Khi nào cần làm thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh chi nhánh? Quy trình, hồ sơ thay đổi tên, thay đổi người đứng đầu chi nhánh, thay đổi địa chỉ chi nhánh...
Khi nào cần thay đổi giấy phép kinh doanh chi nhánh công ty?
Nhìn chung, khi thay đổi bất kỳ thông tin nào khác với thông tin đã thể hiện trên phụ lục II-7 (ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT), bạn cần thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh cho chi nhánh công ty, cụ thể:
- Thay đổi tên chi nhánh công ty;
- Thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh chi nhánh công ty;
- Thay đổi ngành nghề kinh doanh của chi nhánh công ty;
- Thay đổi địa chỉ chi nhánh công ty (cùng quận/tỉnh, khác quận/tỉnh)...
Hồ sơ, thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh chi nhánh công ty
1. Thay đổi tên - người đứng đầu - ngành nghề kinh doanh của chi nhánh
Về cơ bản, các đầu mục hồ sơ khi thay đổi tên chi nhánh, thay đổi người đứng đầu chi nhánh hoặc thay đổi ngành nghề của chi nhánh là tương tự.
Đầu mục hồ sơ
|
Tên chi nhánh
|
Người đứng đầu
|
Ngành nghề
|
Thông báo thay đổi nội dung chi nhánh (Phụ lục II-9)
|
✔
|
✔
|
✔
|
Bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu người đứng đầu chi nhánh
|
|
✔
|
|
Giấy ủy quyền (nếu cần)
|
✔
|
✔
|
✔
|
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh.
➧ Nơi nộp hồ sơ: Sau khi hoàn tất hồ sơ, bạn có thể nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch - Đầu tư nơi đặt chi nhánh theo 1 trong 2 cách sau:
➧ Thời gian xử lý hồ sơ: Sau 3 - 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, bạn sẽ nhận được giấy phép mới. Ngoại trừ trường hợp thay đổi hay bổ sung ngành nghề chi nhánh thì kết quả nhận được sẽ là giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh công ty (cụ thể là ngành nghề kinh doanh).
Lưu ý:
Trường hợp thay đổi cùng lúc nhiều thông tin trên giấy phép kinh doanh chi nhánh, bạn có thể điền cùng lúc các nội dung cần thay đổi tại mục “Nội dung đăng ký thay đổi” mà không cần tách ra thành nhiều bảng.
2. Thay đổi địa chỉ chi nhánh công ty trên giấy phép kinh doanh
2.1 Thay đổi địa chỉ chi nhánh công ty cùng quận
➤ Bước 1: Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh chi nhánh với Sở KH&ĐT
Chi tiết bộ hồ sơ thay đổi địa chỉ chi nhánh công ty cùng quận/tỉnh bao gồm:
- Thông báo thay đổi địa chỉ chi nhánh công ty;
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu cần);
- Bản sao y chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ.
➧ Cơ quan tiếp nhận: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch - Đầu tư nơi đặt chi nhánh.
➧ Thời gian xử lý hồ sơ: Sau 3 - 5 ngày làm việc, Sở KH&ĐT sẽ cấp lại giấy phép chi nhánh mới.
➤ Bước 2: Nộp tờ khai thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan quản lý thuế
Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được giấy phép kinh doanh chi nhánh mới, bạn cần tiến hành nộp tờ khai mẫu số 08-MST đến Chi cục Thuế quản lý trực tiếp.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thay đổi địa chỉ chi nhánh công ty cùng quận.
2.2 Thay đổi địa chỉ chi nhánh công ty khác quận/khác tỉnh
Khác với thay đổi địa chỉ chi nhánh cùng quận, việc thay đổi chi nhánh khác quận/khác tỉnh làm thay đổi cơ quan thuế nên cần thực hiện bổ sung thủ tục chuyển thuế. Hồ sơ, thủ tục thay đổi địa chỉ chi nhánh theo đó cũng có phần phức tạp hơn, cụ thể:
➤ Bước 1: Thủ tục chuyển thuế tại cơ quan thuế của chi nhánh cũ
➧ Thành phần hồ sơ chuyển thuế tại cơ quan thuế của chi nhánh cũ bao gồm:
- Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế;
- Bản sao giấy phép kinh doanh chi nhánh (tùy vào yêu cầu của từng quận/huyện);
- Nếu chi nhánh hạch toán độc lập có sử dụng hóa đơn điện tử thì cần bổ sung thêm:
- Báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn của quý hiện tại qua chữ ký số;
- Mẫu BK01/AC hoặc BK02-AC (trường hợp muốn sử dụng mẫu hóa đơn cũ);
- Thông báo hủy hóa đơn qua chữ ký số (trường hợp không muốn sử dụng mẫu hóa đơn cũ).
➧ Thời gian xử lý hồ sơ: 12 - 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ chuyển thuế tại cơ quan thuế của chi nhánh cũ.
➤ Bước 2: Thủ tục thay đổi giấy phép chi nhánh tại Sở KH&ĐT chi nhánh mới
Sau khi có sự xác nhận từ cơ quan quản lý thuế về việc hoàn thành các nghĩa vụ thuế, bạn tiến hành nộp hồ sơ lên Sở KH&ĐT.
➧ Chi tiết bộ hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh chi nhánh tại Sở KH&ĐT chi nhánh mới gồm:
- Thông báo thay đổi địa chỉ chi nhánh đã được ký bởi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu cần).
➧ Thời gian xử lý hồ sơ: Sau 3 - 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh mới do Sở KH&ĐT cấp.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thay đổi GPKD chi nhánh tại Sở KH&ĐT.
➤ Bước 3: Thủ tục chuyển thuế tại cơ quan thuế của chi nhánh mới
Hồ sơ chuyển thuế tại cơ quan thuế của chi nhánh mới bao gồm: Mẫu TB04/AC và mẫu BK01/AC trong vòng 10 ngày, kể từ lúc nhận được giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh mới (nếu chi nhánh hạch toán muốn sử dụng mẫu hóa đơn cũ).
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ chuyển thuế tại cơ quan thuế của chi nhánh mới.
Lưu ý:
Chi nhánh thay đổi địa chỉ khác quận chỉ cần nộp hồ sơ lên cơ quan thuế trong trường hợp được quản lý bởi Chi cục Thuế.
>> Xem thêm: Thủ tục thay đổi GPKD trực tiếp và qua mạng.
-------------
Để đẩy nhanh quy trình thay đổi giấy phép kinh doanh của chi nhánh, tiết kiệm tối đa thời gian, công sức, bạn có thể tham khảo dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh chi nhánh tại Anpha với chi phí chỉ 700.000 đồng cùng thời gian bàn giao kết quả nhanh chóng (chỉ sau 3 - 5 ngày làm việc).
GỌI NGAY
5 lưu ý khi thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh chi nhánh công ty
Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý trước, trong và sau khi thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh của chi nhánh công ty:
- Nếu chi nhánh hạch toán độc lập có phát hành sử dụng hóa đơn riêng, có tài khoản ngân hàng riêng thì không được xuất hóa đơn khi đang làm thủ tục thay đổi tên hoặc địa chỉ chi nhánh;
- Đối với chi nhánh hạch toán độc lập có con dấu, vì việc thay đổi địa chỉ hoặc tên chi nhánh sẽ làm thay đổi nội dung con dấu nên sau khi hoàn thành thủ tục thay đổi địa chỉ hay tên chi nhánh, bạn cần khắc lại con dấu mới;
- Địa chỉ mới của chi nhánh không được nằm trong khu nhà tập thể, nhà chung cư và phải có đầy đủ các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp (chẳng hạn như giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất nếu là nhà riêng, hợp đồng thuê địa chỉ chi nhánh…);
- Người đứng đầu mới của chi nhánh (hay còn gọi là giám đốc chi nhánh) không được là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cơ quan thuế khóa mã số thuế hoặc là người đang đứng đầu 1 chi nhánh khác;
- Biển hiệu chi nhánh cần được làm lại và treo tại chi nhánh sau khi thay đổi tên hoặc địa chỉ chi nhánh.
Các câu hỏi thường gặp về thay đổi giấy phép kinh doanh chi nhánh công ty
1. Khi nào cần thay đổi giấy phép kinh doanh chi nhánh?
Bạn cần thay đổi giấy phép kinh doanh chi nhánh khi:
- Thay đổi tên chi nhánh công ty;
- Thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh chi nhánh công ty;
- Thay đổi ngành nghề kinh doanh của chi nhánh công ty;
- Thay đổi địa chỉ chi nhánh công ty (cùng quận/tỉnh, khác quận/tỉnh);
- Thay đổi các thông tin đăng ký thuế của chi nhánh công ty...
2. Phí thay đổi giấy phép kinh doanh chi nhánh công ty là bao nhiêu?
Hiện tại, Anpha cung cấp dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh chi nhánh với chi phí chỉ 700.000 đồng. Với dịch vụ này, bạn chỉ cần cung cấp thông tin dự kiến thay đổi tên, địa chỉ mới, người đứng đầu mới… Anpha sẽ hoàn thành mọi thủ tục cần thiết, bàn giao kết quả nhanh chóng sau 3 - 5 ngày làm việc.
3. Trường hợp thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh chi nhánh có cần làm thủ tục chuyển thuế không?
Không. Bạn chỉ làm thủ tục chuyển thuế khi việc thay đổi thông tin trên giấy phép kinh doanh chi nhánh làm thay đổi cơ quan quản lý thuế.
4. Thay đổi tên chi nhánh có cần khắc lại con dấu không?
Vì việc thay đổi tên chi nhánh sẽ làm thay đổi nội dung con dấu nên chi nhánh hạch toán độc lập cần khắc lại con dấu mới sau khi hoàn thành thủ tục thay đổi tên chi nhánh.
5. Hồ sơ thay đổi chủ sở hữu trên giấy phép kinh doanh bao gồm những gì?
Hồ sơ thay đổi chủ sở hữu trên giấy phép kinh doanh bao gồm:
- Thông báo thay đổi người đứng đầu của chi nhánh công ty được ký bởi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu cần);
- Bản sao y chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT