Giấy CFS là gì? Vai trò của giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS trong xuất nhập khẩu là gì? CFS có thời hạn bao lâu, do cơ quan nào cấp? Nội dung giấy CFS?
I. Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS là gì?
1. Giấy CFS trong xuất nhập khẩu là gì?
Giấy chứng nhận CFS (viết tắt của certificate of free sale) là giấy chứng nhận lưu hành tự do. Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật Quản lý ngoại thương, đây là một văn bản chứng nhận:
- Do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu hàng hóa;
- Dùng để chứng nhận hàng hóa xuất khẩu được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
Có thể hiểu đơn giản, CFS là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
>> Tham khảo thêm: Điều kiện xin cấp giấy phép lưu hành tự do.
-------
Trong xuất nhập khẩu hay lĩnh vực logistics, CFS còn bao gồm ý nghĩa khác là kho CFS (container freight station - hệ thống kho tách rời). Bạn có thể tìm hiểu thông tin chi tiết hơn về thuật ngữ này tại:
>> Tổng quan về kho CFS?
2. Thông tin trên giấy chứng nhận CFS
Các thông tin thể hiện trên giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS gồm:
- Thông tin về sản phẩm;
- Ngày và thời hạn hiệu lực;
- Thông tin về nhà sản xuất;
- Thông tin về cơ quan cấp chứng nhận CFS;
- Thông tin về nhà xuất khẩu (nếu có);
- Xác nhận lưu hành tự do tại nước xuất xứ;
- Các thông tin khác (nếu có).
II. Vai trò của chứng nhận CFS là gì trong xuất nhập khẩu?
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự gia tăng của các giao dịch thương mại quốc tế, CFS đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Cụ thể:
1. Hỗ trợ quá trình thông quan
CFS giúp cơ quan hải quan tại nước nhập khẩu dễ dàng xác minh tính hợp pháp và chất lượng của hàng hóa, từ đó rút ngắn thời gian kiểm tra và thông quan.
2. Đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế
CFS xác nhận rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn, chất lượng và không vi phạm quy định pháp luật của quốc gia xuất xứ. Điều này là cơ sở để sản phẩm được chấp nhận trên thị trường quốc tế.
Ví dụ:
Một công ty Hàn Quốc muốn xuất khẩu một dòng mỹ phẩm chăm sóc da sang Việt Nam. Theo quy định tại Việt Nam, sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu phải có CFS để đảm bảo rằng sản phẩm này đang được lưu hành hợp pháp tại Hàn Quốc.
3. Giấy chứng nhận CFS giúp đảm bảo tính hợp pháp của sản phẩm
Như đã đề cập ở trên, giấy chứng nhận CFS là một loại tài liệu pháp lý được dùng để chứng minh rằng sản phẩm đã được sản xuất và lưu hành hợp pháp tại nước xuất khẩu. Điều này giúp các nhà nhập khẩu yên tâm hơn về chất lượng và tính an toàn của sản phẩm.
4. Gia tăng niềm tin cho đối tác và khách hàng
Khi có giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS, doanh nghiệp xuất khẩu có thể nâng cao mức độ uy tín của đơn vị với đối tác nước ngoài. Đây là một bằng chứng rõ ràng về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, giúp quá trình giao dịch diễn ra thuận lợi hơn.
5. Giấy phép CFS là một trong những điều kiện để xin giấy phép nhập khẩu ở một số quốc gia
Một số quốc gia yêu cầu phải có giấy chứng nhận CFS khi nhập khẩu bất kì một sản phẩm nào, đặc biệt là các loại hàng hóa như: dược phẩm, mỹ phẩm hoặc thiết bị y tế.
Ví dụ:
Một công ty Việt Nam muốn nhập khẩu mỹ phẩm sản xuất tại Nhật Bản vào Việt Nam thì phải cung cấp giấy phép CFS do cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản cấp để hoàn thiện hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định pháp luật.
Tham khảo thêm:
>> Thủ tục cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do mỹ phẩm;
>> Thủ tục công bố sản phẩm mỹ phẩm.
III. Những lưu ý về giấy chứng nhận CFS
1. Đối tượng cần xin cấp giấy chứng nhận CFS
Không phải tất cả các sản phẩm đều cần giấy CFS. Đối tượng cần xin giấy phép CFS sẽ tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia hoặc mặt hàng cụ thể.
Tại Việt Nam, nội dung này được quy định tại Điều 10, Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
Nhóm hàng hóa
|
Đối tượng cần xin cấp giấy phép CFS
|
Hàng hóa xuất khẩu
|
Hàng hóa có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành
|
Hàng hóa nhập khẩu
|
Các sản phẩm thuộc danh mục hàng hóa được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP (chẳng hạn thuốc, mỹ phẩm…)
|
Lưu ý:
Đối với hàng hóa xuất khẩu, chứng nhận CFS cho hàng hóa còn có thể được cấp trong trường hợp thương nhân xuất khẩu có yêu cầu.
>> Tham khảo thêm: Thủ tục xin cấp CFS.
2. Giấy chứng nhận CFS do cơ quan nào cấp?
CFS được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại nước xuất xứ. Chẳng hạn:
➧ Tại Việt Nam:
Bộ Công thương là cơ quan cấp CFS cho các sản phẩm xuất khẩu.
➧ Tại Hàn Quốc:
Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận CFS bao gồm:
- Korean Food & Drug Administration (KFDA) - Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc: Cấp CFS cho các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm…;
- Korea Testing & Research Institute (KTR) - Viện Kiểm định và Nghiên cứu Hàn Quốc: Cấp giấy chứng nhận CFS cho một số sản phẩm công nghiệp.
➧ Tại Nhật Bản:
Cơ quan cấp CFS bao gồm:
- Ministry of Health, Labour and Welfare (MHLW) - Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản: Chịu trách nhiệm cấp CFS cho các sản phẩm liên quan đến sức khoẻ như thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm và thiết bị y tế;
- Japan External Trade Organization (JETRO) - Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản: Hỗ trợ cung cấp thông tin và chứng nhận liên quan đến thương mại quốc tế.
3. Giấy chứng nhận CFS có thời hạn bao lâu?
Giấy CFS thường có thời hạn sử dụng cụ thể, thông thường từ 1 đến 2 năm (tùy thuộc vào quy định của mỗi quốc gia) và có thể gia hạn hoặc cấp mới khi hết hạn.
4. Cách kiểm tra giấy CFS có hợp lệ hay không
Để biết giấy chứng nhận CFS có hợp lệ hay không, bạn có thể kiểm tra các hạng mục thông tin sau:
- Thông tin trên giấy phép CFS có giống thông tin trên sản phẩm thực tế hay không;
- Ngày cấp, thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận CFS;
- Tính xác thực của giấy chứng nhận với cơ quan cấp dựa vào số tham chiếu hoặc mã hồ sơ (nếu có);
- Tính hợp pháp của nhà sản xuất, cụ thể là xác minh xem nhà sản xuất có hoạt động hợp pháp và được phép lưu hành sản phẩm tại nước xuất khẩu không;
- Thông tin giấy phép trên các trang web chính thức của cơ quan quản lý tại nước cấp CFS hoặc thông qua cơ sở dữ liệu doanh nghiệp (nếu có);
- Dấu hiệu chỉnh sửa hoặc giả mạo của giấy chứng nhận CFS;
- Tính phù hợp của giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS với các yêu cầu về giấy phép của nước nhập khẩu.
IV. Dịch vụ xin giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS tại Kế toán Anpha
Có thể thấy, CFS đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định tính hợp pháp, chất lượng và tiêu chuẩn của sản phẩm trong hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là một tài liệu pháp lý cần thiết để sản phẩm có thể lưu hành trên thị trường quốc tế, đồng thời góp phần tăng cường sự tin tưởng và thúc đẩy thương mại toàn cầu.
Kế toán Anpha hiện nhận làm thủ tục xin cấp CFS với thông tin dịch vụ tham khảo như sau:
➨ Chi phí trọn gói: 6.000.000 đồng/sản phẩm;
➨ Thời gian hoàn thành: Chỉ từ 1 - 5 ngày làm việc;
➨ Tài liệu khách hàng cần cung cấp:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Mẫu sản phẩm;
- Nhãn sản phẩm;
- Danh mục cơ sở sản xuất (nếu có);
- Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm (tùy từng sản phẩm);
- Chứng nhận ISO cơ sở sản xuất (tùy từng sản phẩm);
- Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
>> Xem chi tiết: Dịch vụ xin giấy chứng nhận lưu hành tự do.
Thanh Ngô - Phòng Pháp lý Anpha
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT