Điều kiện, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo (giấy phép con). Các loại báo cáo thương nhân, tổ chức kinh doanh gạo xuất khẩu thực hiện.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo là gì?
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (giấy phép con) được Bộ Công thương cấp cho tổ chức, thương nhân đã đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn, quy định để tham gia vào hoạt động xuất khẩu gạo.
Giấy phép kinh doanh gạo xuất khẩu còn là giấy tờ quan trọng chứng minh sự đáp ứng, tuân thủ các quy định pháp luật trong quá trình xuất khẩu gạo, từ đó giúp tổ chức, thương nhân tham gia vào thị trường quốc tế một cách hợp pháp và được công nhận.
>> Kinh doanh xuất khẩu gạo là ngành nghề có điều kiện, vì vậy để mọi hoạt động kinh doanh diễn ra hợp pháp, thương nhân phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo quốc tế.
Hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Tại Điều 6 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (giấy phép con) như sau:
Bộ hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo;
- Bản sao công chứng 1 trong 3 loại giấy phép:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Bản sao công chứng 1 trong 2 loại giấy tờ:
- Trường hợp thuê cơ sở chế biến, kho chứa: Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo;
- Trường hợp sở hữu cơ sở chế biến, kho chứa: Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo (mẫu số 1).
Theo đó, để xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo thì bạn cần hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh (xin giấy phép thành lập). Tham khảo dịch vụ đăng ký kinh doanh của Kế toán Anpha theo các đường dẫn sau đây:
- Dịch vụ thành lập công ty;
- Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể;
- Dịch vụ thành lập doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài.
Quy trình, thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo gồm 3 bước như sau:
➧ Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ theo hướng dẫn bên trên của Anpha;
➧ Bước 2: Nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo đến Bộ Công thương;
Thương nhân có thể nộp hồ sơ theo 1 trong 3 cách:
- Nộp trực tiếp đến Bộ Công thương (*);
- Nộp thông qua đường bưu điện;
- Nộp online qua Cổng thông tin điện tử Bộ Công thương.
(*) Thông tin Bộ Công thương:
- Địa chỉ: Số 54, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội;
- SĐT: 024 2220 5395;
- Email: hotro@moit.gov.vn.
➧ Bước 3: Chờ nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Thời gian Bộ Công thương xử lý hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh xuất gạo diễn ra như sau:
- Nếu hồ sơ hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc, Bộ Công thương sẽ cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo;
- Nếu hồ sơ không hợp lệ, trong vòng 7 ngày làm việc, Bộ Công thương sẽ trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Lưu ý:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh gạo xuất khẩu có hiệu lực trong 5 năm, kể từ ngày cấp;
- Tối thiểu 30 ngày trước ngày hết hiệu lực, thương nhân phải gửi hồ đề nghị cấp giấy chứng mới, trình tự và thủ tục thực hiện tương tự thủ tục cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo lần đầu.
>> Ngoài giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo thì tổ chức, thương nhân kinh doanh ngành nghề này còn phải hoàn thành khá nhiều thủ tục phức tạp khác. Bạn có thể tham khảo chi tiết tại: Thủ tục đăng ký kinh doanh xuất khẩu gạo quốc tế.
Trách nhiệm của thương nhân khi kinh doanh gạo xuất khẩu
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh gạo xuất khẩu, thương nhân cần thực hiện các trách nhiệm như sau:
- Báo cáo bằng văn bản ngay cho Bộ Công thương, Sở Công thương cấp tỉnh nơi thương nhân có kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã kê khai để được cấp giấy chứng nhận nếu:
- Kho chứa, cơ sở sản xuất không còn đáp ứng được các điều kiện kinh doanh;
- Có thay đổi về kho chứa, cơ sở sản xuất để đáp ứng điều kiện kinh doanh.
- Báo cáo tuần định kỳ vào thứ 5 cho Bộ Công thương về lượng thóc, gạo tồn kho thực tế theo từng chủng loại để tổng hợp số liệu phục vụ công tác điều hành;
- Báo cáo tháng định kỳ vào ngày 20 cho Bộ Công thương về tình hình ký kết và thực hiện hoạt động xuất khẩu gạo;
- Báo cáo quý, năm định kỳ và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền (*). Cụ thể:
- Báo cáo quý định kỳ trước ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp cho Bộ Công thương;
- Báo cáo năm định kỳ trước ngày 20/01 của năm kế tiếp cho Bộ Công thương;
- Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về tình hình xuất khẩu, sản xuất, giá thóc, gạo, tình hình sản xuất kinh doanh và các yêu cầu khác phục vụ mục đích quản lý điều hành xuất khẩu gạo;
- Báo cáo dạng tệp dữ liệu điện tử đến Bộ Công thương (Cục Xuất nhập khẩu) qua email: phongnlts@moit.gov.vn.
- Tích cực triển khai xây dựng vùng nguyên liệu theo chính sách của Nhà nước và báo cáo tình hình triển khai cho Bộ Công thương và cơ quan liên quan.
Lưu ý:
(*) Thương nhân thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân, Sở Công thương nơi đặt trụ sở chính, kho chứa, cơ sở sản xuất hoặc xây dựng vùng nguyên liệu.
Trường hợp thương nhân báo cáo không đúng sự thật hoặc không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định sẽ không được hưởng các chính sách ưu tiên như:
- Được tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng, quảng bá hình ảnh, thương hiệu trong và ngoài nước;
- Được tham gia chương trình mua thóc, gạo tạm trữ của nhà nước;
- Phân bổ chỉ tiêu thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung.
Câu hỏi về thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo
1. Giấy phép kinh doanh gạo xuất khẩu là gì?
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo hay giấy phép con được Bộ Công thương cấp cho tổ chức, thương nhân đã đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn, quy định tham gia vào hoạt động xuất khẩu gạo nước ngoài.
2. Điều kiện kinh doanh gạo xuất khẩu quốc tế?
Tại Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định chi tiết điều kiện kinh doanh gạo xuất khẩu gồm:
- Được thành lập - đăng ký kinh doanh hợp pháp;
- Có giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo (giấy phép con);
- Đáp ứng điều kiện về cơ sở xay, xát, chế biến và kho chứa gạo theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật…
>> Tham khảo chi tiết: Điều kiện kinh doanh gạo xuất khẩu.
3. Thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo?
Tổ chức, thương nhân thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo;
- Bước 2: Nộp hồ sơ đến Bộ Công thương;
- Bước 3: Chờ nhận kết quả.
>> Xem chi tiết: Quy trình xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo.
4. Thời gian cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo?
Trong vòng 15 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ Bộ Công thương sẽ cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo cho thương nhân, tổ chức.
5. Giấy phép cần có để kinh doanh xuất khẩu gạo quốc tế?
Thương nhân, tổ chức cần hoàn thành các thủ tục đăng ký kinh doanh xuất khẩu gạo gồm:
- Xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Xin giấy phép xuất khẩu gạo nước ngoài;
- Xin giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu;
- Thực hiện thủ tục công bố chất lượng sản phẩm;
- Xin giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch;
- Xin giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu (nếu có);
- Thực hiện thủ tục hải quan đối với gạo, thóc xuất khẩu.
>> Tham khảo ngay: Thủ tục đăng ký kinh doanh gạo xuất khẩu.
Gọi cho chúng tôi theo số
0984 477 711 (Miền Bắc) -
0903 003 779 (Miền Trung) -
0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT