Nghỉ ngang là gì? Nghỉ ngang có lấy được sổ bảo hiểm không, có được chốt sổ BHXH không? Tra cứu chốt sổ BHXH khi nghỉ việc. Mức phạt không chốt sổ BHXH.
Nghỉ ngang là gì?
Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về thuật ngữ nghỉ ngang. Song, có thể hiểu đơn giản, nghỉ ngang là việc người lao động (NLĐ) đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không tuân thủ quy định về thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được đề cập sau đây:
STT |
Thời hạn báo trước |
Trường hợp áp dụng |
1 |
Ít nhất 3 ngày |
NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 1 năm. |
2 |
Ít nhất 30 ngày |
NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ 1 - 3 năm. |
3 |
Ít nhất 45 ngày |
NLĐ làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn. |
4 |
Ít nhất 120 ngày |
NLĐ làm các ngành, nghề, công việc đặc thù theo HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc HĐLĐ có thời hạn từ 1 năm trở lên. |
5 |
1/4 thời hạn của HĐLĐ |
NLĐ làm các ngành, nghề, công việc đặc thù (*) theo HĐLĐ có thời hạn dưới 1 năm. |
Lưu ý:
(*) Các ngành, nghề, công việc đặc thù ở đây bao gồm:
- Người quản lý doanh nghiệp: chủ tịch và thành viên của hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch công ty, thành viên hợp danh, chủ doanh nghiệp tư nhân…;
- Thành viên trong tổ lái tàu bay, nhân viên điều độ, khai thác bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không, nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay;
- Thuyền viên thuộc trường hợp:
- Được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê làm việc trên tàu biển nước ngoài;
- Là thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài.
>> Tìm hiểu thêm: Thời hạn thông báo chấm dứt hợp đồng lao động.
Người lao động nghỉ việc ngang có lấy được sổ BHXH không?
Căn cứ Bộ luật Lao động 2019, khi hợp đồng lao động chấm dứt, không phân biệt người lao động có thuộc trường hợp nghỉ ngang hay không, người sử dụng lao động (NSDLĐ) đều có trách nhiệm thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH cho NLĐ. Thời hạn chốt sổ là trong vòng 14 - 30 ngày, kể từ ngày NLĐ nghỉ việc.
Lưu ý:
1) NLĐ nghỉ việc ngang sẽ phải bồi thường cho công ty các khoản tiền sau:
- Nửa tháng tiền lương;
- 1 khoản tiền tương ứng với tiền lương cho những ngày nghỉ việc không báo trước;
- Chi phí đào tạo theo quy định như: chi phí chi trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy móc, thiết bị…
2) Ngoài chốt sổ, NSDLĐ còn phải trả lại tờ rời BHXH cho người lao động.
Tham khảo thêm:
>> Lấy sổ bảo hiểm xã hội ở công ty cũ;
>> Trước và sau khi nghỉ việc - những lưu ý cần biết;
>> Dịch vụ báo giảm chốt sổ bảo hiểm xã hội.
Để biết công ty cũ đã chốt sổ BHXH khi nghỉ việc cho NLĐ hay chưa, bạn có thể tiến hành kiểm tra theo 1 trong 3 cách sau đây:
- Cách 1: Tra cứu dựa trên thông tin tờ rời cơ quan BHXH;
- Cách 2: Tra cứu trên Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam;
- Cách 3: Tra cứu thông tin qua ứng dụng VssID - ứng dụng BHXH điện tử.
Dưới đây Kế toán Anpha sẽ hướng dẫn chi tiết từng cách tra cứu tình trạng chốt sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc.
1. Căn cứ vào thông tin trên tờ rời cơ quan BHXH cung cấp
Sau khi nghỉ việc, NLĐ sẽ được cấp tờ rời BHXH. Nếu công ty cũ đã hoàn thành thủ tục chốt sổ BHXH thì trên tờ rời sẽ có dòng chữ “Tổng thời gian tham gia BHXH là … năm”.
2. Tra cứu thông tin tại Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam
Bạn thực hiện tra cứu công ty đã chốt sổ bảo hiểm xã hội hay chưa lần lượt theo các bước sau:
➧ Bước 1: Truy cập Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam
➧ Bước 2: Tại trang chủ, chọn “Tra cứu trực tuyến” ➞ Chọn “Tra cứu quá trình tham gia BHXH”
➧ Bước 3: Cung cấp đầy đủ các thông tin theo yêu cầu tại trang
Trong đó:
- Chọn đúng tên và tỉnh thành nơi cơ quan BHXH mà bạn tham gia khi làm việc tại công ty cũ;
- Đối với thông tin về khoảng thời gian tham gia BHXH, bạn có thể lựa chọn:
- Nhập khoảng thời gian tham gia bảo hiểm tại cơ quan đó;
- Nhập toàn bộ thời gian từ khi bắt đầu tham gia BHXH đến thời điểm thực hiện tra cứu.
