8 Chính sách hỗ trợ thành lập Hợp tác xã, Liên hiệp HTX - Mới

Chính sách hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp HTX bao gồm những gì? Những ưu đãi, chính sách của nhà nước khi thành lập hợp tác xã nông nghiệp? Anpha sẽ phân tích chi tiết qua bài viết sau đây.

Ưu nhược điểm của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã 

Ưu điểm của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

  • Hạn chế được rủi ro khi tham gia thành lập vì thành viên hợp tác xã và liên hiệp HTX chịu trách nhiệm tài sản hữu hạn;
  • Tạo ra nhiều việc làm cho thành viên tham gia;
  • Dễ dàng thu hút đông đảo thành viên tham gia (không bị giới hạn số lượng thành viên);
  • Mục đích thành lập hợp tác xã, liên hiệp HTX nhằm hỗ trợ, phát triển thành viên; nhận được nhiều chính sách của nhà nước do đó tạo môi trường tốt để các thành viên phát triển.

Hạn chế khi thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

  • Khó thu hút thành viên tham gia góp vốn do quyền và trách nhiệm không phụ thuộc theo tỷ vốn góp (đa số dựa trên công sức lao động, số lượng và giá trị sản phẩm tiêu thụ);
  • Thành viên HTX, liên hiệp HTX không chủ động quyết định các hoạt động của HTX do số lượng thành viên đông và có quyền hạn bình đẳng.

>> Xem thêm: So sánh hợp tác xã, liên hiệp HTX với các loại hình doanh nghiệp, HKD.

8 chính sách hỗ trợ (ưu đãi) của nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp HTX

1. Chính sách hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp HTX 

  • Đối tượng được hỗ trợ:
    • Hợp tác xã, liên hiệp HTX đang hoạt động (hoạt động kém hoặc có nhu cầu phát triển, mở rộng);
    • Hợp tác xã, liên hiệp HTX thành lập mới từ việc hợp nhất, sáng lập, chia tách;
    • Người dân có nhu cầu thành lập hợp tác xã, liên hiệp HTX.
  • Nội dung hỗ trợ:
    • Được tư vấn, tập huấn về kinh tế HTX theo quy định pháp luật;
    • Hỗ trợ tư vấn xây dựng, sửa đổi điều lệ;
    • Hướng dẫn thủ tục thành lập hợp tác xã, liên hiệp HTX và các hỗ trợ khác liên quan đăng ký kinh doanh hợp tác xã, tổ chức hoạt động hợp tác xã kiểu mới.
  • Nguồn và mức hỗ trợ kinh phí:
    • 100% ngân sách địa phương đảm bảo đối với thành lập mới hoặc đăng ký thay đổi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
    • 50% đối với trường hợp tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp HTX do sáp nhập, chia tách, hợp nhất

>> Xem thêm: Điều kiện, thủ tục thành lập hợp tác xã.

2. Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và quy định về vay vốn

Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hỗ trợ tiếp cận, vay vốn ưu đãi lãi suất và bảo lãnh tín dụng từ quỹ hợp tác xã hoặc từ các tổ chức, tín dụng khác.

Thủ tục vay vốn của hợp tác xã, liên hiệp HTX được quy định trong quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, cụ thể như sau:

  • Đối tượng vay vốn: Hợp tác xã, liên hiệp HTX, thành viên của tổ HTX, HTX (trừ thành viên HTX là doanh nghiệp).
  • Điều kiện vay vốn:
    • Thành viên hợp tác xã là cá nhân từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
    • Dự án đầu tư, mô hình kinh doanh được quỹ hợp tác xã thẩm định, đánh giá khả thi và có khả năng trả nợ; bảo đảm tiền vay theo quy định;
    • Vốn chủ sở hữu tham gia tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư dự án, mô hình sản xuất kinh doanh;
    • Không có nợ xấu các tổ chức tín dụng tại thời điểm giải ngân lần đầu với quỹ hợp tác xã.
  • Mức vốn cho vay và thời hạn:
    • Căn cứ vào phương án sử dụng vốn vay, khả năng tài chính, khả năng hoàn trả, bảo đảm tiền vay của HTX, liên hiệp HTX;
    • Giới hạn cho vay (tổng mức dư nợ cho vay): 
      • Đối với HTX hoặc liên hiệp HTX: Tối đa 15% vốn điều lệ thực có của quỹ HTX (tính tại thời điểm quyết định cho vay);
      • Đối với HTX hoặc liên hiệp HTX và người có liên quan: Tối đa 25% vốn điều lệ thực có của quỹ HTX (tính tại thời điểm quyết định cho vay).
    • Thời hạn cho vay cụ thể do quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã quy định.
  • Lãi suất vay:
    • Được quy định theo chính sách hỗ trợ của nhà nước, từng địa phương và quy định khác của pháp luật;
    • Lãi suất quá hạn được quỹ hợp tác xã quy định tùy từng trường hợp cụ thể nhưng tối đa 150% lãi suất cho vay trong hạn;
    • Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp HTX không có khả năng trả nợ hay trả lãi tiền vay sẽ được quỹ hợp tác xã cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định.

3. Hỗ trợ cơ sở hạ tầng và chế biến sản phẩm

  • Đối tượng được hỗ trợ: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp, lâm, ngư, diêm nghiệp.
  • Điều kiện được hỗ trợ:
    • HTX, liên hiệp HTX làm đơn đề nghị hỗ trợ gửi cấp chính quyền địa phương;
    • Chính quyền địa phương có phương án hỗ trợ căn cứ vào tình hình thực tế, quy mô và mô hình hoạt động của HTX, liên hiệp HTX.
  • Nội dung hỗ trợ:
    • Xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng như: nhà kho, phân xưởng sản xuất - chế biến, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất…;
    • Xây dựng các công trình liên quan đến thủy lợi, giao thông nội đồng;
    • Xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng thủy, hải sản;
    • Hưởng chính sách cho thuê đất như miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước…;
    • Được ưu tiên vay vốn tại các tổ chức tín dụng theo quy định;
    • Hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh;
    • Chế biến sản phẩm: Hỗ trợ nghiên cứu xây dựng dự án đầu tư, ưu đãi tín dụng khi triển khai dự án.
  • Nguồn vốn và mức hỗ trợ:
    • Tối đa 100% từ ngân sách nhà nước;
    • Hỗ trợ từ ngân sách địa phương được căn cứ vào mức vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, vốn từ các nguồn, tính chất dự án/phương án;
    • Tối đa 100% (tổng mức đầu tư của dự án) từ ngân sách trung ương dành cho các dự án liên vùng, khu vực do các bộ, cơ quan trung ương quản lý.
  • Cơ chế quản lý tài sản sau đầu tư bao gồm:
    • Hỗ trợ của nhà nước là tài sản không chia. Do đó, nếu hợp tác xã giải thể thì tài sản được chuyển cho chính quyền nơi HTX đăng ký thành lập quản lý;
    • Sau khi các công trình, máy móc được đưa vào hoạt động thì HTX tự chi trả chi phí vận hành, bảo dưỡng.

4. Nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực (đào tạo và bồi dưỡng)

  • Đối tượng hỗ trợ:
    • Cán bộ quản lý HTX, liên hiệp HTX;
    • Thành viên hợp tác xã;
    • Công, viên chức của liên minh hợp tác xã các cấp.
  • Điều kiện nhận hỗ trợ:
    • Được tổ chức cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn;
    • Đủ điều kiện tuyển sinh của cơ sở đào tạo (năng lực, trình độ đáp ứng chương trình).
  • Nội dung, kinh phí hỗ trợ: 
    • Hoạt động đào tạo (từ nguồn ngân sách địa phương): 100% học phí và tài liệu theo quy định của cơ sở đào tạo; chi phí ăn ở ít nhất bằng 1,5 mức lương tối thiểu vùng;
    • Hoạt động bồi dưỡng (từ nguồn ngân sách trung ương): 100% kinh phí đi lại, tài liệu; chi phí ăn ở tùy thuộc vào khu vực và lĩnh vực theo quy định (100% cho tổ chức nằm trong vùng đặc biệt khó khăn, 90% cho tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 80% đối với tổ chức khác);
    • Đối với lao động trẻ về làm việc tại hợp tác xã, liên hiệp HTX: Được hỗ trợ hằng tháng ít nhất bằng 1,5 lần mức lương tối thiểu vùng từ nguồn ngân sách địa phương (tối đa 2 người/năm, 3 năm/người).

5. Xúc tiến thương mại, phát triển thị trường

  • Đối tượng hỗ trợ: Hợp tác xã, liên hiệp HTX hoạt động trên tất cả các ngành, lĩnh vực.
  • Điều kiện nhận hỗ trợ: Có sản phẩm liên quan chuỗi giá trị, hoạt động sản xuất xanh, OCOP.
  • Nội dung và mức hỗ trợ:
    • Từ ngân sách địa phương: Hỗ trợ 100% chi phí tham gia hội chợ trong nước, chi phí liên quan đến thuê địa điểm thương mại sản phẩm;
    • Từ ngân sách trung ương: Hỗ trợ 100% kinh phí hoạt động liên quan hội chợ triển lãm tại nước ngoài, chứng nhận chất lượng, phát triển nhãn hiệu, thương hiệu, truy xuất nguồn gốc và duy trì hoạt động trong 3 năm đầu tiên.

6. Hỗ trợ áp dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới 

  • Đối tượng hỗ trợ: Luật chưa quy định cụ thể giới hạn đối tượng được nhận hỗ trợ.
  • Nội dung được hỗ trợ:
    • Hỗ trợ đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ từ nguồn kinh phí của quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia và cấp tỉnh;
    • Được cấp nguồn kinh phí hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ theo quy định từ nguồn kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học công nghệ của nhà nước.

7. Tham gia chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội

  • Tham gia và quản lý các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng như: công trình chợ, công trình hạ tầng phát triển cụm công nghiệp, cụm làng nghề nông thôn;
  • Các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn theo quy định.

8. Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác của nhà nước theo quy định

Cách đăng ký hưởng các chính sách hỗ trợ hợp tác xã, liên hiệp HTX

Luật Hợp tác xã hiện hành chưa quy định cụ thể cách thức đăng ký hưởng những chính sách hỗ trợ ưu đãi của nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp HTX. 

Theo đó, UBND từng địa phương sẽ tùy vào tình hình, đặc thù kinh tế của địa phương để xây dựng và hướng dẫn cách thực hiện nhận các chính sách ưu đãi, hỗ trợ trên. 

Để được tư vấn miễn phí quy trình thành lập hợp tác xã, liên hiệp HTX cũng như hỗ trợ đăng ký hưởng các chính sách của nhà nước, bạn có thể tham khảo dịch vụ đăng ký hợp tác xã tại Anpha.

Các câu hỏi thường gặp

Thành lập hợp tác xã là lựa chọn tối ưu cho cá nhân nhỏ lẻ, không đủ khả năng tự kinh doanh một mình bởi tính cộng đồng, hỗ trợ nhau phát triển và có quyền trách nhiệm bình đẳng, bên cạnh đó HTX thường nhận được nhiều chính sách, ưu đãi đặc biệt của nhà nước.

Xem thêm 8 chính sách hỗ trợ (ưu đãi) của nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp HTX.

Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế độc lập, được các thành viên có nhu cầu, lợi ích chung cùng tự nguyện thành lập theo quy định của pháp luật. Mục đích thành lập hợp tác xã nông nghiệp nhằm tương trợ, phát triển cộng đồng thành viên hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và kinh doanh các ngành nghề liên quan.

Hợp tác xã kiểu mới là tổ chức kinh tế độc lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012 và có bản chất đổi mới so với hợp tác xã kiểu cũ (thay vì hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung như kiểu cũ, HTX kiểu mới kinh doanh độc lập trong cơ chế thị trường, các thành viên có quyền quyết định bình đẳng với nhau…).

Được.

Hợp tác xã được vay vốn các tổ chức tín dụng (trong đó có ngân hàng) theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, quỹ hỗ trợ phát hợp tác xã được ban hành, có nhiều chính sách ưu đãi, quy định về cho vay vốn đối với hợp tác xã, xem thêm tại đây.

Để đăng ký kinh doanh hợp tác xã, cần đăng ký và nộp hồ sơ tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện, nơi bạn đăng ký đặt trụ sở chính.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc), 0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

2 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH