Để kinh doanh mở phòng khám tư nhân cần đáp ứng những điều kiện gì? Trình tự, thủ tục đăng ký, xin cấp phép? Cùng Anpha tìm hiểu qua bài viết sau.
Hình thức tổ chức, điều kiện kinh doanh phòng khám tư nhân
- Hình thức tổ chức
Các hình thức tổ chức được pháp luật quy định như:
- Bệnh viện;
- Nhà hộ sinh;
- Phòng khám đa khoa;
- Phòng khám chuyên khoa (phòng chẩn trị y học cổ truyền; phòng xét nghiệm; phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng x-quang...);
- Cơ sở dịch vụ y tế (cơ sở dịch vụ tiêm, thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp...).
Do đó, có thể hiểu phòng khám tư nhân chính là một hình thức tổ chức của cơ sở khám, chữa bệnh.
- Điều kiện kinh doanh
Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Do đó, muốn mở phòng khám tư nhân phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tùy thuộc vào quy mô, cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức, nhân sự…
>>> Xem thêm: Điều kiện hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh (đa khoa, chuyên khoa).
Ví dụ:
Khi kinh doanh phòng khám đa khoa, ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện chung để kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh thì còn phải đáp ứng điều kiện:
- Phải có 2/4 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi…;
- Nhân sự (số lượng bác sĩ khám, chữa bệnh toàn thời gian phải đạt tối thiểu 50% trên tổng số bác sĩ);
- Một số điều kiện khác về cơ sở vật chất, thiết bị y tế.
Lưu ý:
Tùy vào từng hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà các điều kiện cần đáp ứng sẽ khác nhau. Bạn có thể liên hệ Anpha để được hỗ trợ chi tiết trong từng trường hợp.
GỌI NGAY
Hồ sơ, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh phòng khám bệnh
Muốn mở phòng khám tư nhân thì cần trải qua 2 bước xin giấy phép gồm:
- Bước 1: Xin giấy phép kinh doanh;
- Bước 2: Xin giấy phép hoạt động ngành, nghề khám, chữa bệnh (giấy phép con cho ngành nghề có điều kiện).
Cùng xem hồ sơ, thủ tục chi tiết sau đây.
- Xin giấy phép kinh doanh
Để kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, bạn có thể cân nhắc lựa chọn thành lập 1 trong 2 hình thức sau:
Hình thức 1: Thành lập hộ kinh doanh
Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy tờ ủy quyền cho người trực tiếp thực hiện thủ tục (nếu có);
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng tên hộ kinh doanh;
- Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh/thành viên hộ gia đình.
>> TẢI MẪU MIỄN PHÍ: Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND cấp quận/huyện nơi đặt địa chỉ trụ sở hộ kinh doanh.
Thời hạn giải quyết: Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
>> Tham khảo: Dịch vụ đăng ký giấy phép hộ kinh doanh cá thể.
Hình thức 2: Thành lập doanh nghiệp Việt Nam
Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Điều lệ công ty;
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy tờ ủy quyền cho người làm thủ tục (nếu có);
- Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên/công ty hợp danh;
- Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu của chủ sở hữu, thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật.
>> TẢI MẪU MIỄN PHÍ: Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Bước 3: Nộp hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.
Thời hạn giải quyết: Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
>> Tham khảo: Dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp.
Lưu ý:
- Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp không cần phải nộp kèm chứng chỉ hành nghề như đăng ký hộ kinh doanh.
- Ngoài ra, bạn cần lưu ý đăng ký mã ngành phù hợp với hoạt động. Tham khảo một số mã ngành, nghề sau đây:
Mã ngành |
Tên ngành nghề |
8610 |
Hoạt động của các bệnh viện, trạm y tế; |
8691 |
Hoạt động y tế dự phòng (ví dụ: phòng khám dự phòng); |
8692 |
Hoạt động của hệ thống cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng; |
8620 |
Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa. |
Hình thức 3: Thành lập doanh nghiệp và xin giấy phép đầu tư (đối với nhà đầu tư nước ngoài)
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Bản sao y chứng thực hợp đồng thuê nhà;
- Bản sao y chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Văn bản xác nhận chứng minh số vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
Đối với nhà đầu tư là cá nhân:
- Văn bản cam kết đảm bảo năng lực tài chính (đối với nhà đầu tư là cá nhân);
- CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ sở hữu/các thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập và người đại diện theo pháp luật (đối với nhà đầu tư là cá nhân);
Đối với nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài:
- Bản sao y chứng thực/hợp thức hóa lãnh sự giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản đề xuất dự án đầu tư có các nội dung như: nhà đầu tư dự án, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư, thời hạn, địa điểm…;
- Bản sao 1 trong các tài liệu: báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ/tổ chức tài chính bảo lãnh năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Sở KH&ĐT nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính.
Thời hạn giải quyết: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.
Bước 3: Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tiếp tục thực hiện thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tương tự như hình thức 2 - thành lập doanh nghiệp Việt Nam.
>> Tham khảo: Dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
- Xin giấy phép con
Sau khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp/hộ kinh doanh cần thực hiện thủ tục đề nghị cấp phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Hồ sơ đề nghị cấp phép cơ bản gồm có:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự;
- Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, người phụ trách bộ phận chuyên môn;
- Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư (đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài).
Lưu ý:
Phụ thuộc vào từng hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà có những hồ sơ bổ sung riêng biệt. Bạn có thể liên hệ Anpha để được hỗ trợ chi tiết.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:
- Sở Y Tế: Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn, trừ trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc quản lý của Bộ Y tế.
Cách thức nộp hồ sơ:
- Nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền nêu trên;
- Nộp hồ sơ trực tuyến: Kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, xác nhận nộp hồ sơ đăng ký trực tuyến bằng chữ ký số và thanh toán lệ phí theo quy trình trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế tỉnh/thành nơi đơn vị đặt trụ sở, để đề nghị cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Lưu ý:
Hiện nay, việc tiếp nhận hồ sơ trực tuyến tại một số tỉnh chưa được triển khai. Bạn có thể tham khảo cách thức nộp hồ sơ chi tiết tại trang dịch vụ công tỉnh/thành phố nơi mình dự định đăng ký.
Trên đây là trình tự, thủ tục xin cấp phép hoạt động phòng khám tư nhân. Thủ tục này nhìn chung cũng khá phức tạp và nhiều công đoạn. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm hoặc muốn tiết kiệm thời gian thì Anpha có hỗ trợ dịch vụ xin giấy phép kinh doanh phòng khám.
>> Tham khảo: Dịch vụ xin giấy phép phòng khám tư nhân.
Các câu hỏi thường gặp
- Để được mở kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh, cần phải đáp ứng một số điều kiện về quy mô, cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức, nhân sự...
Xem chi tiết: Điều kiện kinh doanh phòng khám tư nhân.
- Thực hiện xin cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp/hộ kinh doanh
- Thực hiện xin cấp giấy phép con (cấp phép kinh doanh dịch vụ khám bệnh chữa bệnh).
Lưu ý: Trong trường hợp đăng ký hộ kinh doanh thì cần có chứng chỉ hành nghề nộp kèm khi đăng ký thành lập.
Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh phòng khám bệnh.
- Bộ Y Tế: Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y Tế, bệnh viện tư nhân, bệnh viện thuộc các bộ khác;
- Sở Y Tế: Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn, trừ trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc quản lý của Bộ Y tế.
- Được - Bạn có thể kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, xác nhận nộp hồ sơ đăng ký trực tuyến bằng chữ ký số và thanh toán lệ phí theo quy trình trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế hoặc Trang thông tin điện tử của Sở Y tế để đề nghị cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
- Trường hợp không sử dụng chữ ký số để xác nhận hồ sơ, tổ chức, cá nhân đăng ký trực tuyến phải scan hồ sơ bản giấy gửi kèm lên hệ thống đăng ký về cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét, đối chiếu.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật và phải theo một trong các hình thức tổ chức sau đây: Bệnh viện; Phòng khám đa khoa; Phòng khám chuyên khoa; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình (hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình); Nhà hộ sinh; Cơ sở dịch vụ y tế; Trạm y tế cấp xã, trạm xá.
Bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền là đối tượng có thể xin cấp chứng chỉ hành nghề.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc), 0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.