Thẩm mỹ viện là gì? Cách mở, kinh doanh Dịch Vụ Thẩm Mỹ

Mở thẩm mỹ viện cần bằng cấp gì, cần bao nhiêu vốn, cần giấy tờ gì? Điều kiện mở thẩm mỹ viện gồm những gì? Quy trình mở phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ.

Nếu như trước kia, ngành chăm sóc sắc đẹp nói chung hay dịch vụ thẩm mỹ nói riêng được xem là lĩnh vực xa xỉ. Thì hiện nay, ngành công nghiệp làm đẹp được săn đón rôm rả và có phần áp đảo các lĩnh vực kinh doanh khác. 

Bằng chứng là theo thống kê, giai đoạn 2023 - 2027, tỷ lệ tăng trưởng hằng năm kép của ngành làm đẹp, thẩm mỹ dự kiến khoảng 3.32% (2.36 tỷ USD) - một con số khá lớn khi so sánh giữa các ngành với nhau. 

Vậy, để có thể kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ, một trong những điểm sáng của ngành công nghiệp làm đẹp nói chung, bạn cần hoàn thành những thủ tục pháp lý gì? Cùng tìm hiểu với Kế toán Anpha nhé.

Thẩm mỹ viện là gì? 

Thẩm mỹ viện (viện thẩm mỹ) là cơ sở kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp cho cả nam và nữ. Một số dịch vụ, hình thức hoạt động của thẩm mỹ viện mà bạn thường thấy là: spa, gội đầu dưỡng sinh, tiệm làm nail, salon tóc, viện phun xăm thẩm mỹ trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm (điêu khắc chân mày, phun môi, mí…), chăm sóc da mặt, wax lông… 

Nói cách khác, thẩm mỹ viện chỉ được phép cung cấp các dịch vụ làm đẹp không xâm lấn, không làm thay đổi hình dạng hoặc khiếm khuyết trên cơ thể. 

Trường hợp bạn dự định cung cấp các hạng mục làm đẹp có sử dụng thiết bị, thuốc gây tê dạng tiêm… can thiệp xâm lấn vào cơ thể người thì bạn phải mở phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ, chứ không mở thẩm mỹ viện.

Tìm hiểu thêm:

>> Mở phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ;

>> Thủ tục đăng ký kinh doanh spa dịch vụ sắc đẹp.

Loại hình đăng ký kinh doanh thẩm mỹ viện

Từ khái niệm trên bạn có thể thấy, thẩm mỹ viện nếu không thuộc lĩnh vực khám, chữa bệnh nên không cần xin giấy phép kinh doanh phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ. Bạn chỉ cần làm thủ tục đăng ký kinh doanh và đáp ứng các điều kiện liên quan chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề (nếu có). 

Theo đó, 1 trong 2 loại hình đăng ký kinh doanh mà thẩm mỹ viện có thể chọn lựa là: hộ kinh doanh và doanh nghiệp. Cùng Anpha tìm hiểu chi tiết cách làm thủ tục đăng ký kinh doanh của 2 mô hình này ở nội dung tiếp theo nhé.

Hướng dẫn thủ tục mở thẩm mỹ viện

Anpha chia sẻ quy trình 3 bước chuẩn bị hồ sơ, thủ tục mở thẩm mỹ viện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, mở thẩm mỹ viện;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền (tùy loại hình thành lập);
  • Bước 3: Chờ nhận kết quả.

Và sau đây cùng Anpha tìm hiểu chi tiết các bước xin giấy phép kinh doanh thẩm mỹ viện.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh thẩm mỹ viện

➨ Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh thẩm mỹ viện (đối với hộ kinh doanh)

Thông tin chi tiết hồ sơ bao gồm:

  1. Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ (có đăng ký mã ngành nghề kinh doanh thẩm mỹ viện);
  2. CMND/CCCD/hộ chiếu chủ hộ, các thành viên đăng ký mở thẩm mỹ viện (bảo sao hợp lệ);
  3. Bản sao hợp đồng thuê nhà (mượn nhà/sổ đỏ) hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đặt phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ;
  4. Văn bản ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);
  5. Biên bản thỏa thuận của các thành viên hộ gia đình đại diện cho 1 thành viên làm chủ cơ sở thẩm mỹ viện;
  6. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có).

>> TẢI MIỄN PHÍ: Mẫu hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh mở thẩm mỹ viện.

➨ Hồ sơ mở thẩm mỹ viện (đối với công ty)

Chi tiết hồ sơ bao gồm:

  1. Điều lệ công ty kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ;
  2. Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp (có đăng ký mã ngành nghề kinh doanh thẩm mỹ viện);
  3. Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần;
  4. CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật, các thành viên, người ủy quyền (bản sao còn hiệu lực);
  5. Giấy ủy quyền (nếu có).

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền

  • Đối với hộ kinh doanh: Nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp huyện nơi đặt địa chỉ thẩm mỹ viện;
  • Đối với doanh nghiệp: Nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT tỉnh, thành phố nơi đặt cơ sở thẩm mỹ.

Bạn có thể chọn hình thức nộp hồ sơ trực tiếp, nộp online hoặc nộp hồ sơ qua dịch vụ chuyển phát nhanh bưu điện VNPost.

Bước 3: Chờ nhận kết quả

Tối đa từ 3 - 5 ngày làm việc (tính từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ), cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thẩm mỹ viện.

Tìm hiểu thêm:

>> Hướng dẫn thủ tục đăng ký hộ kinh doanh thẩm mỹ;

>> Hướng dẫn thành lập công ty kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ.

------

➨ Lưu ý mã ngành đăng ký kinh doanh thẩm mỹ

Như Anpha đề cập ở hạng mục hồ sơ chuẩn bị, tại giấy đăng ký kinh doanh, chủ cơ sở thẩm mỹ phải đăng ký mã ngành liên quan dịch vụ thẩm mỹ, chẳng hạn:

  • Mã ngành 9610: Các dịch vụ thẩm mỹ nhằm chăm sóc sức khỏe. Nhóm này bao gồm các hoạt động như: massage, tắm hơi, thẩm mỹ trị liệu không can thiệp xâm lấn…;
  • Mã ngành 9631: Dịch vụ về thẩm mỹ tóc. Nhóm này bao gồm các hoạt động như: massage mặt, làm nail, phun thêu thẩm mỹ chân mày - mí mắt - môi, cắt tóc, gội đầu…

Trường hợp trong quá trình hoạt động, cơ sở có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm (thuộc phạm vi hoạt động của phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ) thì phải đăng ký thêm các mã ngành kinh doanh có điều kiện như:

  • Mã ngành 8610: Hoạt động của các bệnh viện, trạm y tế;
  • Mã ngành 8620: Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa;
  • Mã ngành 8699: Hoạt động y tế khác chưa được phân vào đâu;
  • Mã ngành 8691: Hoạt động y tế dự phòng…

Trong trường hợp này, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ sở phải tiếp tục hoàn thành thủ tục xin giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ thì mới có thể hoạt động hợp pháp. 

>> Công cụ miễn phí: Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh Việt Nam.

Thẩm mỹ viện không có giấy phép hoạt động bị xử phạt như thế nào?

Đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ viện không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ kinh doanh, không có địa điểm hoạt động cụ thể thì sẽ bị phạt hành chính từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài mức phạt hành chính thì thẩm mỹ viện còn bị phạt đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng (Điều 39 Nghị định 117/2020/NĐ-CP). 

Lưu ý:

Đây là mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm quy định, nếu đối với tổ chức thì sẽ bị phạt gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. 

Điều kiện xin giấy phép kinh doanh thẩm mỹ viện

Để hoạt động trong lĩnh vực thẩm mỹ thì chủ cơ sở cần phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, về trang thiết bị y tế, nhân sự như sau:

1. Về cơ sở vật chất

  • Có địa điểm cố định;
  • Có tủ thuốc và dụng cụ y tế;
  • Có khu vực tiệt trùng dụng cụ sử dụng để tiến hành các dịch vụ thẩm mỹ cho khách hàng;
  • Đảm bảo điều kiện vệ sinh đối với các phòng massage, phòng tắm, phòng thực hiện dịch vụ thẩm mỹ… tại thẩm mỹ viện…

2. Về trang thiết bị y tế, máy móc

  • Chuẩn bị và lắp đặt đầy đủ máy móc (máy chăm sóc da, máy chuyên sâu đa năng…);
  • Thiết bị và dụng cụ y tế phải đạt chuẩn y tế, được cho phép lưu hành trong lĩnh vực chuyên môn thẩm mỹ…

3. Điều kiện về nhân sự

Chuyên viên trực tiếp tư vấn và tiến hành dịch vụ thẩm mỹ cho khách hàng phải có chứng chỉ hành nghề được cấp bởi cơ sở đào tạo nghề. Nhiệm vụ, nội dung công việc của chuyên viên phải phù hợp với chuyên môn và nội dung ghi trên chứng chỉ hành nghề. 

