So sánh, phân biệt biểu phí công chứng - thù lao công chứng

Xem ngay: Lệ phí công chứng, thù lao công chứng là gì? Phân biệt chi phí công chứng và thù lao công chứng. Mức phạt khi vi phạm quy định về phí và thù lao công chứng.

Tìm hiểu phí công chứng và thù lao công chứng

1. Phí công chứng là gì?

Phí công chứng (lệ phí công chứng, biểu phí công chứng) là khoản chi phí mà người yêu cầu công chứng phải trả cho phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng khi thực hiện các dịch vụ công chứng. Phí công chứng bao gồm:

  • Lệ phí công chứng hợp đồng, giao dịch, 
  • Lệ phí dịch thuật công chứng (dịch thuật, công chứng bản dịch);
  • Lệ phí lưu trữ di chúc;
  • Lệ phí cấp bản sao các văn bản công chứng.

Tìm hiểu thêm: 

>> Phân biệt phòng công chứng và văn phòng công chứng;

>> Phân biệt công chứng và chứng thực.

2. Thù lao công chứng là gì?

Thù lao công chứng là khoản phí mà người yêu cầu công chứng phải trả cho phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng khi thực hiện các công việc khác ngoài dịch vụ công chứng như soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp văn bản, dịch tài liệu…

Từ ngày 01/07/2024, thuật ngữ “thù lao công chứng” sẽ được đổi tên thành “giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến công chứng”. 

Phân biệt lệ phí công chứng và thù lao công chứng

1. Giống nhau giữa chi phí công chứng và thù lao công chứng

Nhìn chung, phí công chúng và thù lao công chứng có 3 điểm tương đồng chính như sau:

  • Đều là những khoản tiền mà người yêu cầu công chứng phải trả cho cơ quan, tổ chức hành nghề công chứng để thực hiện các công việc liên quan đến công chứng;
  • Mức thu phải tuân theo quy định của pháp luật;
  • Phí của từng dịch vụ phải được niêm yết công khai tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.
2. Khác nhau giữa biểu phí công chứng và thù lao công chứng

Mặc dù phí công chứng và thù lao công chứng đều là những khoản phí phải trả liên quan đến hoạt động công chứng, tuy nhiên 2 loại chi phí này có phạm vi, bản chất, phân loại và mức phí khác nhau. Việc phân biệt rõ 2 loại phí này giúp người yêu cầu công chứng hiểu rõ hơn về chi phí mà họ phải trả và quyết định sử dụng dịch vụ của tổ chức hành nghề công chứng một cách hiệu quả hơn. 

4 điểm khác biệt giữa biểu phí công chứng và thù lao công chứng cụ thể như sau:

2.1. Phạm vi áp dụng 

Phí công chứng Thù lao công chứng
Áp dụng cho các dịch vụ cơ bản của công chứng như công chứng văn bản, lưu trữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng… Áp dụng cho các dịch vụ bổ sung ngoài công chứng như soạn thảo hợp đồng, dịch thuật văn bản, đánh máy…

2.2. Bản chất 

Phí công chứng Thù lao công chứng
Là phí phải nộp cho cơ quan công chứng để thực hiện các hoạt động công chứng theo quy định của pháp luật. Là phí phát sinh bù đắp cho công sức và thời gian mà công chứng viên bỏ ra để thực hiện công việc khác ngoài công chứng.

2.3. Phân loại

Phí công chứng Thù lao công chứng

Có 2 loại:

  • Phí công chứng được tính trên giá trị tài sản;
  • Phí công chứng không tính trên giá trị tài sản.
  • Không có phân loại cụ thể;
  • Mức thù lao không phụ thuộc vào giá trị tài sản.

2.4. Mức phí

Phí công chứng Thù lao công chứng
  • Phí công chứng của các tổ chức hành nghề công chứng thống nhất với nhau;
  • Áp dụng chung cho toàn quốc.
  • Thù lao công chứng của các tổ chức hành nghề công chứng có thể khác nhau;
  • Mức trần thù lao công chứng ở mỗi tỉnh là khác nhau.

Bạn có thể tham khảo chi tiết mức phí công chứng và mức trần thù lao công chứng tại 2 bài viết sau:

>> Lệ phí công chứng giấy tờ mới nhất năm 2024;

>> Mức trần thù lao công chứng Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Mức xử phạt khi vi phạm quy định về phí công chứng và thù lao công chứng

Không chỉ tổ chức hành nghề công chứng mà người yêu cầu công chứng cũng cần phân biệt rõ và tuân thủ các quy định về phí công chứng và thù lao công chứng để bảo vệ quyền lợi của mình khi làm thủ tục công chứng

Ngoài ra, việc nắm rõ mức phí công chứng và thù lao công chứng còn giúp bạn tránh bị mất các khoản phí không hợp lý từ các cơ quan công chứng không uy tín và minh bạch.

Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng thực hiện thu phí công chứng và thù lao công chứng trái với quy định của pháp luật có thể bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 - 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
    • Không niêm yết công khai hoặc niêm yết không đầy đủ thông tin về lệ phí công chứng, thù lao công chứng;
    • Thu thù lao công chứng cao hơn mức đã niêm yết hoặc cao hơn mức trần do UBND tỉnh quy định.
  • Phạt tiền từ 7.000.000 - 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
    • Thu phí công chứng trái quy định của pháp luật;
    • Nhận hoặc yêu cầu tiền hay lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài khoản phí công chứng đã quy định;

Ngoài mức phạt từ 7.000.000 - 10.000.000 đồng, cơ quan công chứng phải nộp lại số lợi không hợp pháp đã thu. 

Các câu hỏi thường gặp về phí công chứng và thù lao công chứng

1. Phí công chứng và thù lao công chứng có phải là một không?

Không. Phí công chứng và thù lao công chứng là 2 loại phí khác nhau.

  • Phí công chứng là khoản chi phí mà người yêu cầu công chứng phải trả cho phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng khi thực hiện các dịch vụ công chứng như công chứng hợp đồng, giao dịch, cấp bản sao văn bản công chứng…;
  • Thù lao công chứng là khoản phí mà người yêu cầu công chứng phải trả cho phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng khi thực hiện các công việc khác ngoài dịch vụ công chứng như soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp văn bản, dịch tài liệu…

>> Xem chi tiết: Tìm hiểu phí công chứng và thù lao công chứng.

2. Phí công chứng và thù lao công chứng giống nhau như thế nào?

Phí công chúng và thù lao công chứng có các điểm tương đồng chính như sau:

  • Đều là những khoản tiền mà người yêu cầu công chứng phải trả cho cơ quan, tổ chức hành nghề công chứng để thực hiện các công việc liên quan đến công chứng;
  • Mức thu phải tuân theo quy định của pháp luật;
  • Phí của từng dịch vụ phải được niêm yết công khai tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.

>> Xem chi tiết: Giống nhau giữa chi phí công chứng và thù lao công chứng.

3. Phí công chứng và thù lao công chứng ở các văn phòng công chứng có giống nhau không?

Phí công chứng tại các văn phòng công chứng sẽ giống nhau. Còn thù lao công chứng có thể khác nhau tùy vào quy định của tổ chức và UBND tỉnh/thành phố đó.

>> Xem chi tiết: Khác nhau giữa biểu phí công chứng và thù lao công chứng.

4. Không niêm yết phí công chứng và thù lao công chứng bị phạt bao nhiêu?

Không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ thông tin về phí công chứng, thù lao công chứng có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

>> Xem chi tiết: Mức xử phạt khi vi phạm quy định về phí công chứng và thù lao công chứng.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH