Mức xử phạt người nước ngoài không có giấy phép lao động

Thuê người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần lưu ý gì? Mức xử phạt đơn vị sử dụng & người nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động (work permit).

Theo quy định, doanh nghiệp hoặc tổ chức tại Việt Nam muốn thuê lao động nước ngoài phải hoàn tất các thủ tục xin giấy phép lao động hoặc gia hạn giấy phép lao động trước khi họ chính thức làm việc. Tuy nhiên, vì không nắm rõ quy định mà hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp vẫn thuê người nước ngoài làm việc mà không có giấy phép lao động, khiến cả người lao động nước ngoài và doanh nghiệp đều bị phạt.

Sau đây Anpha sẽ chia sẻ cho bạn thông tin về điều kiện để người nước ngoài được làm việc tại Việt Nam và quy định xử phạt các trường hợp không có giấy phép lao động.

Giấy phép lao động (work permit) là gì?

Giấy phép lao động (tiếng Anh là work permit) là văn bản do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp cho người nước ngoài, cho phép họ làm việc hợp pháp tại Việt Nam, ngoại trừ các trường hợp không thuộc diện phải xin giấy phép lao động.

Hiện nay, doanh nghiệp được tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam với 4 vị trí là lao động kỹ thuật, chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành và bắt buộc phải làm hồ sơ xin giấy phép lao động cho những vị trí này.

>> Tìm hiểu thêm: Các trường hợp được miễn giấy phép lao động.

4 lưu ý khi thuê người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Đơn vị sử dụng lao động nước ngoài và người lao động nước ngoài cần lưu ý những điều sau:

  1. Người lao động nước ngoài phải từ đủ 18 tuổi, lý lịch trong sạch, có đủ điều kiện về sức khỏe, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí tuyển dụng;
  2. Người sử dụng lao động phải thực hiện ký kết hợp đồng lao động với người nước ngoài và chỉ được thuê người nước ngoài trong thời gian hợp đồng làm việc và giấy phép lao động còn hiệu lực;
  3. Người lao động nước ngoài phải làm việc theo đúng nội dung công việc được ghi trong giấy phép lao động và hợp đồng lao động đã ký kết và phải tuân thủ pháp luật trong quá trình sinh sống và làm việc tại Việt Nam;
  4. Giấy phép lao động chỉ có thời hạn sử dụng tối đa là 2 năm và chỉ được gia hạn 1 lần duy nhất. Trường hợp giấy phép lao động hết hạn mà người nước ngoài vẫn muốn tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp, thì doanh nghiệp phải làm thủ tục gia hạn giấy phép lao động.

>> Xem thêm: Quy định về giấy phép lao động.

Quy định xử phạt người nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động

Khi tổ chức, doanh nghiệp thuê người nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động (trừ các trường hợp được miễn giấy phép lao động) hoặc giấy phép lao động đã hết hạn mà người nước ngoài vẫn tiếp tục làm việc tại Việt Nam thì cả người nước ngoài và doanh nghiệp thuê lao động nước ngoài đều bị xử phạt. Quy định xử phạt như sau:

1. Mức phạt đối với đơn vị sử dụng lao động nước ngoài

Tùy theo mức độ vi phạm, người sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động hoặc giấy phép lao động đã hết hiệu lực bị phạt cụ thể như sau:

Mức xử phạt hành chính Hành vi vi phạm
Từ 1.000.000 - 3.000.000 đồng Không báo cáo hoặc báo cáo sai nội dung, sai thời hạn tình hình sử dụng lao động nước ngoài cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Từ 30.000.0000 - 45.000.000 đồng Sử dụng từ 1 - 10 lao động nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động/giấy phép lao động đã hết hạn
Từ 45.000.000 - 60.000.000 đồng Sử dụng từ 11 - 20 lao động nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động/giấy phép lao động đã hết hạn
Từ 60.000.000 - 75.000.000 đồng Sử dụng từ 21 lao động nước ngoài trở lên làm việc không có giấy phép lao động/giấy phép lao động đã hết hạn
Lưu ý:

Mức phạt này được áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức vi phạm thì mức phạt sẽ bằng 2 lần mức phạt đối với với cá nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

2. Mức phạt đối với người lao động nước ngoài làm việc không có giấy phép

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, người lao động nước ngoài sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các sai phạm sau:

  • Không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận thuộc diện được miễn giấy phép lao động theo quy định;
  • Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận thuộc diện được miễn giấy phép lao động đã hết hạn.

Phạt bổ sung: Người lao động nước ngoài sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc bị trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. 

>> Xem thêm: 3 trường hợp người nước ngoài bị thu hồi giấy phép lao động.

Dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài

Tuyển dụng người lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn cao cho các vị trí trọng yếu của công ty là điều cần thiết. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn e ngại việc làm thủ tục cấp giấy phép lao động, thủ tục làm work permit cho người nước ngoài vì không có kinh nghiệm và tốn nhiều thời gian. 

Tham khảo ngay dịch vụ xin giấy phép lao động (work permit) của Anpha dưới đây:

  • Hỗ trợ xin giấy phép lao động toàn quốc;
  • Phí dịch vụ trọn gói chỉ từ 6.000.000 đồng;
  • Đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục với chuỗi dịch vụ trọn gói gồm: 
    • Dịch vụ xin visa;
    • Dịch vụ xin lý lịch tư pháp;
    • Dịch vụ làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài.
  • Miễn phí công chứng các giấy tờ cần thiết khi làm hồ sơ xin giấy phép lao động;
  • Miễn phí bàn giao giấy phép tận nơi.

>> Xem chi tiết: Dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài.

GỌI NGAY

Một số câu hỏi về giấy phép lao động của người nước ngoài

1. Thuê người nước ngoài không có giấy phép lao động làm việc có bị phạt không?

Có. Người sử dụng lao động thuê người nước ngoài không có giấy phép lao động hoặc giấy phép lao động hết hạn (trừ trường hợp được miễn giấy phép lao động) làm việc có thể bị xử phạt hành chính từ 30.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng. Mức phạt này được áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức vi phạm thì mức phạt sẽ bằng 2 lần mức phạt đối với với cá nhân.

2. Người nước ngoài không có giấy phép lao động làm việc tại Việt Nam có bị phạt không?

Có. Người nước ngoài không có giấy phép lao động hoặc giấy phép lao động hết hạn nhưng vẫn ở lại Việt Nam làm việc bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất khỏi Việt Nam.

3. Giấy phép lao động có thời hạn bao lâu?

Giấy phép lao động của người nước ngoài chỉ có thời hạn sử dụng tối đa là 2 năm và chỉ được gia hạn 1 lần duy nhất. Trường hợp giấy phép lao động hết hạn mà người nước ngoài vẫn muốn tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp, thì doanh nghiệp phải làm thủ tục xin gia hạn giấy phép lao động.

>> Tìm hiểu thêm: Thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) -  0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH