
Tìm hiểu: Quy định, thời hạn đóng cổng dịch công cấp tỉnh và cấp bộ, tích hợp Cổng dịch vụ công quốc gia thành điểm 1 cửa số theo Công văn 623/TTg-KSTT.
Theo Công văn 623/TTg-KSTT của Thủ tướng Chính phủ, toàn bộ các cổng dịch vụ công trực tuyến hiện có sẽ được tích hợp thành 1 cổng duy nhất là Cổng dịch vụ công quốc gia (hay còn gọi là điểm “một cửa số”).
Điều này có nghĩa là 63 hệ thống dịch vụ công cấp tỉnh trên toàn quốc và hệ thống dịch vụ công các bộ ngành như Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công Bộ Giao thông vận tải… sẽ tích hợp vào Cổng dịch vụ công quốc gia.
Thời hạn triển khai Cổng dịch vụ công quốc gia thành điểm “một cửa số” được quy định như sau:
- Trước ngày 30/06/2025: Hoàn thành việc tích hợp và cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến lên Cổng dịch vụ công quốc gia;
- Từ ngày 01/07/2025: Chính thức đóng cổng DVC cấp tỉnh, các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia;
- Đến tháng 02/2026: Triển khai đóng cổng DVC của cấp bộ, ngành.

Bắt đầu từ ngày 01/06/2025, TP. Hồ Chí Minh là thành phố đầu tiên triển khai tích hợp cổng dịch vụ công cấp tỉnh vào Cổng dịch vụ công quốc gia.
>> Có thể bạn quan tâm: Điểm mới khi đăng nhập Cổng dịch vụ công quốc gia.
Mục tiêu Chính phủ hướng tới trong công tác triển khai đóng cổng DVC cấp tỉnh và cấp bộ bao gồm:
- Cắt giảm ít nhất 30% điều kiện đầu tư, kinh doanh;
- Cắt giảm tối thiểu 30% chi phí và 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính;
- Đảm bảo 100% thủ tục liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến;
- Đảm bảo 100% thủ tục được thực hiện phi địa giới;
- Hoàn thành 100% phương án phân cấp, phân quyền giải quyết thủ tục hành chính;
- Rà soát 100% thủ tục hành chính nội bộ để đơn giản hóa, rút ngắn thời gian, giảm chi phí và phù hợp với tinh gọn bộ máy nhà nước.
Lợi ích khi đóng cổng DVC cấp tỉnh/bộ - Tích hợp Cổng dịch vụ công quốc gia
Việc đóng cổng dịch vụ công cấp tỉnh và cấp bộ không phải xóa bỏ chức năng tiếp nhận thủ tục hành chính của các cơ quan địa phương hay bộ, ngành mà nhằm hợp nhất toàn bộ các dịch vụ công trực tuyến, thể hiện cam kết của Chính phủ trong việc phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Cụ thể lợi ích của việc đóng cổng DVC cấp tỉnh và cấp bộ, tích hợp Cổng DVC quốc gia thành điểm “một cửa số” như sau:
- Cắt giảm bớt các thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình thực hiện. Người dân chỉ cần đăng nhập 1 lần để sử dụng nhiều dịch vụ;
- Hợp nhất các kênh tiếp nhận thủ tục hành chính thành một cổng duy nhất giúp người dân, doanh nghiệp dễ dàng truy cập, tra cứu, nộp hồ sơ mà không phải nhớ nhiều địa chỉ web khác nhau;
- Phòng tránh rủi ro lừa đảo từ các website giả mạo dịch vụ công;
- Giữ nguyên thẩm quyền giải quyết thủ tục của các bộ, ngành, địa phương nhưng chuyển hồ sơ qua trung tâm phục vụ hành chính công các cấp, đảm bảo quy trình minh bạch, có thể theo dõi và đôn đốc dễ dàng;
- Không cần duy trì hạ tầng công nghệ và đội ngũ kỹ thuật cho từng cổng riêng biệt tại các tỉnh, bộ ngành giúp tiết kiệm chi phí và nguồn lực vận hành.
Có thể bạn quan tâm:
>> Cách đăng ký khai sinh online - Trên Cổng DVC quốc gia;
>> Hướng dẫn cách làm lý lịch tư pháp online - Trên Cổng DVC quốc gia;
>> Cách mở tài khoản định danh điện tử cho doanh nghiệp - Trên Cổng DVC quốc gia;
>> Cách đóng BHYT hộ gia đình online - Trên Cổng DVC quốc gia.
Thông tin cung cấp trên dịch vụ công quốc gia sau khi đóng DVC cấp tỉnh, bộ
Sau khi đóng cổng dịch vụ công cấp tỉnh và cấp bộ thì cổng DVC quốc gia sẽ cung cấp đầy đủ, minh bạch các thông tin quan trọng và toàn bộ các thủ tục hành chính của địa phương, bộ, ngành.
Theo đó, mọi thủ tục trực tuyến sẽ không còn thực hiện trên cổng dịch vụ công cấp tỉnh, cấp bộ nữa mà thực hiện ngay trên website Cổng dịch vụ công quốc gia.
Nội dung thông tin được cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia bao gồm:
- Thông tin về thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến và các văn bản pháp luật liên quan;
- Hướng dẫn, hỏi đáp về việc thực hiện các thủ tục và nghĩa vụ tài chính;
- Thông báo tiếp nhận, trả kết quả, yêu cầu bổ sung hồ sơ, tình hình giải quyết thủ tục;
- Tiếp nhận và giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân;
- Đánh giá, khảo sát mức độ hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công;
- Báo cáo, thống kê liên quan đến tình hình giải quyết thủ tục;
- Thông tin liên hệ của cơ quan, cán bộ có thẩm quyền, đơn vị quản lý cổng dịch vụ công, tổng đài hỗ trợ;
- Thông tin về nghĩa vụ tài chính và thanh toán trực tuyến;
- Dịch vụ bưu chính công ích hỗ trợ thủ tục hành chính;
- Điều khoản sử dụng Cổng dịch vụ công quốc gia;
- Các thông tin khác theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Câu hỏi thường gặp khi đóng dịch vụ công cấp tỉnh/bộ, tích hợp DVC quốc gia
1. Chính phủ triển khai đóng các cổng dịch vụ công nào?
Toàn bộ các cổng dịch vụ công trực tuyến hiện có sẽ được tích hợp thành 1 cổng duy nhất. Điều này có nghĩa là 63 hệ thống dịch vụ công cấp tỉnh trên toàn quốc và hệ thống dịch vụ công các bộ ngành như Cổng DVC Bộ Công an, Cổng DVC Bộ Giao thông vận tải… sẽ tích hợp vào Cổng dịch vụ công quốc gia.
>> Xem chi tiết: Quy định đóng cổng dịch vụ công cấp tỉnh và cấp bộ.
2. Khi nào đóng cổng dịch vụ công cấp tỉnh và cấp bộ?
- Từ ngày 01/07/2025: Chính thức đóng cổng DVC cấp tỉnh;
- Đến tháng 02/2026: Triển khai đóng cổng DVC của các bộ, ngành.
>> Xem chi tiết: Thời hạn triển khai đóng dịch vụ công cấp tỉnh và cấp bộ.
3. Mục tiêu khi triển khai đóng cổng DVC cấp tỉnh và cấp bộ và tích hợp DVC quốc gia là gì?
Mục tiêu khi đóng cổng DVC cấp tỉnh và cấp bộ bao gồm:
- Cắt giảm ít nhất 30% điều kiện đầu tư, kinh doanh;
- Cắt giảm tối thiểu 30% chi phí và 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính;
- Đảm bảo 100% thủ tục liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến;
- Đảm bảo 100% thủ tục được thực hiện phi địa giới;
- Hoàn thành 100% phương án phân cấp, phân quyền giải quyết thủ tục hành chính;
- Rà soát 100% thủ tục hành chính nội bộ để đơn giản hóa, rút ngắn thời gian, giảm chi phí và phù hợp với tinh gọn bộ máy nhà nước.
>> Xem chi tiết: Mục tiêu triển khai đóng cổng DVC cấp tỉnh và cấp bộ.
4. Đóng dịch vụ công cấp tỉnh và cấp bộ thì làm thủ tục hành chính online ở đâu?
Mọi thủ tục hành chính trực tuyến sẽ thực hiện trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
5. Thanh toán lệ phí làm thủ tục hành chính trên Cổng DVC quốc gia được không?
Được. Bạn có thể theo dõi hồ sơ, nhận kết quả online và thanh toán ngay trên Cổng DVC quốc gia.
>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn nộp lệ phí trước bạ nhà đất online trên cổng DVC.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT