Thẩm mỹ viện là gì? Phân biệt thẩm mỹ viện và phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ. Điều kiện mở thẩm mỹ viện & phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ.
Tìm hiểu thẩm mỹ viện và phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ
1. Thẩm mỹ viện là gì?
- Thẩm mỹ viện (viện thẩm mỹ) là loại hình kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ làm đẹp dành cho cả nam và nữ;
- Thẩm mỹ viện thường tập trung vào các dịch vụ làm đẹp không xâm lấn hay can thiệp làm thay đổi hình dạng cơ thể con người;
- Các dịch vụ, hình thức hoạt động chủ yếu của thẩm mỹ viện là spa, tiệm nail, salon tóc, phun xăm thẩm mỹ trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm (xăm chân mày, phun môi...) và các dịch vụ chăm sóc da, wax lông.
>> Tìm hiểu thêm: Loại hình đăng ký kinh doanh viện thẩm mỹ.
2. Phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ là gì?
- Phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ thuộc lĩnh vực khám, chữa bệnh - ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
- Là cơ sở khám chữa bệnh cung cấp các dịch vụ thẩm mỹ nhằm mục đích thay đổi màu da, hình dạng, cân nặng hoặc khắc phục các khuyết điểm trên cơ thể con người;
- Các dịch vụ thẩm mỹ của phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ bao gồm: thủ thuật, phẫu thuật, các hình thức tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt… cùng các biện pháp có tính chất xâm lấn khác;
- Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ cũng thực hiện các dịch vụ như xăm, phun (tương tự thẩm mỹ viện) nhưng thường kết hợp với việc sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm.
>> Tìm hiểu thêm: Mở phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ.
1. Điểm giống nhau giữa thẩm mỹ viện và phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ
Thẩm mỹ viện và phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ giống nhau ở các đặc điểm sau:
- Mục đích hoạt động: Đều cung cấp các dịch vụ liên quan đến nhu cầu làm đẹp, cải thiện ngoại hình;
- Điều kiện giấy tờ pháp lý: Đều yêu cầu phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (mô hình doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh).
2. Điểm khác nhau giữa thẩm mỹ viện và phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ
1.1. Phạm vi dịch vụ
Thẩm mỹ viện |
Phòng khám chuyên khoa PTTM |
Cung cấp các dịch vụ làm đẹp:
- Không xâm lấn
- Không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm
- Không can thiệp phẫu thuật làm thay đổi hình dạng cơ thể
|
Cung cấp các dịch vụ làm đẹp và khám, chữa bệnh có liên quan yếu tố thẩm mỹ:
- Có sử dụng phương pháp xâm lấn
- Có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm
- Có can thiệp phẫu thuật
|
Ví dụ:
- Mô hình thẩm mỹ viện thường gặp: spa, tiệm phun xăm, salon chăm sóc tóc và móng…;
- Dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm và phương pháp xâm lấn tại phòng khám chuyên khoa PTTM: nâng ngực, nâng mũi, cắt mí, hút mỡ…
1.2. Cơ sở hạ tầng
Thẩm mỹ viện |
Phòng khám chuyên khoa PTTM |
- Không có phòng mổ
- Có không gian thẩm mỹ nhỏ hơn
- Có các thiết bị chuyên dụng cho dịch vụ làm đẹp không cần phẫu thuật
|
- Có phòng mổ
- Có không gian lớn hơn
- Có trang thiết bị y tế chuyên dụng để thực hiện phẫu thuật
|
1.3. Đội ngũ y tế
Thẩm mỹ viện |
Phòng khám chuyên khoa PTTM |
- Người chịu trách nhiệm chính là các chuyên gia làm đẹp như: thợ làm móng, tóc, thợ nối mi…
- Có thể có y tá nhưng không có bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ
|
- Người chịu trách nhiệm chính là bác sĩ phẫu thuật tạo hình, chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ
- Có y tá, điều dưỡng, đội ngũ y tế có chứng chỉ hành nghề y khoa
|
1.4. Thủ tục pháp lý
Như Anpha có chia sẻ ở trên, cả thẩm mỹ viện và phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ đều bắt buộc phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (mô hình doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh).
Tuy nhiên, vì phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cho nên yêu cầu giấy tờ pháp lý giữa 2 loại hình này có các điểm khác biệt nhất định như sau:
Thẩm mỹ viện |
Phòng khám chuyên khoa PTTM |
Chỉ thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh |
Cần thực hiện 2 thủ tục:
- Xin giấy chứng nhận ĐKKD
- Xin giấy phép kinh doanh phòng khám chuyên khoa (giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động khám chữa bệnh)
|
Xem chi tiết:
>> Thủ tục đăng ký kinh doanh thẩm mỹ viện;
>> Thủ tục đăng ký kinh doanh phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ.
1.5. Quy định về y tế
Cả 2 loại cơ sở phải tuân thủ các quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp. Nhưng phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ phải tuân thủ nghiêm ngặt hơn các quy định về khám chữa bệnh. Vì phòng khám thẩm mỹ thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh, tác động trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người.
Xem chi tiết sự khác biệt giữa các quy định về y tế, điều kiện mở thẩm mỹ viện và phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ ở mục bên dưới.
1.1. Cơ sở vật chất
- Có địa điểm cố định;
- Trang bị tủ thuốc và các dụng cụ y tế;
- Có khu vực tiệt trùng, các dụng cụ để thực hiện dịch vụ thẩm mỹ cho khách hàng;
- Đảm bảo an toàn vệ sinh đối với các phòng massage, phòng tắm, phòng thực hiện dịch vụ thẩm mỹ… tại thẩm mỹ viện.
1.2. Trang thiết bị y tế, máy móc
- Trang bị và lắp đặt đầy đủ các loại máy móc phục vụ hoạt động thẩm mỹ;
- Thiết bị và dụng cụ y tế phải đạt chuẩn y tế, được phép lưu hành trong lĩnh vực chuyên môn thẩm mỹ…
1.3. Nhân sự
- Chuyên viên đảm nhận tư vấn và thực hiện dịch vụ thẩm mỹ trực tiếp cho khách hàng cần phải có chứng chỉ hành nghề;
- Nghiệp vụ, hoạt động của các chuyên viên phải tuân theo các chính sách và hướng dẫn chuyên môn được ghi trên bằng cấp hành nghề.
>> Xem chi tiết: Điều kiện mở phòng khám thẩm mỹ (thẩm mỹ viện).
Theo quy định, phòng khám chuyên khoa là hình thức tổ chức của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Do đó, ngoài đáp ứng các điều kiện cơ bản của một cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ như thẩm mỹ viện, phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ cũng cần phải tuân theo các điều kiện về khám, chữa bệnh như sau:
1.1. Cơ sở vật chất
- Có địa điểm cố định;
- Đảm bảo an toàn về bức xạ, phòng cháy chữa cháy;
- Có khu vực tiệt trùng để xử lý các dụng cụ y tế tái sử dụng nhiều lần (trừ trường hợp không có dụng cụ cần tiệt trùng lại hoặc đã có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ).
1.2. Trang thiết bị y tế
- Có đầy đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;
- Đối với cơ sở khám và điều trị bệnh nghề nghiệp, cần có bộ phận xét nghiệm sinh hóa;
- Phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện viễn thông, công nghệ thông tin cần có đầy đủ các trang thiết bị công nghệ cần thiết.
1.3. Nhân lực
- Có sở có ít nhất 1 người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật tại cơ sở;
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật hay trưởng khoa bắt buộc phải là bác sĩ hành nghề toàn thời gian tại đơn vị. Phạm vi chuyên môn phải phù hợp với cơ sở, chuyên khoa tương ứng. Bác sĩ phải có thời gian hành nghề ít nhất 36 tháng sau khi có chứng chỉ hành nghề hoặc thời gian trực tiếp khám, chữa bệnh ít nhất 54 tháng;
- Cử nhân x-quang phải có trình độ đại học được phép đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán;
- Kỹ thuật viên xét nghiệm phải có trình độ đại học, được cấp quyền để đọc và ký kết kết quả xét nghiệm;
- Các nhân sự làm việc tại cơ sở nếu tham gia vào quá trình khám chữa bệnh cần phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được phép thực hiện các công việc trong phạm vi được phân công;
- Trường hợp nhân sự không có chứng chỉ hành nghề khi tham gia vào quá trình khám chữa bệnh thì chỉ được phép thực hiện các hoạt động theo sự phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật.
Lưu ý:
Cơ sở khám sức khỏe phải có bộ phận khám lâm sàng, cận lâm sàng, nhân sự và các thiết bị y tế cần thiết để khám. Đồng thời, cơ sở cũng cần có mẫu phiếu khám sức khỏe và các văn bản hướng dẫn khám sức khỏe theo quy định của pháp luật.
-----
Nếu bạn đang có nhu cầu mở thẩm mỹ viện hay phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, nhưng chưa nắm rõ các thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh hay các điều kiện về thành lập công ty hoạt động dịch vụ thẩm mỹ, có thể cân nhắc sử dụng các gói dịch vụ mở thẩm mỹ viện, phòng khám chuyên khoa tại Anpha.
Tìm hiểu chi tiết dịch vụ:
>> Dịch vụ đăng ký giấy phép hành nghề thẩm mỹ;
>> Dịch vụ mở phòng khám tư nhân đa khoa và chuyên khoa;
>> Dịch vụ thành lập công ty hoạt động dịch vụ thẩm mỹ.
GỌI NGAY
Các câu hỏi thường gặp khi mở thẩm mỹ viện và phòng khám thẩm mỹ
1. Thẩm mỹ viện và phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ có gì giống nhau?
Thẩm mỹ viện và phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ giống nhau ở 2 đặc điểm:
- Mục đích hoạt động: Đều cung cấp các dịch vụ liên quan đến nhu cầu làm đẹp, cải thiện ngoại hình;
- Điều kiện pháp lý: Đều yêu cầu có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Thẩm mỹ viện và phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ khác nhau ở điểm nào?
Thẩm mỹ viện và phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ khác nhau về phạm vi dịch vụ, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đội ngũ y tế, thủ tục pháp lý và điều kiện hoạt động.
>> Xem chi tiết: Khác biệt giữa thẩm mỹ viện và phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ.
3. Để được cấp phép hoạt động thẩm mỹ viện cần thỏa mãn những điều kiện gì?
Để được cấp phép hoạt động, thẩm mỹ viện cần đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự như sau:
- Địa điểm hoạt động cố định;
- Có tủ thuốc và dụng cụ y tế cần thiết;
- Có khu vực tiệt trùng dụng cụ thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ cho khách hàng;
- Đảm bảo an toàn vệ sinh, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy…
Trường hợp muốn thành lập phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, thì ngoài việc đáp ứng đầy đủ các yếu tố trên, phòng khám cần tuân theo các điều kiện về cấp phép hoạt động cơ sở khám, chữa bệnh.
Xem chi tiết:
>> Điều kiện mở thẩm mỹ viện;
>> Điều kiện mở phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ.
4. Phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ không có GPKD bị phạt bao nhiêu?
Đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ không có giấy phép kinh doanh hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động, không có địa điểm hoạt động cụ thể thì sẽ bị phạt hành chính từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Ngoài mức phạt hành chính, phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ còn bị phạt đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng (căn cứ Điều 39 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT