Mượn nhà làm trụ sở công ty được không? Lưu ý gì khi mượn nhà làm trụ sở công ty? Hướng dẫn làm hợp đồng cho mượn nhà làm văn phòng và trụ sở công ty.
Căn cứ Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020, trụ sở chính của công ty được quy định như sau:
- Trụ sở công ty phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam;
- Là địa chỉ liên lạc của công ty;
- Được xác định theo địa giới đơn vị hành chính;
- Có thông tin liên hệ như số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Theo đó, việc thuê, mượn nhà không làm ảnh hưởng đến việc thành lập trụ sở công ty và pháp luật cũng không cấm các doanh nghiệp thuê, mượn nhà làm trụ sở công ty. Do vậy, doanh nghiệp hoàn toàn được quyền thuê, mượn nhà làm trụ sở công ty.
Tuy nhiên, loại nhà được thuê, mượn làm trụ sở công ty hay văn phòng công ty phải tuân thủ quy định của pháp luật, cụ thể:
➧ Loại nhà không được mượn làm trụ sở công ty: nhà tập thể, nhà chung cư dùng để ở;
➧ Loại nhà được mượn nhà làm trụ sở công ty:
- Nhà chung cư hỗn hợp (tức là nhà được thiết kế vừa để ở, vừa để kinh doanh): Được phép thuê, mượn làm trụ sở công ty nhưng phải nằm trong phần diện tích được phép kinh doanh;
- Các loại nhà ở khác được mượn làm trụ sở công ty phải có giấy tờ sở hữu hợp pháp, không thuộc diện tranh chấp hay bị pháp luật cấm.
>> Bài viết liên quan: Quy định về địa chỉ trụ sở công ty.
Hướng dẫn làm hợp đồng mượn nhà làm văn phòng, trụ sở công ty
Căn cứ theo Điều 121 Luật Nhà ở 2014, hợp đồng mượn nhà làm văn phòng hay trụ sở công ty cần đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:
- Họ tên của cá nhân, tên tổ chức, doanh nghiệp và địa chỉ các bên;
- Trình bày đặc điểm của căn nhà cho mượn và đặc điểm của thửa đất gắn liền với nhà đó;
- Khi mượn nhà chung cư, trên hợp đồng phải ghi rõ các thông tin sau:
- Phần nào sở hữu chung, sử dụng chung và phần nào sở hữu riêng;
- Diện tích sàn xây dựng của nhà chung cư muốn mượn;
- Mục đích sử dụng của phần diện tích sở hữu chung, sử dụng chung căn hộ chung cư đúng với mục đích thiết kế đã được phê duyệt trước đó.
- Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà (nếu trong hợp đồng cho mượn có thỏa thuận thêm về giá);
- Thời gian giao nhận nhà, thời hạn cho mượn nhà ở làm trụ sở công ty;
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng cho mượn nhà làm trụ sở công ty;
- Thời điểm ký hợp đồng cho mượn nhà (ghi rõ ngày, tháng, năm);
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Cam kết của các bên;
- Các thỏa thuận khác;
- Chữ ký của các bên:
- Ký và ghi rõ họ tên;
- Nếu là tổ chức thì phải có đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Hoặc bạn có thể tham khảo, tải mẫu hợp đồng mượn nhà làm văn phòng và mẫu hợp đồng mượn nhà làm trụ sở công ty dưới đây.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Mẫu hợp đồng mượn nhà làm văn phòng, trụ sở công ty.
Một số lưu ý khi mượn nhà làm trụ sở công ty, văn phòng công ty
Khi cho doanh nghiệp mượn nhà để làm trụ sở hay văn phòng công ty, bạn cần lưu ý 2 vấn đề sau:
1. Về hợp đồng mượn nhà làm trụ sở công ty, hợp đồng cho mượn nhà làm văn phòng
Thực tế việc mượn nhà thường chỉ diễn ra ở những người có quan hệ thân thiết với nhau, tuy nhiên đôi khi cũng xảy ra các tranh chấp khó giải quyết trong quá trình mượn nhà. Vì vậy khi mượn nhà làm trụ sở hay văn phòng công ty, các bên nên lập hợp đồng mượn nhà rõ ràng.
Hợp đồng mượn nhà là một loại hợp đồng dân sự, theo đó:
- Bên cho mượn nhà sẽ giao nhà cho bên mượn sử dụng tạm thời mà không thu phí;
- Bên mượn nhà phải hoàn trả lại nhà khi hết thời hạn mượn nhà hoặc khi mục đích mượn đã hoàn thành.
Tuy không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng mượn nhà nhưng để đảm bảo quyền lợi hợp pháp và tránh những rủi ro về sau, bạn nên thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng.
Tham khảo thêm:
>> Các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực;
>> Khi nào nên công chứng và khi nào nên chứng thực;
>> Nên làm hợp đồng thuê nhà hay mượn nhà làm trụ sở công ty?
2. Về quyền và nghĩa vụ của các bên khi mượn hoặc cho mượn nhà làm trụ sở công ty
➧ Đối với bên mượn nhà làm trụ sở công ty, văn phòng công ty
- Sử dụng nhà làm trụ sở công ty theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng mượn nhà;
- Được phép yêu cầu bên cho mượn nhà trả phí sửa chữa nếu có thỏa thuận;
- Phải bảo quản, giữ gìn các tài sản và hiện trạng của căn nhà;
- Không tự ý sửa đổi tình trạng của căn nhà nếu không có sự cho phép của chủ nhà;
- Không được cho bên khác mượn lại nhà nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn nhà;
- Phải bàn giao lại căn nhà cho bên cho mượn nếu hết thời hạn mượn nhà;
- Bồi thường thiệt hại cho bên cho mượn nhà nếu làm mất/hư hỏng tài sản trong nhà mượn.
➧ Đối với bên cho mượn nhà làm trụ sở công ty, văn phòng công ty
- Có quyền đòi lại nhà trong các trường hợp sau:
- Khi hợp đồng không có thỏa thuận về thời hạn mượn nhà;
- Được đòi lại nhà đột xuất nhưng phải báo trước một khoảng thời gian hợp lý;
- Bên mượn nhà không dùng đúng mục đích làm trụ sở công ty như thỏa thuận;
- Bên mượn nhà gây thiệt hại cho căn nhà và tài sản trong nhà.
- Có quyền yêu cầu bồi thường nếu thiệt hại do bên mượn nhà gây ra;
- Phải trả các khoản phí sửa chữa căn nhà cho bên mượn nếu có thỏa thuận;
- Phải báo trước cho bên mượn những hư hỏng của căn nhà (nếu có). Trường hợp không báo trước dẫn đến thiệt hại cho bên mượn thì bên cho mượn phải bồi thường thiệt hại.
Ưu - nhược điểm của việc mượn nhà làm trụ sở công ty, văn phòng công ty
1. Ưu điểm của việc mượn nhà làm trụ sở công ty, văn phòng công ty
Việc mượn nhà để đặt trụ sở hay văn phòng công ty mang lại một số lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Tiết kiệm chi phí thuê văn phòng, giảm bớt gánh nặng tài chính;
- Có thể không bị ràng buộc về thời hạn sử dụng nếu có quan hệ tốt với bên cho mượn.
2. Nhược điểm của việc mượn nhà làm trụ sở công ty, văn phòng công ty
Bên cạnh 2 ưu điểm lớn ở trên, việc mượn nhà cũng tồn tại một số nhược điểm như là:
- Bên cho mượn nhà có thể đòi lại nhà đột xuất;
- Các nhà riêng thường không được thiết kế cho mục đích kinh doanh, nên có thể thiếu các thiết bị và tiện ích văn phòng;
- Trường hợp người thân quen cho mượn, nếu chẳng may xảy ra các tranh chấp trong việc mượn nhà thì rất dễ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ…
----
Hiện nay, hầu hết các công ty thường chọn cách thuê văn phòng ảo làm trụ sở công ty thay vì mượn nhà làm văn phòng công ty. Bởi văn phòng ảo mang lại một số ưu điểm như:
- Văn phòng ảo thường nằm các tòa nhà lớn ở trung tâm thành phố giúp tăng sự uy tín và làm đẹp thông tin công ty;
- Hợp đồng thuê nhà có thời hạn rõ ràng, không gặp phải trường hợp bị đòi lại nhà đột xuất;
- Được hưởng các tiện ích đi kèm như phòng tiếp khách, nhận văn thư, đặt biển hiệu công ty;
- Không giới hạn số lượng doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính tại cùng 1 địa chỉ…
Nếu bạn cũng đang cần thuê văn phòng ảo làm trụ sở công ty, thuê văn phòng ảo làm địa chỉ đăng ký kinh doanh thì có thể tham khảo ngay dịch vụ cho thuê văn phòng ảo của Anpha.
Hiện tại Anpha đang cho thuê văn phòng ảo tại 4 thành phố lớn là TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ với giá ưu đãi chỉ từ 500.000 đồng/tháng, đồng thời tặng thêm 1 tháng nếu bạn ký hợp đồng thuê 1 năm.
➧ Các địa chỉ văn phòng ảo của Anpha bao gồm:
- Tại TP. HCM: Tòa nhà Anpha, Số 202 Lê Lai, P. Bến Thành, Q.1;
- Tại Hà Nội: Tòa nhà Việt Á, Số 9 Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy;
- Tại Đà Nẵng: Tầng 3 Tòa nhà PVcomBank, Số 2 Đường 30 tháng 4, P. Hòa Cường Bắc, Q. Hải Châu;
- Tại Cần Thơ: Tầng 1, Tòa nhà Bưu Điện Cần Thơ, Số 2 Hòa Bình, P. Tân An, Q. Ninh Kiều.
Tham khảo chi tiết:
>> Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại TP. HCM, Hà Nội;
>> Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Đà Nẵng;
>> Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Cần Thơ.
GỌI NGAY
Các câu hỏi thường gặp về việc cho mượn nhà làm trụ sở công ty
1. Cho mượn nhà làm trụ sở công ty được không?
Được. Doanh nghiệp hoàn toàn được quyền thuê, mượn nhà làm trụ sở công ty.
>> Xem chi tiết: Cho mượn nhà làm trụ sở công ty được không?
2. Chung cư có được làm trụ sở công ty không?
- Nhà chung cư dùng để ở: Không được đặt trụ sở kinh doanh;
- Nhà chung cư dùng cho nhiều mục đích khác: Được phép thuê, mượn làm trụ sở công ty nhưng phải nằm trong phần diện tích được phép kinh doanh.
>> Xem chi tiết: Các loại nhà được và không được mượn làm trụ sở công ty.
3. Mượn nhà làm trụ sở công ty thì hợp đồng mượn nhà có cần công chứng không?
Không bắt buộc công chứng hợp đồng mượn nhà. Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi hợp pháp và tránh những rủi ro về sau, bạn nên thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng.
>> Xem chi tiết: Các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
4. Nên làm hợp đồng thuê nhà hay mượn nhà làm trụ sở công ty?
Tùy vào nhu cầu, thỏa thuận và mối quan hệ của các bên mà quyết định nên làm hợp đồng thuê nhà hay hợp đồng mượn nhà làm trụ sở công ty.
>> Xem chi tiết: Nên làm hợp đồng thuê nhà hay mượn nhà làm trụ sở công ty?
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.