Thủ tục đăng ký kinh doanh xuất khẩu gạo: giấy chứng nhận ĐKKD, giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, đăng ký MSMV, công bố sản phẩm, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thủ tục hải quan.
Kinh doanh gạo xuất khẩu là gì?
Kinh doanh xuất khẩu gạo quốc tế là hoạt động thương mại liên quan đến việc bán và vận chuyển gạo từ quốc gia sản xuất (xuất khẩu) sang các quốc gia khác (nhập khẩu).
Xuất khẩu gạo là một phần quan trọng trong ngành thương mại nông sản toàn cầu, đặc biệt đối với các quốc gia có sản lượng gạo lớn như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ.
Cùng Kế toán Anpha tìm hiểu chi tiết hơn về thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo trong mục dưới đây.
Kinh doanh xuất khẩu gạo là ngành nghề có điều kiện, vì vậy trước khi thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh thì các tổ chức, doanh nghiệp, thương nhân cần tìm hiểu điều kiện hoạt động ngành nghề này tại bài viết: Điều kiện kinh doanh gạo xuất khẩu.
1. Thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gạo
Tùy vào quy mô, định hướng phát triển mà bạn có thể lựa chọn thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh xuất khẩu gạo. Quy trình thực hiện như sau:
Hạng mục |
Thành lập công ty |
Thành lập hộ kinh doanh |
Thành phần hồ sơ |
Tham khảo và tải miễn phí:
>> Hồ sơ thành lập công ty
|
Tham khảo và tải miễn phí:
>> Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
|
Cơ quan tiếp nhận |
Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính |
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi HKD mở cửa hàng gạo |
Thời gian hoàn thành |
Từ 3 - 5 ngày làm việc, kế từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh |
Lưu ý:
Để tránh mất thời gian khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (giấy phép con), doanh nghiệp/hộ kinh doanh cần đăng ký đầy đủ mã ngành nghề liên quan tại bước này.
>> Tra cứu ngành nghề kinh doanh gạo tại: Tra cứu thông tin mã ngành nghề Việt Nam.
----------------
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Anpha để tối ưu thời gian và chi phí:
>> Dịch vụ thành lập công ty kinh doanh gạo;
>> Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh gạo.
2. Thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo (giấy phép con)
➧ Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 107/2018/NĐ-CP hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo bảng sau.
Bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo;
- Bản sao công chứng 1 trong 3 loại giấy chứng nhận:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Bản sao công chứng 1 trong 2 loại giấy tờ:
- Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo (nếu cơ sở kinh doanh gạo xuất khẩu phải thuê kho);
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo (nếu cơ sở kinh doanh gạo xuất khẩu là chủ sở hữu kho).
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
➧ Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
Bộ Công thương sẽ tiếp nhận, xử lý hồ sơ xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo cho cơ sở kinh doanh. Bạn có thể nộp hồ sơ theo 1 trong 3 cách:
- Nộp online qua Cổng dịch vụ công Bộ Công thương;
- Nộp qua đường bưu điện thông qua dịch vụ VNPost;
- Nộp trực tiếp đến Bộ Công thương tại:
- Địa chỉ: Số 54, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội;
- SĐT: 024 2220 5395;
- Email: hotro@moit.gov.vn.
➧ Thời gian xử lý hồ sơ
- Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công thương sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo;
- Trong vòng 7 ngày làm việc, nếu hồ sơ không hợp lệ, Bộ Công thương sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý:
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo có thời hạn là 5 năm, kể từ ngày cấp. Để tiếp tục kinh doanh, bạn cần thực hiện thủ tục cấp lại chứng nhận trong vòng 30 ngày trước ngày giấy chứng nhận hết hiệu lực.
>> Tham khảo chi tiết: Thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo.
3. Thủ tục xin giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu
➧ Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu gồm:
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu;
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu đối với trường hợp tái xuất khẩu (bản điện tử/bản chính).
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu.
➧ Nộp hồ sơ đến cơ quan kiểm dịch thực vật
Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Bạn có thể nộp sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu bằng 1 trong 3 cách:
- Nộp online qua Cổng thông tin một cửa quốc gia;
- Nộp qua đường bưu điện thông qua dịch vụ VNPost;
- Nộp trực tiếp đến Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN&PTNT.
➧ Thời gian xử lý hồ sơ
Căn cứ vào kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ quyết định địa điểm kiểm dịch tại cơ sở sản xuất, nơi xuất phát, nơi bảo quản gạo hoặc tại cửa khẩu xuất và bố trí công chức kiểm tra lô gạo xuất khẩu ra nước ngoài.
Thời gian cấp giấy chứng nhận như sau:
- Trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, nếu lô gạo đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu, cơ quan kiểm dịch sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật;
- Nếu kéo dài hơn 24 giờ vì yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật, cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do;
- Trường hợp phát hiện lô gạo không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu, cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ từ chối cấp chứng nhận và thông báo cụ thể cho cơ sở kinh doanh gạo xuất khẩu.
4. Thủ tục đăng ký mã số mã vạch gạo xuất khẩu
➧ Hồ sơ xin giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch
Bộ hồ sơ đăng ký mã số, mã vạch gồm các giấy tờ:
- Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch (mẫu số 12);
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư hoặc quyết định thành lập.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch.
➧ Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp nhận, xử lý hồ sơ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch.
➧ Thời gian xử lý hồ sơ
- Trong vòng 5 ngày làm việc, nếu hồ sơ không hợp lệ cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo cho cơ sở kinh doanh gạo xuất khẩu nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;
- Trong vòng 20 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đã đóng đủ các khoản phí theo quy định, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận mã số, mã vạch.
Lưu ý:
Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký mã số, mã vạch không quá 3 năm kể từ ngày cấp.
>> Tham khảo ngay: Dịch vụ đăng ký mã số, mã vạch - Chỉ 3.000.000 đồng/100 mã.
5. Thủ tục công bố chất lượng sản phẩm
➧ Hồ sơ công bố sản phẩm gạo xuất khẩu nước ngoài
Bộ hồ sơ công bố gạo xuất khẩu gồm:
- Bản tự công bố sản phẩm gạo (mẫu số 1);
- Giấy chứng đăng ký kinh doanh;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của gạo xuất khẩu (*);
- Ảnh chụp hình ảnh, nhãn gốc của loại gạo cần công bố;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Bản tự công bố sản phẩm gạo.
(*): Phiếu kết quả kiểm nghiệm ATTP của gạo xuất khẩu phải:
- Đảm bảo hiệu lực trong thời hạn 12 tháng;
- Cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành.
Lưu ý:
Tất cả tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt, nếu có tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và công chứng.
➧ Trình tự thủ tục tự công bố sản phẩm gạo
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ tự công bố theo hướng dẫn phía trên;
Bước 2: Đăng tải hồ sơ lên địa chỉ của mình và của cơ quan tiếp nhận;
>> Hồ sơ tự công bố gạo xuất khẩu sẽ được đăng tải lên:
- Phương tiện thông tin đại chúng/trang thông điện tử hoặc niêm yết công khai tại trụ sở chính của cơ sở kinh doanh gạo;
- Công bố trên hệ thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm.
>> Nếu chưa có hệ thống thông tin dữ liệu về ATTP, cơ sở kinh doanh gạo nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được chỉ định bởi UBND tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương để:
- Thực hiện lưu trữ hồ sơ;
- Đăng tải tên cơ sở kinh doanh, các sản phẩm gạo tự công bố lên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
Bước 3: Nhận kết quả
Ngay sau khi tự công bố sản phẩm gạo xuất khẩu, cơ sở được quyền sản xuất, kinh doanh và chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính an toàn của các loại gạo đó.
Có thể bạn quan tâm:
>> Dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm;
>> Dịch vụ làm giấy chứng nhận ISO 22000:2018;
>> Dịch vụ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
6. Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu
Để tăng nhận diện thương hiệu, hạn chế tình trạng đạo nhái, cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường quốc tế, cơ sở kinh doanh gạo xuất khẩu nên đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu.
➧ Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu
Bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền gồm các giấy tờ:
- 2 bản tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- 5 mẫu nhãn hiệu gạo cần bảo hộ (*);
- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu;
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đăng ký;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác);
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên);
- Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho người khác làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu).
>> TẢI MIỄN PHÍ: Tờ khai đăng ký nhãn hiệu.
(*): Mẫu nhãn hiệu gạo cần bảo hộ phải thỏa các yêu cầu:
- Kích thước lớn hơn 2 x 2cm, không to quá 8 x 8cm;
- Nêu rõ màu sắc nếu là nhãn hiệu màu.
Lưu ý:
Trường hợp nhãn hiệu gạo cần đăng ký là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận thì phải bổ sung các tài liệu, giấy tờ theo quy định pháp luật.
>> Tham khảo chi tiết: Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền.
➧ Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiếp nhận, xử lý hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu. Bạn có thể nộp hồ sơ theo 1 trong 2 cách:
- Nộp trực tiếp đến Cục Sở hữu trí tuệ;
- Nộp online qua Cổng dịch vụ công trực tuyến Cục Sở hữu trí tuệ.
➧ Thời gian xử lý hồ sơ
Quy trình thẩm định và giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT được quy định như sau:
- Thời gian thẩm định hình thức: 1 tháng;
- Thời gian công bố đơn: trong 2 tháng, kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận hợp lệ;
- Thời gian thẩm định nội dung: không quá 9 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Lưu ý:
Trên thực tế, thời gian để Cục SHTT hoàn thành việc thẩm định và cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu sẽ kéo dài từ 16 - 18 tháng hoặc có thể lâu hơn, vì số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu luôn bị quá tải.
Để tiết kiệm tối đa thời gian tự thực hiện thủ tục phức tạp, bạn có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ tại Kế toán Anpha:
>> Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền - Phí dịch vụ chỉ từ 1.000.000 đồng.
7. Thủ tục hải quan xuất khẩu gạo nước ngoài
➧ Hồ sơ đăng ký hải quan để xuất khẩu gạo ra nước ngoài
Bộ hồ sơ hải quan đối với gạo xuất khẩu gồm các giấy tờ:
- Tờ khai hải quan đối với gạo xuất khẩu (2 bản chính);
- Hợp đồng mua bán gạo được xác lập bằng văn bản hoặc bằng hình thức có giá trị tương đương (1 bản chụp);
- Giấy phép xuất khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (1 bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu);
- Sổ và phiếu theo dõi gạo xuất khẩu (2 quyển).
>> TẢI MIỄN PHÍ: Tờ khai hải quan đối với gạo xuất khẩu.
➧ Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
Chi cục Hải quan sẽ tiếp nhận, đối chiếu hồ sơ, kiểm tra hàng hóa nhập khẩu và xác nhận thông quan. Bạn có thể nộp hồ sơ theo 1 trong 2 cách:
-------------
Để đơn giản hóa thủ tục cũng như thời gian thông quan, cơ sở kinh doanh gạo xuất khẩu gạo có thể thực hiện thủ tục khai báo hải quan online bằng chữ ký số, trình tự thực hiện như sau:
Bước 1: Khai báo thông tin hải quan
Thực hiện khai báo, nộp tờ khai xuất khẩu và hồ sơ hải quan thông qua Hệ thống VNACCS/VCIS - Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa quốc gia.
Bước 2: Hệ thống thực hiện phân luồng tờ khai hải quan
Chờ kết quả phản hồi về kết quả phân luồng thông qua Hệ thống VNACCS/VCIS. Cụ thể:
- Luồng 1: Được chấp nhận thông quan hàng hóa theo thông tin tại tờ khai hải quan và chuyển sang bước 3;
- Luồng 2: Chờ kiểm tra giấy tờ liên quan trong hồ sơ hải quan được gửi qua hệ thống:
- Nếu hồ sơ phù hợp, chuyển sang bước 3;
- Nếu hồ sơ không phù hợp hoặc có nghi vấn, cơ quan hải quan sẽ quyết định chuyển tờ khai sang luồng 3 và thực hiện kiểm tra hàng hóa thực tế.
- Luồng 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa, quy trình thực hiện như sau:
- Hệ thống sẽ gửi thông báo, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa do cơ quan hải quan thông báo qua hệ thống;
- Đăng ký địa điểm, thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa với cơ quan hải quan.
Bước 3: Nộp thuế và phí theo quy định
Bước 4: Thông quan hàng hóa
Thực hiện in danh sách container, danh sách hàng hóa tại Cổng thông tin điện tử hải quan hoặc hệ thống khai của người khai hải quan và cung cấp cho Chi cục Hải quan quản lý khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm để được thông quan.
➧ Thời gian xử lý hồ sơ
- Thời hạn tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ: Ngay sau khi nộp hồ sơ, nếu hồ sơ đăng ký hải quan xuất khẩu gạo đúng quy định;
- Thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:
- Chậm nhất là 8 giờ làm việc đối với lô gạo xuất khẩu theo hình thức kiểm tra thực tế 1 phần hàng hóa theo xác suất;
- Chậm nhất là 2 ngày làm việc đối với lô gạo xuất khẩu theo hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa. Trường hợp lô gạo xuất khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể gia hạn, nhưng không quá 8 giờ làm việc.
Các câu hỏi liên quan đến đăng ký kinh doanh xuất khẩu gạo
1. Kinh doanh gạo xuất khẩu là gì?
Kinh doanh xuất khẩu gạo là hoạt động thương mại liên quan việc bán và vận chuyển gạo từ quốc gia sản xuất (xuất khẩu) sang các quốc gia khác (nhập khẩu).
>> Xem thêm: Điều kiện kinh doanh gạo xuất khẩu.
2. Để kinh doanh gạo xuất khẩu cần có giấy phép gì?
Để kinh doanh gạo xuất gạo ra nước ngoài, thương nhân, tổ chức cần thực hiện 7 thủ tục sau:
- Xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo (giấy phép con);
- Xin giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu;
- Đăng ký mã số mã vạch gạo xuất khẩu;
- Công bố chất lượng sản phẩm;
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu;
- Đăng ký hải quan xuất khẩu gạo nước ngoài.
>> Tham khảo chi tiết: Thủ tục đăng ký kinh doanh xuất khẩu gạo.
3. Xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo có khó không?
Quy trình xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo gồm các bước:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo;
- Bước 2: Nộp hồ sơ đến Bộ Công thương;
- Bước 3: Chờ nhận giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo.
>> Xem ngay: Thủ tục xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo.
4. Chi phí xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh xuất khẩu gạo?
Hiện tại, Kế toán Anpha có cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh xuất khẩu gạo với chi phí:
Khi sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập tại Anpha, bạn sẽ được tư vấn miễn phí 100% thông tin pháp lý liên quan cũng như trình tự xin cấp 6 loại giấy phép kể trên.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.