- Đối với thông tin họ tên: Điền đầy đủ họ và tên của NLĐ cần tra cứu (viết in hoa các chữ cái đầu). Tên bạn nhập là có dấu hay không dấu, hãy tích vào tùy chọn tương ứng ngay bên dưới;
- Đối với các thông tin cá nhân khác: Điền đầy đủ, chính xác số CCCD/CMND, mã số BHXH vào ô tương ứng;
- Nhập số điện thoại mà bạn có thể nhận mã tra cứu (mã OTP) qua tin nhắn SMS từ dịch vụ chăm sóc khách hàng BHXH.
Lưu ý:
Trường hợp không nhớ mã số BHXH, bạn có thể tiến hành tra cứu thông tin tại Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam bằng số CCCD hoặc xem tại giao diện đăng nhập của ứng dụng VssID.
>> Tham khảo thêm: Tra cứu bảo hiểm xã hội bằng CCCD (mã số định danh cá nhân).
➧ Bước 4: Tích chọn ô “Tôi không phải là người máy” ➞ Chọn “Lấy mã tra cứu”
Lưu ý:
Trong một số trường hợp, hệ thống sẽ không gửi mã OTP về số điện thoại bạn cung cấp, thay vào đó là gửi về địa chỉ email mà bạn đã đăng ký trước đó. Vậy nên, nếu không thấy mã OTP gửi về số điện thoại, bạn cần tiến hành kiểm tra email.
➧ Bước 5: Tiến hành nhập mã tra cứu ➞ Nhấn chọn “Tra cứu”
Hệ thống lúc này sẽ hiển thị kết quả về quá trình tham gia BHXH của người tra cứu.
3. Tra cứu thông tin qua ứng dụng VssID
Ứng dụng VssID cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình tham gia BHXH của NLĐ theo từng tháng. Qua đó, bạn có thể theo dõi chi tiết, nắm được cụ thể tình hình đóng BHXH của bản thân.
Cách xem chốt sổ bảo hiểm xã hội trên VssID có thể được tiến hành lần lượt theo các bước sau:
➧ Bước 1: Tải ứng dụng VssID
Vào App Store hoặc CH Play, tại ô tìm kiếm, nhập từ khóa “VssID” và nhấn nút cài đặt để tải ứng dụng về điện thoại.
➧ Bước 2: Đăng nhập ứng dụng VssID
Tại bước này, bạn có thể đăng nhập bằng 1 trong 2 cách sau:
>> Tìm hiểu thêm: Cách đăng nhập VssID bằng VNeID.
Trường hợp chưa có tài khoản VssID hoặc đã có tài khoản nhưng quên mật khẩu, bạn có thể tiến hành xử lý theo hướng dẫn chi tiết tại bài viết:
>> Cách đăng ký tài khoản VssID;
>> Cách lấy lại mật khẩu VssID.
➧ Bước 3: Sau khi đăng nhập thành công, bạn chọn “QUÁ TRÌNH THAM GIA”
Ứng dụng lúc này sẽ hiển thị thông tin cụ thể về quá trình tham gia BHXH của NLĐ.
Công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người nghỉ ngang có bị phạt?
Như đã đề cập ở trên, ngay cả khi người lao động nghỉ ngang thì các công ty, tổ chức vẫn bắt buộc phải tiến hành chốt sổ BHXH theo quy định.
Theo Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, trường hợp công ty vi phạm, cố tình không chốt sổ để gây khó dễ cho NLĐ sẽ phải chịu mức xử phạt hành chính như sau:
Mức phạt hành chính |
Hành vi vi phạm |
Từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng |
Không chốt sổ BHXH cho từ 1 - 10 người lao động |
Từ 2.000.000 - 5.000.000 đồng |
Không chốt sổ BHXH cho từ 11 - 50 người lao động |
Từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng |
Không chốt sổ BHXH cho từ 51 - 100 người lao động |
Từ 10.000.000 - 15.000.000 đồng |
Không chốt sổ BHXH cho từ 101 - 300 người lao động |
Từ 15.000.000 - 20.000.000 đồng |
Không chốt sổ BHXH cho từ 301 người lao động trở lên |
Việc cố tình không chốt sổ bảo hiểm xã hội được coi là hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến lợi ích của người lao động. Theo đó, căn cứ Nghị định 24/2018/NĐ-CP, trường hợp công ty không chốt sổ BHXH khi nghỉ ngang, NLĐ có thể tiến hành xử lý vấn đề theo 1 trong 3 cách như sau:
➧ Cách 1: Khiếu nại công ty không chốt sổ BHXH cho NLĐ khi nghỉ việc
Đầu tiên, NLĐ có thể tiến hành khiếu nại lên công ty. Công ty lúc này có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết khiếu nại trong thời hạn:
- Tối đa 30 ngày (đối với các vụ việc phức tạp thì tối đa là 45 ngày), kể từ ngày thụ lý;
- Tối đa 45 ngày (đối với các vụ việc phức tạp thì đối đa là 60 ngày), kể từ ngày thụ lý nếu thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn.
➧ Cách 2: Tố cáo công ty tại Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Trường hợp khiếu nại lần đầu tại công ty không đạt được kết quả như mong đợi hoặc không được giải quyết trong thời hạn quy định, NLĐ có thể tiến hành khiếu nại lần 2 tại Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần 2 (tính từ ngày thụ lý) được quy định như sau:
- Không vượt quá 45 ngày (đối với các vụ việc phức tạp thì không vượt quá 60 ngày);
- Không vượt quá 60 ngày (đối với các vụ việc phức tạp thì không vượt quá 90 ngày) nếu thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn.
➧ Cách 3: Khởi kiện công ty tại Tòa án
Cuối cùng, nếu NLĐ vẫn chưa cảm thấy hài lòng về quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 hoặc khiếu nại lần 2 không được giải quyết trong thời hạn quy định thì hoàn toàn có quyền khởi kiện công ty tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính.
Các câu hỏi thường gặp về chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người nghỉ ngang
1. Không làm thủ tục chốt sổ BHXH khi nghỉ việc cho NLĐ nghỉ ngang có sao không?
Trường hợp công ty không làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm cho NLĐ sau khi nghỉ việc (dù là nghỉ ngang) sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định sau:
- Từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng: Không chốt sổ BHXH cho từ 1 - 10 người lao động;
- Từ 2.000.000 - 5.000.000 đồng: Không chốt sổ BHXH cho từ 11 - 50 người lao động;
- Từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng: Không chốt sổ BHXH cho từ 51 - 100 người lao động;
- Từ 10.000.000 - 15.000.000 đồng: Không chốt sổ BHXH cho từ 101 - 300 người lao động;
- Từ 15.000.000 - 20.000.000 đồng: Không chốt sổ BHXH cho từ 301 người lao động trở lên.
2. Tự ý nghỉ việc có được chốt sổ bảo hiểm xã hội không?
Có. Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi người lao động nghỉ việc, dù là nghỉ ngang thì người sử dụng lao động vẫn phải có trách nhiệm thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH và trả lại tờ rời bảo hiểm xã hội cho NLĐ.
3. Người lao động có tự chốt sổ bảo hiểm được không?
Không. Căn cứ theo Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội, khi hợp đồng lao động chấm dứt, trách nhiệm hoàn thành xác nhận thời gian đóng BHXH và trả lại sổ cho NLĐ do NSDLĐ đảm nhận. Vì vậy, NLĐ không thể tự thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội được.
4. Làm sao kiểm tra, tra cứu công ty đã chốt sổ bảo hiểm xã hội chưa?
Để kiểm tra công ty đã chốt sổ BHXH hay chưa, bạn có thể thực hiện tra cứu theo 3 cách như sau:
- Cách 1: Tra cứu thông tin qua ứng dụng VssID;
- Cách 2: Tra cứu thông tin tại Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam;
- Cách 3: Căn cứ vào thông tin trên tờ rời mà cơ quan BHXH cung cấp.
>> Tham khảo chi tiết: Tra cứu chốt sổ bảo hiểm xã hội.
5. Công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội sau khi khỉ việc phải làm sao?
Trường hợp công ty cố tình không chốt sổ BHXH theo quy định sau khi nghỉ việc (dù là nghỉ ngang), người lao động có thể xử lý vấn đề như sau:
- Cách 1: Thực hiện thủ tục khiếu nại công ty không chốt sổ BHXH cho NLĐ khi nghỉ việc;
- Cách 2: Tố cáo công ty tại Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Cách 3: Khởi kiện công ty tại Tòa án.
>> Tham khảo chi tiết: Nghỉ ngang công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội phải làm sao?
Gọi cho chúng tôi theo số 0901 042 555 (Miền Bắc) - 0939 356 866 (Miền Trung) - 0902 602 345 (Miền Nam) để được hỗ trợ.