Chi tiết các chi phí trong và sau thời gian tạm ngừng kinh doanh

Bài viết liệt kê các khoản chi phí trong và sau thời gian tạm ngừng kinh doanh? Tham khảo thêm: tạm ngừng kinh doanh là gì? Thời hạn tạm ngừng kinh doanh.

Tạm ngừng kinh doanh là gì? Quy định mới về tạm ngừng kinh doanh

Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp tạm thời không thực hiện những hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Trong thời gian tạm ngừng, doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng, không được xuất hóa đơn hay có bất kỳ hoạt động nào khác.

Hiện nay, Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã có quy định mới về tạm ngừng kinh doanh. Theo đó, để tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải lưu ý:

  1. Gửi thông báo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 3 ngày làm việc, trước ngày doanh nghiệp chính thức tạm ngừng kinh doanh;
  2. Với mỗi lần thông báo, doanh nghiệp chỉ được tạm ngừng kinh doanh tối đa 1 năm;
  3. Sau 1 năm tạm ngừng, nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục tạm ngừng thì cũng phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 3 ngày làm việc, trước ngày tạm ngừng kinh doanh;
  4. Chuẩn bị bộ hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh theo quy định hiện hành và gửi đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

>> Tham khảo thêm: Hồ sơ, thủ tục tạm ngừng kinh doanh.

Chi phí phát sinh trong thời gian tạm ngừng kinh doanh

Trong nội dung này, Anpha chia sẻ các khoản chi phí trong và sau thời gian doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chủ yếu là các khoản chi phí về thuế.

1. Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trọn năm dương lịch (01/01 - 31/12)

Với trường hợp này, doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN và thuế TNDN.

Ví dụ 1:

Công ty A nộp văn bản thông báo tạm ngừng kinh doanh kể từ ngày 01/01/2023 - 31/12/2023 (trọn năm dương lịch) thì năm 2023 công ty A:

  • Không phải nộp lệ phí môn bài năm 2023;
  • Không phải nộp tờ khai thuế GTGT và thuế TNCN;
  • Không phải quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN và thuế GTGT;
  • Không phải nộp báo cáo tài chính năm 2023.

Lưu ý:

Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng lần 1 không trọn năm, sau đó tiếp tục tạm ngừng lần 2 thì vẫn được miễn lệ phí môn bài của năm thứ 2 nếu tạm ngừng trọn năm thứ 2.

Ví dụ 2:

Công ty B lần 1 đăng ký tạm ngừng từ 01/07/2022 - 30/06/2023. Sau đó, công ty lại tiếp tục đăng ký tạm ngừng từ 01/07/2023 - 30/06/2024 (trọn năm dương lịch). Vậy thì, năm 2023 công ty B sẽ được:

  • Miễn lệ phí môn bài;
  • Miễn các báo cáo thuế, báo cáo tài chính như ví dụ 1.

Tuy nhiên, khi làm thủ tục tạm ngừng lần 2 (từ 01/07/2023 - 30/06/2024), công ty B cần thông báo với cơ quan thuế để cơ quan điều chỉnh giảm nghĩa vụ thuế môn bài năm của năm 2023.

>> Tham khảo thêm: Bậc thuế môn bài doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch

Theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP, nếu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không tròn tháng, quý hoặc không tròn năm dương lịch (năm tài chính) thì:

  • Phải nộp hồ sơ kê khai thuế theo tháng, quý;
  • Phải nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN và thuế GTGT;
  • Phải nộp báo cáo tài chính năm;
  • Không được sử dụng hóa đơn.

Lưu ý:

Nếu tại thời điểm tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp vẫn còn nợ tiền cơ quan bảo hiểm xã hội thì phải tiếp tục thanh toán và làm thủ tục báo giảm lao động. Sau khi hoàn thành cả 2 việc trên, doanh nghiệp sẽ không phát sinh các nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội nữa.

----------

Từ các ví dụ trên bạn có thể thấy rằng, nếu tạm ngừng kinh doanh không trọn năm thì doanh nghiệp phải kê khai quyết toán thuế TNDN và nộp báo cáo tài chính năm đầy đủ, dù doanh nghiệp chỉ hoạt động 1 ngày.

3. Chi phí khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh tại Anpha

Ngoài các khoản về thuế như đã nêu trên thì trước khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị một khoản phí cho việc thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh. 

Song, với những ai chưa có kinh nghiệm làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh thì việc tự mình thực hiện sẽ tốn khá nhiều thời gian và công sức. Lúc này, sử dụng dịch vụ được xem là sự lựa chọn tối ưu vì vừa tiết kiệm chi phí vừa không mất thời gian tìm hiểu, đi lại.

Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh tại Anpha - 700.000 đồng

Bạn có thể tham khảo và lựa chọn dịch vụ tạm ngừng kinh doanh tại Anpha với mức phí trọn gói chỉ 700.000 đồng, hoàn thành từ 3 ngày làm việc. Anpha sẽ thay bạn hoàn thành mọi thủ tục và bàn giao kết quả tận nơi theo yêu cầu.

GỌI NGAY

Chi phí phát sinh sau khi tạm ngừng kinh doanh

Như Anpha chia sẻ ở nội dung trên, sau thời gian tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ phát sinh các nghĩa vụ thuế như thuế TNDN, thuế TNCN, thuế GTGT… 

1. Mức nộp lệ phí môn bài

Tùy vào vốn điều lệ mà doanh nghiệp nộp thuế môn bài tương ứng như sau:

  • Bậc 1 - 3.000.000 đồng/năm: Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng;
  • Bậc 2 - 2.000.000 đồng/năm: Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống;
  • Bậc 3 - 1.000.000 đồng/năm: Đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

2. Chi phí thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN - Hướng dẫn công thức, phương pháp tính

Mỗi doanh nghiệp sẽ có mức phí nộp thuế GTGT, thuế TNDN hay thuế TNCN không giống nhau do phụ thuộc vào doanh thu và nhiều yếu tố khác. Vì thế, Anpha sẽ chia sẻ công thức, phương pháp tính để doanh nghiệp dễ dàng biết được mức phí sẽ nộp là bao nhiêu.

2.1. Thuế giá trị gia tăng

➨ Công thức xác định thuế GTGT

Thuế GTGT = Giá tính thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT
Trong đó: Giá tính thuế GTGT là giá bán ra không bao gồm thuế GTGT.

➨ Phương pháp tính thuế GTGT

Có 2 phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.

Với phương pháp khấu trừ

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Với phương pháp trực tiếp

Cách tính thuế trực tiếp này bao gồm 2 phương pháp là xác định thuế thuế trên GTGT và xác định thuế trên doanh thu. 

Cụ thể:

✧✦ Phương pháp xác định thuế GTGT trực tiếp trên GTGT được áp dụng cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác, thiết kế mẫu vàng bạc, đá quý, theo công thức như sau:

Thuế GTGT phải nộp = GTGT x Thuế suất thuế GTGT
Trong đó: 

Thuế suất thuế GTGT là 10%;

Giá trị gia tăng = Giá bán của vàng, bạc đá quý bán ra - Giá mua của vàng bạc đá quý mua vào tương ứng.

✧✦ Phương pháp xác định thuế GTGT trên doanh thu được áp dụng với những doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu của khách hàng hàng năm dưới 1 tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ hoặc doanh nghiệp mới được mở để hoạt động, trừ trường đăng ký tự nguyện…

Công thức tính thuế GTGT phải nộp:

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ %
>> Tham khảo chi tiết: Phương pháp, công thức tính thuế GTGT.

2.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp

➨ Công thức tính thuế TNDN

Đối với doanh nghiệp không xác định rõ chi phí trong kỳ tính thuế

Thuế TNDN = Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ x Thuế suất thuế TNDN
Đối với doanh nghiệp xác định rõ chi phí trong kỳ tính thuế
Thuế TNDN = [Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)] x Thuế suất thuế TNDN
Trong đó:

Thu nhập tính thuế = Khoản thu nhập chịu thuế (*) - (Khoản thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)

(*): Thu nhập chịu thuế TNDN = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

>> Tham khảo: Hướng dẫn cách tính thuế TNDN.

2.3. Thuế thu nhập cá nhân

Trước khi tính thuế TNCN từ tiền lương tiền công, doanh nghiệp cần xác định người lao động thuộc đối tượng nào sau đây:

  • Cá nhân không cư trú;
  • Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên;
  • Cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng.

Tùy vào việc người lao động thuộc 1 trong 3 đối tượng trên mà doanh nghiệp tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công sẽ khác nhau.

>> Để biết chi tiết công thức tính thuế TNCN của từng trường hợp, bạn tham khảo bài viết: Cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

3. Các khoản chi phí phát sinh khác

Hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng, ngoài các chi phí bắt buộc phải nộp về thuế, doanh nghiệp còn có các khoản chi khác cần chuẩn bị như: chi phí thuê hoặc sửa chữa lại văn phòng, cơ sở vật chất, chi phí làm thủ tục tái hoạt động (trường hợp doanh nghiệp hoạt động trở lại trước thời hạn).

Tham khảo dịch vụ tái hoạt động (hoạt động trở lại trước thời hạn tạm ngừng kinh doanh) và dịch vụ giải thể tại Anpha:

>> Dịch vụ thông báo tái hoạt động sau thời gian tạm ngừng kinh doanh - từ 700.000 đồng.

>> Dịch vụ làm thủ tục giải thể công ty - từ 1.500.000 đồng.

GỌI NGAY

Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Nếu tự mình thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh, bạn có thể làm theo hướng dẫn mà Anpha chia sẻ dưới đây:

➨ Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Chi tiết hồ sơ tạm ngừng kinh doanh gồm các thành phần sau:

  • Thông báo tạm ngừng kinh doanh;
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCD/hộ chiếu người thực hiện thủ tục;
  • Giấy ủy quyền (trường hợp cá nhân nộp hồ sơ không phải là người đại diện pháp luật);
  • Quyết định của chủ sở hữu về việc tạm ngừng kinh doanh (đối với công ty TNHH 1 TV);
  • Biên bản họp và quyết định của hội đồng thành viên/hội đồng quản trị về việc tạm ngừng kinh doanh (đối với công ty TNHH 2 TV trở lên và công ty cổ phần);

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh.

➨ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

➨ Cách thức nộp hồ sơ:

Bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 cách nộp sau:

  • Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT;
  • Cách 2: Nộp online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

>> Tham kho: Chi tiết thủ tục làm hồ sơ tạm ngừng kinh doanh.

Quy định về thời hạn tạm ngừng kinh doanh

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thời hạn tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp không được quá 1 năm.

Sau khi hết hạn 1 năm, doanh nghiệp muốn tiếp tục ngừng hoạt động thì phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 3 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.

➨ Như vậy, thời gian tạm ngừng kinh doanh mỗi lần thông báo không quá 1 năm và không hạn chế số lần tạm ngừng liên tiếp. Tuy nhiên, doanh nghiệp lưu ý phải gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 3 ngày việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh như đã nói trên.

Câu hỏi thường gặp về chi phí trong và sau thời gian tạm dừng kinh doanh

1. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh có đóng thuế môn bài không?

Trường hợp, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trọn 12 tháng năm dương lịch và đáp ứng đủ điều kiện về quy định miễn lệ phí môn bài khi tạm ngừng hoạt động kinh doanh thì năm tạm ngừng đó không phải đóng lệ phí môn bài.

Trường hợp, doanh nghiệp tạm ngừng không trọn năm dương lịch thì phải đóng mức lệ phí môn bài cho cả năm.


2. Mức nộp lệ phí môn bài khi doanh nghiệp hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngưng như thế nào?

Tùy vào vốn điều lệ mà doanh nghiệp nộp thuế môn bài tương ứng như sau:

  • Bậc 1 - 3.000.000 đồng/năm: Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng;
  • Bậc 2 - 2.000.000 đồng/năm: Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống;
  • Bậc 3 - 1.000.000 đồng/năm: Đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

3. Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có phải đóng BHXH cho người lao động không?

  • Nếu doanh nghiệp đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ tài chính cho người lao động trước thời điểm tạm ngừng kinh doanh thì không phải tiếp tục đóng BHXH trong thời gian tạm ngừng kinh doanh;
  • Nếu tại thời điểm tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp vẫn còn nợ tiền cơ quan bảo hiểm xã hội thì phải tiếp tục thanh toán và làm thủ tục báo giảm lao động. Sau khi hoàn cả 2 việc trên, doanh nghiệp sẽ không phát sinh các nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội nữa.

4. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh là bao lâu?

Căn cứ Khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp không được quá 1 năm.

Sau khi hết hạn 1 năm, doanh nghiệp muốn tiếp tục ngừng hoạt động thì phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 3 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.


5. Anpha có dịch vụ tạm ngừng kinh doanh không?

Có. Dịch vụ tạm ngừng hoạt động kinh doanh tại Anpha với chi phí trọn gói chỉ 700.000 đồng, cam kết không phát sinh chi phí. Trong thời gian từ 3 ngày làm việc, Anpha sẽ hoàn thành mọi thủ tục và bàn giao kết quả tận nơi cho bạn.


6. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh gồm những thành phần nào?

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh sẽ gồm có các thành phần sau:

  • Thông báo tạm ngừng kinh doanh;
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCD/hộ chiếu người thực hiện thủ tục;
  • Giấy ủy quyền (trường hợp cá nhân nộp hồ sơ không phải là người đại diện pháp luật)
  • Quyết định của chủ sở hữu về việc tạm ngừng kinh doanh (đối với công ty TNHH 1 TV);
  • Biên bản họp và quyết định của hội đồng thành viên/hội đồng quản trị về việc tạm ngừng kinh doanh (đối với công ty TNHH 2 TV trở lên và công ty cổ phần);

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh.


Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

2 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH