thất nghiệp cụ thể như sau:

Trợ cấp thất nghiệp hàng tháng = 60% x BQTL của 6 tháng liền kề đóng BHTN trước khi thất nghiệp

Lưu ý:

Người lao động phải thỏa điều kiện đã tham gia BHTN đủ 12 tháng trong vòng 24 tháng trước khi nghỉ việc. Đồng thời, NLĐ đóng BHTN từ đủ 12 - 36 tháng sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó cứ mỗi 12 tháng đóng thêm thì sẽ được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp (nhưng tối đa là 12 tháng).

>> Xem chi tiết: Cách tính trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.

Trợ cấp thôi việc: 

NLĐ sẽ được hưởng một khoản tiền trợ cấp thôi việc dựa trên số tiền lương và thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc.

Công thức tính trợ cấp thôi việc cụ thể như sau:

Tiền trợ cấp thôi việc = 1/2 x

Tiền lương để tính

 trợ cấp thôi việc

x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

Trong đó: 

  • Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là bình quân tiền lương của 6 tháng liền kề trước khi thôi việc và được tính đủ 12 tháng. Trường hợp có tháng lẻ thì được tính như sau:
    • Từ 1 - 6 tháng: Tiền lương tính trợ cấp bằng 1/2 số năm làm việc;
    • Từ 6 tháng trở lên: Tiền lương để tính trợ cấp bằng 1 năm làm việc.
  • Thời gian tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian thực tế mà NLĐ làm việc trừ đi thời gian tham gia BHTN và thời gian đã nhận được trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

>> Xem chi tiết: Cách tính trợ cấp thôi việc cho người lao động.

Trợ cấp mất việc:

  • Được hưởng một khoản tiền trợ cấp mất việc tương ứng với số năm làm việc của NLĐ;
  • Mỗi năm làm việc sẽ được trả 1 tháng tiền lương tương ứng, nhưng ít nhất bằng 2 tháng tiền lương.

Công thức tính trợ cấp mất việc cụ thể như sau:

Trợ cấp mất việc làm =

Tiền lương để tính

 trợ cấp mất việc

x

Thời gian làm việc để tính

 trợ cấp mất việc

Trong đó: 

  • Tiền lương để tính trợ cấp mất việc là bình quân tiền lương của 6 tháng liền kề trước khi mất việc và được tính đủ 12 tháng. Trường hợp có tháng lẻ thì được tính như sau:
    • Từ 1 - 6 tháng: Tiền lương tính trợ cấp bằng 1/2 số năm làm việc;
    • Từ 6 tháng trở lên: Tiền lương để tính trợ cấp bằng 1 năm làm việc.
  • Thời gian tính trợ cấp mất việc là tổng thời gian thực tế mà NLĐ làm việc trừ đi thời gian tham gia BHTN và thời gian đã nhận được trợ cấp mất việc, trợ cấp thôi việc.

>> Xem chi tiết: Cách tính trợ cấp mất việc cho người lao động.

Các câu hỏi thường gặp về trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc

1.Trợ cấp mất việc, trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp có phải là một không?

Không. Trợ cấp mất việc, thôi việc và thất nghiệp hoàn toàn khác nhau.

  • Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền cơ quan BHXH chi trả cho NLĐ sau khi chấm dứt HĐLĐ với người sử dụng lao động; 
  • Trợ cấp thôi việc là khoản tiền NSDLĐ trả cho NLĐ với điều kiện hai bên chấm dứt HĐLĐ một cách hợp pháp;
  • Trợ cấp mất việc là khoản tiền NSDLĐ trả cho NLĐ nghỉ việc trước thời hạn HĐLĐ vì doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, thay đổi công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.

>> Xem chi tiết: Trợ cấp mất việc, thôi việc, thất nghiệp có phải là một không?

2. Ai sẽ chi trả tiền trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc?

Trợ cấp mất việc và thôi việc do NSDLĐ chi trả. Còn trợ cấp thất nghiệp do cơ quan BHXH chi trả.

>> Xem chi tiết: Cơ quan chi trả trợ cấp.

3. Những trường hợp nào được hưởng trợ cấp mất việc?

NLĐ được hưởng trợ cấp mất việc trong các trường hợp:

  • Do NSDLĐ thay đổi cơ cấu, công nghệ;
  • Do thay đổi kinh tế;
  • Do NSDLĐ sáp nhập/hợp nhất/chia tách doanh nghiệp, bán/cho thuê/chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà không có phương án tiếp tục sử dụng lao động.

>> Xem chi tiết: Các trường hợp được hưởng trợ cấp.

4. Những trường hợp nào được hưởng trợ cấp thôi việc? 

NLĐ được hưởng trợ cấp thôi việc khi:

  • Hợp đồng lao động hết thời hạn;
  • NLĐ hoàn thành công việc theo đúng HĐLĐ;
  • NLĐ và NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ theo thỏa thuận;
  • NLĐ bị kết án tù giam/tử hình/bị cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ;

>> Xem chi tiết: Các trường hợp được hưởng trợ cấp.

5. Những trường hợp nào được hưởng trợ cấp thất nghiệp? 

NLĐ được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp chưa có việc làm sau khi nghỉ việc và đã làm hồ sơ đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH trong thời hạn 3 tháng kể từ lúc nghỉ việc.

>> Xem chi tiết: Trường hợp được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

6. Điều kiện cần có để NLĐ được hưởng trợ cấp khi nghỉ việc là gì?

  • Với trợ cấp mất việc: NLĐ làm việc thường xuyên cho NSDLĐ từ trên 12 tháng và thuộc một trong các trường hợp được hưởng trợ cấp mất việc;
  • Với trợ cấp thôi việc: 
    • NLĐ làm việc thường xuyên cho NSDLĐ từ trên 12 tháng và thuộc một trong các trường hợp được hưởng trợ cấp thôi việc;
    • Không thuộc trường hợp nghỉ hưu;
    • Không thuộc trường hợp tự ý nghỉ việc liên tục mà không có lý do chính đáng;
    • Chưa tham gia BHTN;
    • NLĐ có tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhưng vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc đối với một số khoản thời gian theo luật định.
  • Với trợ cấp thất nghiệp: 
    • Chấm dứt HĐLĐ đúng quy định pháp luật;
    • Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên theo quy định của Luật Việc làm 2013;
    • Không thuộc trường hợp hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
    • Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;
    • Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ lúc nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm.

>> Xem chi tiết: Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH