Hình thức đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Xem ngay: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là gì? Các hình thức đầu tư và điều kiện đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Tại Việt Nam, công ty, doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã và các tổ chức kinh doanh khác được gọi chung là tổ chức kinh tế. Vậy tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Căn cứ nội dung tại Điều 3 Luật Đầu tư 2020: tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế hoạt động tại Việt Nam, có thành viên hoặc cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài có thể là cá nhân người nước ngoài hoặc tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại thị trường Việt Nam.

Hiện nay, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phổ biến là công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hay còn được gọi là doanh nghiệp FDI (FDI company).

Các hình thức đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Theo quy định tại Điều 21 Luật Đầu tư 2020, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được tiến hành 1 trong 5 hình thức đầu tư sau đây tại Việt Nam:

  • Thành lập tổ chức kinh tế mới: Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Góp vốn, mua lại cổ phần, mua lại phần vốn góp;
  • Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư từ tổ chức, doanh nghiệp khác;
  • Đầu tư theo hợp đồng BCC;
  • Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: Các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư 2020 - Chi tiết quy định.

1. Đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế mới

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế mới tại Việt Nam theo quy định sau đây:

  • Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi thành lập công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định;
  • Phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục xin cấp/điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập công ty, doanh nghiệp;
  • Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, đã được cấp giấy phép kinh doanh, nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không bắt buộc phải thành lập thêm tổ chức kinh tế mới.

>> Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua lại cổ phần, mua lại phần vốn góp

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được góp vốn vào công ty, doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo các hình thức sau:

  • Mua cổ phần phát hành lần đầu tiên/cổ phần được phát hành thêm của công ty cổ phần;
  • Góp vốn vào công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh;
  • Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc 1 trong 2 trường hợp trên.

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được mua lại cổ phần, mua lại phần vốn góp của công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam theo hình thức sau:

  • Mua trực tiếp cổ phần của công ty cổ phần hoặc từ cổ đông;
  • Mua lại 1 phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Mua lại 1 phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của thành viên góp vốn công ty hợp danh;
  • Mua lại phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc 1 trong 3 trường hợp trên.

>> Xem thêm: Thủ tục chuyển nhượng cổ phần, vốn góp cho người nước ngoài.

3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Điều kiện đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

1. Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế mới, đầu tư theo hợp đồng BCC hoặc đầu tư theo hình thức góp vốn, mua lại cổ phần, phần vốn góp của 1 tổ chức kinh tế khác tại Việt Nam nếu thuộc 1 trong 3 trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Có nhà đầu tư nước ngoài đang nắm trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
  • Trường hợp 2: Có tổ chức kinh tế tại trường hợp 1 đang nắm trên 50% vốn điều lệ;
  • Trường hợp 3: Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế ở trường hợp 1 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Ngoài ra, tùy vào mỗi ngành nghề mà tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ được quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan đến các ngành nghề đó. Chẳng hạn, không hạn chế tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bảo hiểm nhưng đối với dịch vụ giải trí thì chỉ được tối đa 49%. 

>> Tìm hiểu thêm: Tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

2. Điều kiện về ngành nghề, điều kiện tiếp cận thị trường

Nhà đầu tư là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường giống như quy định của tổ chức, doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam, trừ trường hợp đăng ký kinh doanh ngành nghề chưa được tiếp cận thị trường hoặc ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường bao gồm:

  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
  • Hình thức đầu tư;
  • Phạm vi hoạt động;
  • Năng lực của nhà đầu tư;
  • Đối tác tham gia đầu tư.
  • Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

>> Xem chi tiết: Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

3. Điều kiện về an ninh quốc phòng và điều kiện sử dụng đất đai

  • Bảo đảm quốc phòng, an ninh;
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn khu vực biên giới, thị trấn ven biển; các khu vực khác có ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, ngoại trừ tổ chức kinh tế được phê duyệt thực hiện dự án đầu tư tại khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.

Dịch vụ dành cho tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài tại Anpha

Anpha đã có hơn 16 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý và dịch vụ kế toán thuế cho các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Với đội ngũ chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm và hệ thống chi nhánh phủ khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam, Anpha tự tin mang đến cho nhà đầu tư các dịch vụ pháp lý chất lượng với chi phí hợp lý nhất.

Các dịch vụ pháp lý dành cho nhà đầu tư nước ngoài của Anpha gồm:

Nếu bạn đang cần tư vấn thành lập công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện… cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hãy liên hệ cho Anpha theo hotline dưới đây để được tư vấn chi tiết.

GỌI NGAY

Một số câu hỏi về tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

1. Tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài có thể đầu tư tại Việt Nam theo hình thức nào?

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được tiến hành các hình thức đầu tư sau đây tại Việt Nam:

  • Thành lập tổ chức kinh tế mới;
  • Góp vốn, mua lại cổ phần, mua lại phần vốn góp;
  • Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư từ tổ chức, doanh nghiệp khác;
  • Đầu tư theo hợp đồng BCC;
  • Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: Các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư 2020 - Chi tiết quy định.


2. Điều kiện để tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư tại Việt Nam là gì?

Khi thực hiện đầu tư tại Việt Nam, tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài phải đáp ứng 4 điều kiện sau:

  • Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế
  • Điều kiện về ngành nghề, điều kiện tiếp cận thị trường
  • Điều kiện về đảm quốc phòng, an ninh;
  • Điều kiện về sử dụng đất đai.

>> Xem chi tiết: Điều kiện đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.


3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trước khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam có phải xin giấy phép đầu tư không?

Có. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục xin cấp/điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam.

>> Tìm hiểu thêm: Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.


4. Tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam theo hình thức nào?

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được góp vốn vào công ty, doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo các hình thức sau:

  • Mua cổ phần phát hành lần đầu tiên/cổ phần được phát hành thêm của công ty cổ phần;
  • Góp vốn vào công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh;
  • Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc 1 trong 2 trường hợp trên.

5. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được mua cổ phần, vốn góp theo hình thức nào?

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được mua lại cổ phần, mua lại phần vốn góp của công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam theo hình thức sau:

  • Mua trực tiếp cổ phần của công ty cổ phần hoặc từ cổ đông;
  • Mua lại 1 phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Mua lại 1 phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của thành viên góp vốn công ty hợp danh;
  • Mua lại phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc 1 trong 3 trường hợp trên.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH