Điều kiện, các giấy phép cần có để kinh doanh xuất khẩu gạo

Xuất khẩu gạo có cần xin giấy phép? Các loại giấy phép và điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo quốc tế cần có. Đăng ký mã HS gạo và biểu thuế gạo xuất khẩu.

Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo 

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP, điều kiện để kinh doanh xuất khẩu gạo ra nước ngoài như sau:

  1. Thương nhân phải đăng ký kinh doanh, được cấp giấy phép thành lập theo quy định;
  2. Đáp ứng các điều kiện:
    • Có ít nhất 1 kho chuyên dùng để chứa gạo, thóc đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
    • Có ít nhất 1 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở xay, xát, chế biến thóc gạo theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
  3. Có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo;
  4. Có kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đảm bảo đáp ứng điều kiện kinh doanh theo điều 2 kể trên. Đồng thời, các kho chứa này có thể do thương nhân sở hữu hoặc do thương nhân thuê lại theo hợp đồng thuê với thời hạn thuê tối thiểu là 5 năm (*).

Lưu ý:

(*) Thương nhân có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo không được cho thương nhân khác thuê lại kho chứa, cơ sở đã được dùng để kê khai trong đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận của mình dưới mục đích xin cấp giấy chứng nhận.

Trường hợp chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng, gạo đồ thì:

  1. Không cần đáp ứng các điều kiện trên;
  2. Không phải thực hiện dự trữ lưu thông tối thiểu (tương đương 5% số lượng gạo đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó);
  3. Báo cáo định kỳ tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo cho Bộ Công thương vào ngày 20 hàng tháng;
  4. Khi thực hiện thủ tục hải quan chỉ cần xuất trình cho cơ quan quản lý hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực 1 trong các giấy tờ:
    • Văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền;
    • Chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định cấp.

Kinh doanh xuất khẩu gạo có cần xin giấy phép không?

Như Anpha đã đề cập thì kinh doanh gạo xuất khẩu là ngành nghề có điều kiện, vì vậy để mọi hoạt động kinh doanh hợp pháp và diễn ra suôn sẻ thì các thương nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục bắt buộc gồm:

  1. Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (thành lập doanh nghiệp/hộ gia đình);
  2. Xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (giấy phép con);
  3. Xin giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu;
  4. Đăng ký mã số mã vạch;
  5. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (nếu có);
  6. Kiểm nghiệm sản phẩm, công bố chất lượng sản phẩm;
  7. Thực hiện thủ tục hải quan đối với gạo xuất khẩu (cơ sở kinh doanh gạo xuất khẩu phải có hợp đồng xuất khẩu gạo nước ngoài).

>> Hướng dẫn chi tiết: Thủ tục đăng ký kinh doanh xuất khẩu gạo.

Dưới đây Kế toán Anpha sẽ hướng dẫn bạn thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp và hộ kinh doanh, cụ thể:

➧ Hồ sơ đăng ký thành lập công ty xuất khẩu gạo

Doanh nghiệp kinh doanh gạo xuất khẩu chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:

  1. Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty kinh doanh gạo;
  2. Điều lệ công ty;
  3. Danh sách thành viên đối với công ty TNHH;
  4. Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
  5. Bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các thành viên.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh gạo.

➧ Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh gạo xuất khẩu

Hộ kinh doanh gạo xuất khẩu cần chuẩn bị hồ sơ:

  1. Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gạo;
  2. Bản sao công chứng các giấy tờ:
    • Hợp đồng thuê nhà, sổ đỏ nếu chủ hộ đứng tên địa chỉ HKD;
    • Biên bản họp thành viên gia đình về việc thành lập HKD;
    • CCCD/hộ chiếu chủ hộ kinh doanh và các thành viên.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh.

Lưu ý:

1) Cơ quan tiếp nhận và thời gian xử lý hồ sơ:

  • Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở kinh doanh gạo đến Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính;
  • Hộ kinh doanh nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện hoặc Sở KH&ĐT nơi hộ kinh doanh mở cửa hàng;
  • Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong vòng 3 - 5 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ.

2) Đăng ký đầy đủ mã ngành: Để tránh mất thời gian trong quá trình xin giấy phép con (giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo), bạn cần đăng ký đầy đủ mã ngành nghề liên quan đến hoạt động kinh doanh, tra cứu ngành nghề kinh doanh gạo tại bài viết: Tra cứu thông tin mã ngành nghề kinh doanh Việt Nam.

----------------

Để tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí khi tự thực hiện thủ tục, bạn có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ thành lập tại Kế toán Anpha:

>> Dịch vụ thành lập doanh nghiệp kinh doanh gạo - Phí dịch vụ từ 250.000 đồng;

>> Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh gạo - Trọn gói chỉ 1.500.000 đồng.

Ngoài kết quả nhận được là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thì khi sử dụng dịch vụ thành lập tại Anpha bạn sẽ được tư vấn miễn phí 100% thủ tục xin cấp 6 loại giấy phép liên quan kể trên. Gọi ngay cho Anpha theo hotline dưới đây để được hỗ trợ nhanh chóng.
 

GỌI NGAY

Đăng ký mã HS và biểu thuế gạo xuất khẩu nước ngoài 

1. Đăng ký mã HS xuất khẩu gạo

Ngoài các giấy tờ pháp lý kể trên, thì để được xuất khẩu gạo ra nước ngoài bạn cũng cần đăng ký mã HS (HS code) - mã phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu. 

Theo quy định, mã HS của gạo xuất khẩu thuộc chương 10 - ngũ cốc (nhóm 1006), chi tiết từng loại như sau: 

Mã HS Mô tả hàng hóa

1006

Lúa gạo

100610

Thóc

100620

Gạo lứt

10063040

Gạo Hom Mali (SEN)

10063030

Gạo nếp (SEN)

10063050

Gạo Basmati (SEN)

10063060

Gạo Malys (SEN)

10063070

Gạo thơm khác (SEN)

10063091

Gạo đồ 

100630

Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa được đánh bóng hoặc hồ (glazed)

10064010

Loại dùng làm thức ăn chăn nuôi (SEN)

10064090

Loại khác (SEN)

Ngoài ra, bạn cũng có thể tự thực hiện tra cứu mã HS hàng hóa xuất nhập khẩu bằng cách truy cập Tổng cục Hải quan >> Chọn “Tra cứu Biểu thuế - Mã HS”.

Sau đó nhập chuỗi mã số tìm kiếm theo mã số HS (tối thiểu 4 số) hoặc nhập từ khóa để tìm kiếm trong mô tả hàng hóa >> Nhập mã xác thực rồi chọn “Tìm kiếm”.

2. Biểu thuế của gạo xuất khẩu nước ngoài

➧ Thuế giá trị gia tăng (GTGT) của gạo xuất khẩu là 0%. Cơ sở kinh doanh xuất khẩu gạo được hoàn lại thuế GTGT đầu vào của gạo xuất khẩu theo quy định (theo Công văn 13091/BTC-TCT).

➧ Thuế suất xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế nhóm 10.06 (lúa, gạo) là 0% (căn cứ tại Nghị định 26/2023/NĐ-CP).

Tình hình xuất khẩu gạo tại Việt Nam hiện nay

Lúa gạo được xem là loại hàng hóa thiết yếu, với hơn 50% dân số trên thế giới tiêu thụ mỗi ngày và còn là mặt hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực của nhiều quốc gia.

Hiện nay, Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) trong năm 2023 Việt Nam đã:

  • Xuất khẩu 8,13 triệu tấn gạo, trị giá 4,67 tỷ USD, tăng 14,4% về lượng và tăng 35,3% về kim ngạch so với năm 2022;
  • Giá xuất khẩu bình quân đạt 575 USD/tấn, tăng 18,26% so với năm 2022.

Mặc dù, nhiều chuyên gia dự đoán tình hình thế giới sẽ có nhiều khó khăn, nhưng tính đến hết quý I/2024, gạo xuất khẩu của Việt Nam đã đạt:

  • Trên 2,18 triệu tấn, trị giá 1,43 tỷ USD, tăng 17,6% về lượng, tăng 45,5% về kinh ngạch so với cùng kỳ năm 2023;
  • Giá xuất khẩu bình quân đạt 653,9 USD/tấn.

Có thể thấy được lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo vẫn không ngừng phát triển và còn là cơ hội để nhiều doanh nghiệp Việt Nam gia tăng lợi nhuận. Hãy cùng Kế toán Anpha tìm hiểu về điều kiện kinh doanh gạo xuất khẩu và các loại giấy phép bắt buộc đối với ngành nghề này trong bài viết dưới đây.

Các câu hỏi liên quan đến giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo

1. Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo gồm những gì?

Tại Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP, điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo nước ngoài gồm:

  • Được thành lập, đăng ký kinh doanh;
  • Đáp ứng các điều kiện về cơ sở xay, xát, chế biến và kho chứa thóc gạo theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
  • Có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo;
  • Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc gạo tuân thủ đúng quy định…

>> Xem chi tiết: Điều kiện kinh doanh gạo xuất khẩu.

2. Giấy phép xuất khẩu gạo quốc tế gồm những gì?

Doanh nghiệp, tổ chức cần hoàn thành 7 thủ tục đăng ký kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:

  1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo;
  3. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu;
  4. Kiểm nghiệm sản phẩm, công bố chất lượng sản phẩm;
  5. Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch;
  6. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (nếu có);
  7. Thực hiện thủ tục hải quan đối với gạo xuất khẩu.

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký kinh doanh gạo xuất khẩu.

3. Kinh doanh xuất khẩu gạo nước ngoài đăng ký mã HS gì?

Theo quy định, mã HS của gạo xuất khẩu thuộc chương 10 - ngũ cốc (nhóm 1006), chi tiết từng loại bạn có thể tham khảo tại.

>> Mã HS gạo thóc.

4. Kinh doanh xuất khẩu gạo cần đóng thuế gì?

Biểu thuế kinh doanh xuất khẩu gạo quốc tế gồm:

  • Thuế giá trị gia tăng: 0%;
  • Thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế: 0%.

5. Mở đại lý bán gạo có cần đăng ký kinh doanh không?

Để kinh doanh gạo tại nhà hoặc mở cửa hàng bán gạo nói chung, bạn bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo 1 trong 2 hình thức:

  • Thành lập hộ kinh doanh cá thể mua bán gạo;
  • Thành lập doanh nghiệp buôn bán gạo.

>> Xem thêm: Mở đại lý gạo có cần đăng ký hộ kinh doanh không?

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH