Mã ngành và điều kiện sản xuất mỹ phẩm? Thủ tục thành lập công ty sản xuất mỹ phẩm: đăng ký kinh doanh, xin giấy phép hoạt động, thủ tục công bố mỹ phẩm.
1. Điều kiện về nhân sự
- Người thành lập công ty phải có đủ năng lực hành vi, không đang trong thời gian thi hành án và không thuộc đối tượng bị cấm kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp;
- Người phụ trách sản xuất mỹ phẩm phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau: hóa học, sinh học, dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc.
2. Điều kiện về địa điểm sản xuất mỹ phẩm
- Địa điểm rõ ràng tại Việt Nam (không được sử dụng địa chỉ ảo);
- Địa chỉ sử dụng phải có chức năng thương mại, dịch vụ (không sử dụng địa chỉ nhà riêng, khu dân cư, khu tập thể… chỉ có chức năng để ở);
- Địa điểm, diện tích, trang thiết bị, cơ sở vật chất phải phù hợp với dây chuyền sản xuất và đáp ứng được yêu cầu sản xuất đối với từng loại mỹ phẩm;
- Kho đóng gói, bảo quản, nguyên vật liệu dùng để sản xuất mỹ phẩm phải được bố trí thành khu vực riêng. Đồng thời, việc cất giữ, bảo quản, đóng gói thành phẩm phải đúng quy cách;
- Có khu vực riêng để bảo quản các chất dễ cháy nổ, chất mang độc tính cao, các nguyên vật liệu hay sản phẩm kém chất lượng bị loại bỏ và thu hồi;
- Đảm bảo các điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường.
Lưu ý:
Tùy từng địa phương mà việc sản xuất mỹ phẩm có thể được phép thực hiện tại trụ sở. Và để làm được điều này, doanh nghiệp cần tiến hành:
- Xin phép hoạt động ngành sản xuất mỹ phẩm tại trụ sở sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hồ sơ nộp tại UBND quận, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính);
- Xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm (hồ sơ nộp tại Sở Y tế, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính).
3. Điều kiện về hoạt động sản xuất mỹ phẩm
Để có thể hoạt động một cách hợp pháp trên thị trường, cơ sở kinh doanh sản xuất mỹ phẩm cần đảm bảo có đủ 2 loại giấy phép sau đây:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo mẫu số 01 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo tại Nghị định 93/2016/NĐ-CP.
4. Điều kiện về hệ thống quản lý chất lượng
- Có quy trình sản xuất chi tiết;
- Nước phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
- Nguyên vật liệu, phụ liệu, bán thành phẩm... dùng để sản xuất phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất;
- Có bộ phận kiểm tra chất lượng của nguyên vật liệu, phụ liệu, bán thành phẩm và các sản phẩm đã được đóng gói.
Mã ngành sản xuất mỹ phẩm
STT |
Tên ngành |
Mã ngành |
1 |
Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh.
Chi tiết: Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh (không hoạt động tại trụ sở)
|
2023 |
Lưu ý: Đối với ngành sản xuất mỹ phẩm thì mã ngành nghề chỉ có duy nhất một ngành.
Như đã đề cập ở trên, sản xuất mỹ phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, để công ty sản xuất mỹ phẩm được thành lập và đi vào hoạt động một cách hợp pháp, bạn cần hoàn thành 2 thủ tục pháp lý sau:
- Thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty sản xuất mỹ phẩm;
- Thủ tục xin các loại giấy phép con có liên quan khi đăng ký mở công ty sản xuất mỹ phẩm.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết quy trình thực hiện thủ tục mở công ty sản xuất mỹ phẩm.
1. Xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty sản xuất mỹ phẩm
➨ Hồ sơ thành lập công ty sản xuất mỹ phẩm:
Chi tiết hồ sơ mở công ty lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp mỹ phẩm;
- Điều lệ công ty mỹ phẩm;
- Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH) hoặc danh sách cổ đông (đối với công ty cổ phần);
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của người thành lập;
- Quyết định của tổ chức góp vốn (đối với công ty có tổ chức góp vốn).
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thành lập công ty mỹ phẩm.
➨ Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính.
➨ Quy trình xử lý hồ sơ:
Chờ kết quả từ 3 - 5 ngày làm việc, kể từ ngày Sở KH&ĐT tiếp nhận hồ sơ. Theo đó:
- Nếu hồ sơ được thông báo chưa hợp lệ: Bạn cần tiếp tục sửa, hoàn thiện và nộp lại hồ sơ;
- Nếu hồ sơ hợp lệ: Bạn liên hệ Bộ phận Một cửa Sở KH&ĐT tỉnh, thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính và đợi lấy kết quả.
2. Xin giấy phép con có liên quan khi đăng ký mở công ty sản xuất mỹ phẩm
Về cơ bản, để công ty sản xuất mỹ phẩm có thể đi vào hoạt động một cách chính thức, bạn cần có các loại giấy phép con sau:
2.1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm
➨ Hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm:
➨ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin giấy phép đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm:
Sở Y tế tỉnh, nơi công ty đặt nhà máy sản xuất là cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin giấy phép đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm. Bạn có thể tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện bằng cách sử dụng dịch vụ bưu chính của VNPost.
➨ Quy trình xử lý hồ sơ:
Trong vòng 2 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Sở Y tế sẽ tiến hành thẩm định và xử lý theo 1 trong 2 trường hợp sau:
- Hồ sơ hợp lệ: Cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ;
- Hồ sơ chưa hợp lệ: Ra thông báo bằng văn bản, thể hiện thông tin về những nội dung chưa hợp lệ, còn thiếu.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận bộ hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế sẽ thực hiện kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất mỹ phẩm, sau đó:
- Cấp giấy chứng nhận đủ điều sản xuất mỹ phẩm (nếu cơ sở sản xuất đạt điều kiện theo quy định);
- Gửi thông báo bằng văn bản từ chối cấp giấy phép có nêu rõ lý do hoặc đưa ra yêu cầu, hướng dẫn cơ sở sản xuất khắc phục, thay đổi (nếu cơ sở sản xuất chưa đạt điều kiện theo quy định).
2.2. Giấy công bố chất lượng sản phẩm mỹ phẩm
Để sản phẩm có thể lưu hành một cách hợp pháp trên thị trường Việt Nam, công ty sản xuất mỹ phẩm bắt buộc phải thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm.
➨ Hồ sơ công bố mỹ phẩm:
Cụ thể các đầu mục giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:
- Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm do công ty sản xuất (2 bản, nộp kèm bản mềm phiếu công bố);
- Phiếu kiểm nghiệm mỹ phẩm.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
Lưu ý:
Trong trường hợp công ty có từ 2 sản phẩm trở lên cần làm thủ tục công bố mỹ phẩm, thì mỗi sản phẩm chỉ được đăng ký công bố trên 1 phiếu công bố.
➨ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm:
Sau khi chuẩn bị xong 1 bộ hồ sơ theo hướng dẫn trên, bạn nộp tại Sở Y tế tỉnh, nơi công ty đặt nhà máy sản xuất theo 1 trong 2 cách sau:
Tùy vào tính hợp lệ của hồ sơ mà thời gian Sở Y tế xử lý và kết quả công ty nhận được sẽ khác nhau, cụ thể:
- Nếu hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc, Sở sẽ cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm;
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 5 ngày làm việc, Sở sẽ gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu công ty bổ sung, sửa đổi hồ sơ và nộp lại trong thời hạn 3 ngày (kể từ ngày gửi thông báo).
Lưu ý
- Theo Thông tư 41/2023/TT-BTC, lệ phí thẩm định công bố mỹ phẩm từ ngày 01/08/2023 là 500.000 đồng/hồ sơ;
- Thời gian xử lý hồ sơ thực tế có thể lâu hơn, từ 7 - 15 ngày. Nguyên nhân của tình trạng này là vì nhu cầu công bố sản phẩm đang ngày càng tăng, số lượng hồ sơ lớn;
- Thời hạn của số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm là 5 năm tính từ ngày cấp. Vì vậy, nếu muốn cho sản phẩm đã công bố trước đó tiếp tục lưu hành trên thị trường sau thời hạn này, công ty cần thực hiện thủ tục công bố lại sản phẩm.
----------
Để đơn giản hóa mọi thủ tục, rút ngắn tối đa thời gian ra giấy phép, bạn có thể tham khảo các dịch vụ trọn gói tại Kế toán Anpha như sau:
GỌI NGAY
Ngoài ra, tùy vào nội dung và chi tiết hoạt động kinh doanh (chẳng hạn: kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu, mỹ phẩm xách tay…) thì bạn còn cần hoàn thiện thủ tục xin một số loại giấy phép con khác, như là:
- Thủ tục xin giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS;
- Thủ tục thông quan (thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa);
- Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm mỹ phẩm khác: hóa đơn mua hàng, hợp đồng làm đại lý phân phối, phiếu công bố mỹ phẩm…
>> Tham khảo chi tiết: Hướng dẫn mở cửa hàng bán mỹ phẩm ngoại nhập, hàng xách tay.
Các câu hỏi thường gặp khi mở công ty sản xuất mỹ phẩm
1. Điều kiện kinh doanh sản xuất mỹ phẩm là gì?
Để có thể kinh doanh sản xuất mỹ phẩm, bạn cần đảm bảo được các điều kiện sau đây:
- Điều kiện về nhân sự;
- Điều kiện về địa điểm sản xuất mỹ phẩm;
- Điều kiện về hoạt động sản xuất mỹ phẩm;
- Điều kiện về hệ thống quản lý chất lượng tại cơ sở sản xuất mỹ phẩm.
>> Tham khảo chi tiết: Điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
2. Mã ngành sản xuất mỹ phẩm là gì?
Mã ngành 2023: Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh.
Chi tiết: Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh (không hoạt động tại trụ sở).
3. Thành lập công ty sản xuất mỹ phẩm cần giấy phép gì?
Về cơ bản, muốn mở công ty sản xuất mỹ phẩm, bạn cần chuẩn bị các loại giấy phép sau đây:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mỹ phẩm;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
- Giấy công bố mỹ phẩm.
>> Tham khảo chi tiết: Hướng dẫn mở công ty sản xuất mỹ phẩm.
4. Cần làm gì để có thể sản xuất mỹ phẩm tại trụ sở chính?
Tùy từng địa phương mà việc sản xuất mỹ phẩm có thể được phép thực hiện tại trụ sở. Và để làm được điều này, doanh nghiệp cần tiến hành:
- Xin phép hoạt động ngành sản xuất mỹ phẩm tại trụ sở sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hồ sơ nộp tại UBND quận, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính);
- Xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm (hồ sơ nộp tại Sở Y tế, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính).
5. Kế toán Anpha có cung cấp dịch vụ thành lập công ty sản xuất mỹ phẩm không?
Có. Kế toán Anpha hiện cung cấp dịch vụ mở công ty sản xuất mỹ phẩm với báo giá tham khảo như sau:
- Từ 1.000.000 đồng đối với thủ tục thành lập công ty sản xuất mỹ phẩm;
- Từ 20.000.000 đồng đối với thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
- Chỉ 1.000.000 đồng đối với thủ tục công bố sản phẩm mỹ phẩm.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.