4. Mở thẩm mỹ viện cần bao nhiêu vốn?

Luật không quy định vốn tối thiểu và tối đa khi kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ. Tùy theo điều kiện tài chính cũng như quy mô của thẩm mỹ viện mà bạn hướng đến mà đăng ký mức vốn phù hợp. 

Ngoài mức vốn điều lệ ban đầu bạn phải đăng ký với cơ quan cấp phép kinh doanh, thẩm mỹ viện cũng phải chuẩn bị chi phí cho các hạng mục sau đây:

  • Chi phí thiết kế thẩm mỹ viện;
  • Chi phí đầu tư trang thiết bị và máy móc;
  • Chi phí bảo trì cơ sở vật chất tại thẩm mỹ viện;
  • Chi phí thuê chuyên viên, nhân viên bảo vệ, nhân viên kinh doanh…;
  • Chi phí quảng cáo, tiếp thị thương hiệu;
  • Chi phí hàng tháng (điện, nước, wifi, văn phòng phẩm)...

------

Ngoài các điều kiện mà Anpha chia sẻ như trên, để thẩm mỹ viện được nhanh chóng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn còn phải đảm bảo khá nhiều điều kiện pháp lý như:

  • Lý lịch chủ cơ sở thẩm mỹ;
  • Địa điểm đặt thẩm mỹ viện;
  • Tên trên giấy đăng ký kinh doanh của viện thẩm mỹ;
  • Loại hình đăng ký thành lập (đối với mô hình doanh nghiệp);
  • An toàn phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự… 

Tìm hiểu chi tiết:

>> Điều kiện thành lập công ty hoạt động dịch vụ thẩm mỹ;

>> Điều kiện thành lập hộ gia đình kinh doanh thẩm mỹ;

>> Thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho thẩm mỹ viện.

Một số câu hỏi phổ biến khi mở viện thẩm mỹ

1. Mở thẩm mỹ viện cần giấy phép gì?

Để mở thẩm mỹ viện bạn cần hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh với 1 trong 2 mô hình: doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể.

2. Quy trình cấp giấy phép đăng ký kinh doanh thẩm mỹ viện gồm mấy bước?

Thủ tục xin giấy phép đăng ký kinh doanh mở thẩm mỹ gồm 3 bước như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh thẩm mỹ viện;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền;
  • Bước 3: Nhận kết quả.

>> Xem chi tiết: Hồ sơ xin giấy phép đăng ký kinh doanh thẩm mỹ viện.

3. Hồ sơ xin giấy phép hoạt động thẩm mỹ viện

Tùy loại hình bạn chọn mở thẩm mỹ viện là doanh nghiệp hay hộ kinh doanh mà đầu mục hồ sơ sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo chi tiết và tải mẫu miễn phí tại đường dẫn sau:

>> Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh thẩm mỹ viện.

4. Điều kiện mở phòng khám thẩm mỹ (thẩm mỹ viện) là gì?

Để kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ không can thiệp xâm lấn, không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm… bạn chỉ cần đảm bảo một số điều kiện cơ bản như: 

  • Có địa điểm cố định;
  • Có tủ thuốc và dụng cụ y tế;
  • Có khu vực tiệt trùng dụng cụ sử dụng để tiến hành các dịch vụ thẩm mỹ cho khách hàng;
  • Đảm bảo các quy định về an toàn vệ sinh, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy…

Còn trong trường hợp bạn muốn mở phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ thì phải đảm bảo khá nhiều điều kiện. Bởi phòng khám thẩm mỹ thuộc lĩnh vực khám, chữa bệnh - ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người. 

Bạn tìm hiểu chi tiết điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ theo 2 đường dẫn sau nhé:

>> Điều kiện mở thẩm mỹ viện;

>> Điều kiện mở phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ.

5. Mức phạt đối với cơ sở thẩm mỹ không có giấy phép hoạt động?

Đối với cá nhân, tổ chức mở cơ sở thẩm mỹ viện không có giấy phép hoạt động và đang trong thời gian bị đình chỉ kinh doanh, không có địa điểm hoạt động cụ thể thì sẽ bị phạt hành chính từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH