
Xử phạt người nổi tiếng, nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật thế nào? Quy định mức xử phạt quảng cáo sai sự thật (quảng cáo online, quảng cáo trên mạng xã hội).
Trong thời đại số, quảng cáo đóng vai trò không thể thiếu trong việc đưa sản phẩm, dịch vụ đến gần hơn với người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi quảng cáo bị thổi phồng lên hoặc nội dung quảng cáo sai lệch thông tin sản phẩm, người vi phạm có thể phải đối mặt với những chế tài nghiêm khắc từ pháp luật.
I. Quảng cáo sai sự thật là gì?
Theo nội dung quy định tại Khoản 9 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012, quảng cáo sai sự thật được hiểu là việc truyền thông những nội dung không đúng hoặc dễ gây hiểu lầm về:
- Năng lực kinh doanh, khả năng cung ứng sản phẩm/dịch vụ của tổ chức, cá nhân;
- Thông tin liên quan đến sản phẩm như: số lượng, chất lượng, giá cả, công dụng, xuất xứ, nhãn hiệu, kiểu dáng, bao bì, phương thức phục vụ hoặc thời hạn bảo hành.
Hành vi quảng cáo sai sự thật không chỉ làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng mà còn gây thiệt hại đến uy tín và sự minh bạch trên thị trường.

1. Phạt vi phạm hành chính
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, cá nhân thực hiện hành vi quảng cáo sai sự thật có thể bị phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng.
Trong một số trường hợp đặc biệt, mức phạt tiền đối với hành vi quảng cáo sai sự thật sẽ được áp dụng riêng, chẳng hạn như:
Hành vi vi phạm
|
Mức phạt tiền
|
Quảng cáo mỹ phẩm với công dụng như thuốc
|
30 - 40 triệu đồng
|
Quảng cáo thực phẩm chức năng bị hiểu lầm là thuốc chữa bệnh
|
20 - 30 triệu đồng
|
Quảng cáo sai sự thật về thức ăn chăn nuôi, thủy sản
|
10 - 15 triệu đồng
|
Quảng cáo giống cây trồng không đúng thông tin
|
5 - 10 triệu đồng
|
Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân khi vi phạm quy định về quảng cáo còn bị buộc gỡ bỏ quảng cáo và cải chính thông tin sai lệch.
Lưu ý:
Nếu đối tượng vi phạm là tổ chức, mức xử phạt hành chính sẽ gấp đôi so với cá nhân.
2. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Đối với những hành vi quảng cáo sai sự thật về sản phẩm và đủ điều kiện để cấu thành tội phạm, cá nhân vi phạm có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 197 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội quảng cáo gian dối.
Hình phạt quy định đối với người có hành vi quảng cáo gian dối liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ, đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc từng bị kết án về tội danh này mà chưa được xóa án tích nhưng sau đó tiếp tục vi phạm như sau:
➧ Hình phạt chính
Phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ với thời hạn tối đa 3 năm.
➧ Hình phạt bổ sung
Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung như:
- Phạt tiền bổ sung từ 5 - 50 triệu đồng;
- Bị cấm hành nghề hoặc cấm đảm nhiệm một số công việc nhất định trong khoảng thời gian từ 1 - 5 năm.
Tham khảo thêm:
>> Tổng hợp - Mức phạt vi phạm quảng cáo trên phương tiện truyền thông;
>> Mức phạt vi phạm quảng cáo trên báo nói, báo hình.
Căn cứ theo Điều 8 Luật Quảng cáo năm 2012, pháp luật có quy định về một số hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo, tiêu biểu gồm:

- Quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ thuộc danh mục cấm quảng cáo như thuốc lá, rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên…;
- Hành vi quảng cáo làm lộ thông tin bí mật của nhà nước, đe dọa đến độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ, an ninh hoặc quốc phòng;
- Trình bày nội dung quảng cáo phản cảm, thiếu tính thẩm mỹ, đi ngược lại với giá trị văn hóa, đạo đức, lịch sử và thuần phong mỹ tục Việt Nam;
- Quảng cáo gây mất mỹ quan đô thị, làm ảnh hưởng đến giao thông và trật tự an toàn xã hội;
- Hành vi quảng cáo làm tổn hại đến sự tôn nghiêm của các biểu tượng quốc gia như quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, đảng kỳ hoặc xúc phạm anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo đảng và nhà nước;
- Truyền tải nội dung quảng cáo mang tính:
- Phân biệt chủng tộc, kỳ thị dân tộc;
- Xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo;
- Thể hiện định kiến giới tính hoặc xúc phạm người khuyết tật.
- Quảng cáo mang tính xúc phạm hoặc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân, tổ chức;
- Sử dụng hình ảnh, giọng nói hoặc chữ viết của cá nhân trong quảng cáo mà không có sự đồng ý của người đó (trừ các trường hợp được pháp luật cho phép);
- Truyền đạt thông tin quảng cáo sai lệch hoặc không đúng sự thật;
- Hành vi quảng cáo vi phạm các quy định liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
>> Có thể bạn quan tâm: Quy định về quảng cáo online.
IV. Trách nhiệm của người nổi tiếng khi tham gia quảng cáo trên mạng xã hội
Ngoài các quy định liên quan đến quảng cáo thì hiện nay, việc người nổi tiếng tham gia quảng bá sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội phải tuân theo:
- Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội;
- Bộ Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật trên mạng xã hội điều chỉnh.
Bên cạnh đó, quá trình sửa đổi Luật Quảng cáo cũng đang được triển khai, trong đó có đề xuất nhiều quy định mới nhằm làm rõ trách nhiệm pháp lý của người nổi tiếng khi thực hiện quảng cáo sản phẩm, đặc biệt là trên các nền tảng số.
Theo định hướng, những người nổi tiếng khi tham gia quảng cáo sai nội dung hoặc vi phạm quy định sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cụ thể, cơ quan quản lý có thể áp dụng các biện pháp xử phạt nghiêm khắc hơn, thậm chí cấm người vi phạm tiếp tục quảng cáo trên mạng xã hội.
Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị hạn chế tham gia hoạt động nghệ thuật hoặc bị giới hạn sự xuất hiện trên truyền thông và mạng xã hội nếu tái phạm.
Lưu ý:
Các quy định trên hiện vẫn đang trong quá trình đề xuất, lấy ý kiến và hoàn thiện, chưa được áp dụng chính thức.
V. Câu hỏi liên quan đến quy định về quảng cáo, hành vi quảng cáo sai sự thật
1. Những hành vi nào được xem là quảng cáo sai sự thật?
Quảng cáo sai sự thật là việc truyền thông những nội dung không đúng hoặc dễ gây hiểu lầm về:
- Năng lực kinh doanh, khả năng cung ứng sản phẩm/dịch vụ của tổ chức, cá nhân;
- Thông tin liên quan đến sản phẩm như: số lượng, chất lượng, giá cả, công dụng, xuất xứ, nhãn hiệu, kiểu dáng, bao bì, phương thức phục vụ hoặc thời hạn bảo hành.
2. Mức phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân có hành vi quảng cáo sai sự thật bao nhiêu?
Theo quy định, cá nhân quảng cáo sai sự thật có thể bị phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như: quảng cáo mỹ phẩm với công dụng như thuốc, quảng cáo thực phẩm chức năng bị hiểu lầm là thuốc chữa bệnh…
>> Xem chi tiết: Mức phạt hành vi quảng cáo sai sự thật.
3. Những hành vi nào bị cấm trong hoạt động quảng cáo?
Theo quy định, một số hành vi tiêu biểu bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo bao gồm:
- Quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ thuộc danh mục cấm quảng cáo như thuốc lá, rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên…;
- Hành vi quảng cáo làm lộ thông tin bí mật của nhà nước, đe dọa đến độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ, an ninh hoặc quốc phòng;
- Trình bày nội dung quảng cáo phản cảm, thiếu tính thẩm mỹ, đi ngược lại với giá trị văn hóa, đạo đức, lịch sử và thuần phong mỹ tục Việt Nam;
- Quảng cáo gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến giao thông và trật tự an toàn xã hội…
>> Xem đầy đủ: Những hành vi bị cấm trong quảng cáo.
Luật sư Diễn Trần - Phòng Pháp lý Anpha