Điều kiện làm dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng là gì?

Tìm hiểu ngay: Chứng thực chữ ký số điện tử là gì? Điều kiện cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng là gì? Và các tổ chức chứng thực chữ ký số gồm những gì?

Chứng thực chữ ký điện tử là gì? 

Chứng thực chữ ký điện tử hay chứng thực chữ ký số là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử.

Hiểu đơn giản thì chứng thực chữ ký số hỗ trợ việc xác định tính vẹn toàn, nguồn gốc của thông tin trong môi trường điện tử và được sử dụng phổ biến trong các giao dịch điện tử, giao dịch ngân hàng, hợp đồng trực tuyến…

Tìm hiểu các nhà cung cấp, tổ chức chứng thực chữ ký số

Theo Luật Giao dịch điện tử 2023, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử bao gồm:

➧ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử công cộng

Các tổ chức này thường cung cấp dịch vụ cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động công cộng.

Ví dụ: Viettel CA, FastCA, FPT CA, BkavCA…

Các hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có thể kể đến là:

  1. Phát hành và thu hồi chứng thư CKS công cộng;
  2. Kiểm tra và duy trì hiệu lực sử dụng của chứng thư CKS công cộng. Việc kiểm tra này không được hạn chế bởi công nghệ, rào cản kỹ thuật;
  3. Cung cấp các thông tin liên quan cần thiết để tiến hành chứng thực CKS công cộng;
  4. Liên thông cùng tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia nhằm mục đích đảm bảo việc kiểm tra hiệu lực CKS công cộng.

➧ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chuyên dùng

Các tổ chức này cung cấp dịch vụ cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động chuyên ngành, lĩnh vực cụ thể.

Ví dụ: 

  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ…

Điều kiện cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng

1. Điều kiện hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng

Tại Điều 11 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng phải đáp ứng 2 điều kiện sau:

  1. Được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;
  2. Được Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia cấp chứng thư số.

2. Điều kiện cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng

➧ Điều kiện về chủ thể: Là doanh nghiệp hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh (được đăng ký thành lập) theo pháp luật Việt Nam.

➧ Điều kiện về tài chính

  • Ký quỹ từ 5 tỷ đồng trở lên tại 1 ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam để:
  • Giải quyết các rủi ro và các khoản đền bù phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ do lỗi của doanh nghiệp;
  • Thanh toán chi phí tiếp nhận, duy trì cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi giấy phép.
  • Nộp đầy đủ phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số trong trường hợp được cấp lại giấy phép.

➧ Điều kiện về nhân sự

  • Có nhân sự chịu trách nhiệm về kỹ thuật, điều hành, quản lý và có đội ngũ nhân viên quản lý an ninh, nhân viên chịu trách nhiệm phục vụ - chăm sóc khách hàng. Các nhân viên này phải đảm bảo các điều kiện về chuyên môn cũng như quy mô triển khai dịch vụ, đồng thời chưa từng bị kết án;
  • Nhân sự kể trên phải có bằng đại học trở lên, chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin hoặc điện tử viễn thông.

➧ Điều kiện về kỹ thuật

Hệ thống thiết bị kỹ thuật số phải đảm bảo các yêu cầu:

  • Có tính năng cảnh báo, ngăn chặn, phát hiện truy cập bất thường trong môi trường mạng;
  • Được thiết kế theo xu hướng giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc trực tiếp với môi trường mạng;
  • Lưu trữ đầy đủ, chính xác, cập nhật thông tin của thuê bao phục vụ việc cấp chứng thư số trong suốt thời gian chứng thư số có hiệu lực;
  • Lưu trữ đầy đủ, chính xác, cập nhật danh sách chứng thư số có hiệu lực, đang tạm dừng, hết hiệu lực và cho phép, hướng dẫn người dùng internet truy cập online 24/7;
  • Đảm bảo tính năng tạo cặp khóa chỉ cho phép tạo ngẫu nhiên và duy nhất 1 lần cho mỗi cặp khóa, đồng thời đảm bảo tính năng khóa bí mật khi có khóa công khai tương ứng mà không bị phát hiện;
  • Hệ thống phân phối khóa cho thuê bao phải đảm bảo được tính vẹn toàn cũng như tính bảo mật của cặp khóa. Nếu phân phối khóa trong môi trường mạng máy tính thì hệ thống phân phối khóa phải dùng các giao thức bảo mật đảm bảo thông tin không bị lộ trên đường tuyến.

Ngoài ra, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng phải có:

  • Phương án dự phòng đảm bảo duy trì hoạt động an toàn, liên tục, khắc phục khi có sự cố;
  • Phương án kiểm soát sự ra vào trụ sở, nơi đặt thiết bị phục vụ việc cung cấp dịch vụ, quyền truy cập hệ thống;
  • Trụ sở và nơi đặt các thiết bị, máy móc đáp ứng yêu cầu của pháp luật về phòng, chống cháy, nổ có thể chống chịu lũ, lụt, động đất, nhiễu điện từ và sự xâm nhập bất hợp pháp;
  • Quy chế chứng thực theo mẫu quy định tạo quy chế chứng thực của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;
  • Phương án cung cấp trực tuyến về các thông tin thuê bao cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia và phục vụ công tác quản lý nhà nước;
  • Phương án kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn hệ thống thông tin, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số có hiệu lực;
  • Toàn bộ hệ thống thiết bị sử dụng để cung cấp dịch vụ phải đặt tại Việt Nam.

>> Tham khảo ngay: Thủ tục xin giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.

Trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện bắt buộc trên thì tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử còn có trách nhiệm:

  • Cung cấp giải pháp đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn bắt buộc đối với chữ ký số, dịch vụ chứng thực chữ ký số đang có hiệu lực;
  • Khuyến khích cung cấp các giải pháp áp dụng tiêu chuẩn chữ ký số tiên tiến và phổ biến trên thế giới.

Câu hỏi liên quan đến chứng thực chữ ký điện tử

1. Chứng thực chữ ký số là gì?

Chứng thực chữ ký số là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử, được sử dụng trong các giao dịch điện tử, giao dịch ngân hàng, hợp đồng trực tuyến…

2. Có mấy hình thức dịch vụ chứng thực chữ ký số?

Có 2 hình thức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số:

  • Cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;
  • Cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chuyên dùng. 

>> Xem thêm: Tìm hiểu về tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. 

3. Điều kiện hoạt động dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng là gì?

Tại Điều 11 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng phải đáp ứng 2 điều kiện sau:

  • Được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;
  • Được Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia cấp chứng thư số.

4. Điều kiện cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng?

Để được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, doanh nghiệp phải đáp ứng được:

  • Điều kiện về chủ thể;
  • Điều kiện về tài chính;
  • Điều kiện về nhân sự;
  • Điều kiện về kỹ thuật.

>> Xem ngay: Điều kiện cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.

5. Đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số uy tín nhất hiện nay?

Doanh nghiệp, cá nhân có thể tham khảo sử dụng dịch vụ chữ ký số tại các đơn vị:

  • Dịch vụ chữ ký số tại Kế toán Anpha;
  • Dịch vụ chứng thư số VNPT-CA;
  • Dịch vụ chữ ký số FPT-CA…

>> Xem ngay: Top 7 dịch vụ chữ ký số uy tín.

Gọi cho chúng tôi theo số 0901 042 555 (Miền Bắc) - 0939 356 866 (Miền Trung) - 0902 602 345 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH