
Luật Hiến pháp là gì? Hiện nay có mấy bản Hiến pháp? Tổng hợp những nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam. Quy định, quy trình sửa đổi Hiến pháp 2013.
Khái niệm Hiến pháp Việt Nam
Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là văn bản luật có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Theo đó:
- Tất cả các văn bản pháp luật khác phải tuân thủ quy định của Hiến pháp;
- Tất cả các hành vi vi phạm quy định của Hiến pháp đều bị xử lý nghiêm;
- Các cơ quan của nhà nước và toàn dân có nghĩa vụ bảo vệ Hiến pháp.
>> Có thể bạn quan tâm: Quan hệ pháp luật là gì?
2. Ý nghĩa, vai trò của Hiến pháp
➤ Đối với nhà nước, quốc gia:
- Hiến pháp là nền tảng pháp lý cao nhất, là cơ sở để tổ chức bộ máy nhà nước;
- Bảo đảm sự ổn định, hiệu quả và minh bạch trong hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo vệ quyền lợi của nhân dân;
- Bảo đảm sự ổn định chính trị, giữ vững chủ quyền và định hướng phát triển bền vững của đất nước.
➤ Đối với công dân Việt Nam:
- Hiến pháp xác lập và bảo vệ quyền con người, quyền công dân;
- Căn cứ pháp lý để người dân thực hiện quyền dân chủ, tham gia quản lý xã hội và bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình;
- Hiến pháp thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước với công dân trên tinh thần pháp quyền và công bằng.
Tính từ năm 1945 đến tháng 05/2025, nước Việt Nam có tổng cộng 5 bản Hiến pháp gồm:
- Hiến pháp 1946: Bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam hết hiệu lực ngày 01/01/1960;
- Hiến pháp 1959: Hiệu lực từ ngày 01/01/1960 - 19/12/1980;
- Hiến pháp 1980: Hiệu lực từ ngày 19/12/1980 - 18/04/1992;
- Hiến pháp 1992: Hiệu lực từ ngày 18/04/1992 - 01/01/2014;
- Hiến pháp 2013: Hiệu lực từ ngày 01/01/2014.

Lưu ý:
Theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thống nhất chủ trương sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 (tức ban hành Hiến pháp 2025) dự kiến hoàn thành trước 30/06/2025 và bắt đầu áp dụng từ ngày 01/07/2025.
Hiến pháp năm 2013 gồm 11 chương, 120 điều, trong đó thể hiện các nội dung cơ bản sau đây:
- Từ Điều 1 - Điều 13: Chế độ chính trị;
- Từ Điều 14 - Điều 49: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;
- Từ Điều 50 - Điều 63: Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường;
- Từ Điều 64 - Điều 68: Bảo vệ tổ quốc;
- Từ Điều 69 - Điều 85: Quốc hội;
- Từ Điều 86 - Điều 93: Chủ tịch nước;
- Từ Điều 94 - Điều 101: Chính phủ;
- Từ Điều 102 - Điều 109: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân;
- Từ Điều 110 - Điều 116: Chính quyền địa phương;
- Từ Điều 117 - Điều 118: Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước;
- Từ Điều 119 - Điều 120: Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp.
Quy định Hiến pháp mới nhất của Việt Nam dự kiến ban hành từ 01/07/2025
Căn cứ Nghị quyết 60-NQ/TW, quy định về nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 và tiến độ hoàn thành Hiến pháp 2025 như sau:
➤ Phạm vi sửa đổi Hiến pháp 2013 dự kiến chỉ khoảng 8/120 điều, trong đó tập trung vào 2 nhóm nội dung chính sau:
- Nhóm 1: Các điều liên quan đến Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (tại Điều 9, Điều 10), nhằm tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Mặt trận, hướng mạnh về cơ sở, gần dân hơn;
- Nhóm 2: Các quy định tại Chương 9 về tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp.
➤ Tiến độ hoàn thành và áp dụng Hiến pháp năm 2025 dự kiến như sau:
- Trước ngày 30/06/2025: Hoàn thành sửa đổi Hiến pháp và luật liên quan;
- Từ ngày 01/07/2025: Thi hành Hiến pháp 2025;
- Trước ngày 15/08/2025: Kiện toàn tổ chức, đơn vị hành chính cấp xã;
- Trước ngày 15/09/2025: Kiện toàn bộ máy chính quyền cấp tỉnh.
Quy định về quy trình sửa đổi Hiến pháp năm 2013
Căn cứ Điều 120 Hiến pháp 2013, quy trình sửa đổi được thực hiện như sau:
- Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc tối thiểu 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm hoặc sửa đổi Hiến pháp. Nếu có tối thiểu 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì việc làm hoặc sửa đổi Hiến pháp sẽ được triển khai;
- Ủy ban dự thảo Hiến pháp được thành lập theo quyết định của Quốc hội. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban do Quốc hội quyết định dựa trên đề nghị từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ủy ban dự thảo Hiến pháp có trách nhiệm soạn thảo văn bản, tổ chức lấy ý kiến nhân dân và trình lên Quốc hội xem xét;
- Nếu có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Hiến pháp được thông qua và Quốc hội quyết định việc tổ chức trưng cầu ý dân về Hiến pháp;
- Quốc hội quyết định thời hạn công bố, thời điểm bắt đầu hiệu lực của Hiến pháp.
Các câu hỏi thường gặp về Hiến pháp nước Việt Nam
1. Hiến pháp là gì?
Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là văn bản luật có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Theo đó:
- Tất cả các văn bản pháp luật khác phải tuân thủ quy định của Hiến pháp;
- Tất cả các hành vi vi phạm quy định của Hiến pháp đều bị xử lý nghiêm;
- Các cơ quan của nhà nước và toàn dân có nghĩa vụ bảo vệ Hiến pháp.
>> Xem chi tiết: Hiến pháp là gì?
2. Tính đến tháng 05/2025, có mấy bản Hiến pháp?
Từ năm 1945 - tháng 05/2025 có tổng cộng 5 bản Hiến pháp:
- Hiến pháp năm 1946;
- Hiến pháp năm 1959;
- Hiến pháp năm 1980;
- Hiến pháp năm 1992;
- Hiến pháp năm 2013.
>> Xem chi tiết: Tổng hợp 5 bản Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.
3. Hiến pháp 2013 có bao nhiêu chương?
Hiến pháp năm 2013 có tổng cộng 11 chương.
>> Xem chi tiết: Những nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013.
4. Hiến pháp 2013 có bao nhiêu điều?
Hiến pháp năm 2013 có tổng cộng 120 điều.
>> Xem chi tiết: Những nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013.
5. Hiến pháp 2013 có hiệu lực khi nào?
Hiến pháp 2013 có hiệu lực từ ngày 01/01/2014.
>> Xem chi tiết: Những nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013.
6. Nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013 là gì?
Hiến pháp năm 2013 gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Chế độ chính trị;
- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;
- Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường;
- Bảo vệ tổ quốc;
- Quốc hội;
- Chủ tịch nước;
- Chính phủ;
- Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân;
- Chính quyền địa phương;
- Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước;
- Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp.
>> Xem chi tiết: Những nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT