Hợp đồng dân sự là gì? Hợp đồng thương mại là gì? So sánh hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại: các bên tham gia, hình thức ký kết, nội dung hợp đồng.
1. Hợp đồng dân sự là gì?
Hợp đồng dân sự là loại hợp đồng phát sinh trong các quan hệ dân sự, chủ yếu xoay quanh việc thay đổi, xác lập hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng.
2. Các loại hợp đồng dân sự
Theo quy định tại Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015, có 6 loại hợp đồng dân sự phổ biến sau đây:
STT
|
Loại hợp đồng
|
Đặc điểm
|
1
|
Hợp đồng song vụ
|
Các bên tham gia hợp đồng đều có nghĩa vụ đối với nhau
|
2
|
Hợp đồng đơn vụ
|
Chỉ có 1 bên có nghĩa vụ với bên còn lại
|
3
|
Hợp đồng chính
|
Hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ
|
4
|
Hợp đồng phụ
|
Hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính
|
5
|
Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
|
- Các bên ký kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ đã cam kết
- Người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó
|
6
|
Hợp đồng có điều kiện
|
Chỉ thực hiện hợp đồng khi có phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một sự kiện cụ thể đã được giao kết trước
|
Ví dụ:
Một số ví dụ về hợp đồng dân sự có thể kể đến như là hợp đồng thuê nhà, hợp đồng vay tiền, hợp đồng thế chấp xe, hợp đồng lao động, hợp đồng đất đai…
➧ Mẫu hợp đồng dân sự:
1. Hợp đồng thương mại là gì?
Hợp đồng thương mại là loại hợp đồng phát sinh trong các hoạt động thương mại của các thương nhân (tức là các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh) nhằm mục đích sinh lợi như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động sinh lợi khác.
2. Các loại hợp đồng thương mại
Căn cứ theo Luật Thương mại 2005, hợp đồng thương mại được chia thành các loại sau:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước;
- Hợp đồng mua bán quốc tế;
- Hợp đồng dịch vụ;
- Hợp đồng về xúc tiến thương mại:
- Hợp đồng dịch vụ khuyến mại;
- Hợp đồng dịch vụ quảng cáo khuyến mại;
- Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ;
- Hợp đồng dịch vụ tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.
- Hợp đồng về trung gian thương mại:
- Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa;
- Hợp đồng đại lý thương mại.
- Một số hợp đồng thương mại khác:
Ví dụ:
Một số ví dụ về hợp đồng kinh doanh thương mại phổ biến như là hợp đồng làm đại lý phân phối xe, hợp đồng nhượng quyền thương hiệu cà phê…
➧ Mẫu hợp đồng thương mại:
Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại
Về bản chất, cả 2 loại hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại đều là các giao dịch dân sự và giống nhau ở một số điểm sau:
- Đều được ký kết dựa trên sự tự nguyện, thỏa thuận và bình đẳng giữa các bên;
- Đều có tính pháp lý, được bảo vệ bởi pháp luật;
- Đều nhằm mục đích hướng tới lợi ích chung, hợp pháp của các bên;
- Tranh chấp hợp đồng dân sự và tranh chấp hợp đồng thương mại đều có thể được giải quyết thông qua Tòa án.
Sự khác biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại thể hiện rõ qua 6 yếu tố sau đây:
- Các bên giao kết hợp đồng;
- Mục đích của hợp đồng;
- Hình thức giao kết hợp đồng;
- Nội dung hợp đồng;
- Mức phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại;
- Cơ quan giải quyết tranh chấp.
Cùng Anpha tìm hiểu chi tiết các yếu tố khác biệt này ngay dưới đây.
2.1. Các bên giao kết hợp đồng
Hợp đồng dân sự
|
Hợp đồng thương mại
|
Cá nhân, tổ chức (có thể là thương nhân hoặc không)
|
Ít nhất 1 bên là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh (tức là thương nhân)
|
2.2. Mục đích của hợp đồng
Hợp đồng dân sự
|
Hợp đồng thương mại
|
- Phục vụ hoạt động tiêu dùng hàng ngày
- Có thể sinh lợi hoặc không
|
- Phục vụ hoạt động kinh doanh
- Mục đích sinh lợi
|
2.3. Hình thức giao kết hợp đồng
Hợp đồng dân sự
|
Hợp đồng thương mại
|
- Thường được lập bằng miệng
- Một số trường hợp bắt buộc phải lập bằng văn bản và có công chứng
|
- Thường được lập bằng văn bản, có thể được công chứng theo yêu cầu các bên
- Một số trường hợp chỉ thực hiện bằng miệng hoặc bằng hành vi cụ thể
|
Mặc dù, có một số hợp đồng không yêu cầu phải lập thành văn bản, tuy nhiên trên thực tế, hầu hết các giao dịch đều cần đến hợp đồng và đây là tài liệu pháp lý quan trọng làm căn cứ giải quyết tranh chấp nếu chẳng may có phát sinh.
Hiện tại, Anpha nhận rà soát, soạn thảo hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự thông qua dịch vụ soạn thảo, rà soát hợp đồng với mức phí dao động từ 1.000.000 - 4.500.000 đồng.
Anpha cam kết hoàn thành nhanh chóng chỉ từ 1 ngày làm việc và không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào ngoài các hạng mục chi phí đã thông báo. Bạn có thể liên hệ cho Anpha theo số hotline bên dưới để được tư vấn, báo giá cụ thể hơn.
>> Tham khảo ngay: Dịch vụ soạn thảo, rà soát hợp đồng.
GỌI NGAY
2.4. Nội dung của hợp đồng
Hợp đồng dân sự
|
Hợp đồng thương mại
|
Gồm các điều khoản cơ bản như:
- Đối tượng hợp đồng
- Số lượng
- Chất lượng
- Giá
- Phương thức thanh toán
- Thời hạn thực hiện hợp đồng
- Địa điểm, phương thức thực hiện
- Quyền và nghĩa vụ của các bên…
|
Gồm các điều khoản cơ bản như hợp đồng dân sự nhưng có thêm một số điều khoản bắt buộc tùy theo loại hợp đồng quy định tại Luật Thương mại
|
2.5. Mức phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại
Hợp đồng dân sự
|
Hợp đồng thương mại
|
- Mức phạt do các bên tự thỏa thuận và không bị giới hạn về mức phạt
- Bên vi phạm phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ khi có thỏa thuận khác
- Bên vi phạm có thể không bị phạt vi phạm mà chỉ bồi thường thiệt hại hoặc vừa bồi thường thiệt hại, vừa phải chịu phạt vi phạm
|
- Mức phạt theo thỏa thuận nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ hợp đồng dịch vụ giám định
- Bên vi phạm phải bồi thường 2 khoản:
- Giá trị tổn thất thực tế/trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu
- Khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng
|
2.6. Cơ quan giải quyết tranh chấp
Hợp đồng dân sự
|
Hợp đồng thương mại
|
Tòa án
|
- Tòa án
- Trọng tài thương mại
|
Có thể bạn quan tâm:
>> Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự;
>> Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại.
Các câu hỏi liên quan khi so sánh hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại
1. Thế nào là hợp đồng dân sự?
Hợp đồng dân sự là loại hợp đồng phát sinh trong các quan hệ dân sự, chủ yếu xoay quanh việc thay đổi, xác lập hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng.
>> Xem chi tiết: Hợp đồng dân sự là gì?.
2. Hợp đồng thương mại là gì?
Hợp đồng thương mại là loại hợp đồng phát sinh trong các hoạt động thương mại của các thương nhân (tức là các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh) nhằm mục đích sinh lợi như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động sinh lợi khác.
>> Xem chi tiết: Hợp đồng thương mại là gì?.
3. Hợp đồng dân sự có cần công chứng không?
Hợp đồng dân sự thường được lập bằng miệng. Tuy nhiên có một số trường hợp bắt buộc phải lập bằng văn bản và có công chứng.
>> Xem chi tiết: 33 văn bản, hợp đồng bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
4. Điểm giống nhau giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại là gì?
5 điểm giống nhau giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại gồm:
- Về bản chất, cả 2 đều là các giao dịch dân sự;
- Đều được ký kết dựa trên sự tự nguyện, thỏa thuận và bình đẳng giữa các bên;
- Đều có tính pháp lý, được bảo vệ bởi pháp luật;
- Đều nhằm mục đích mang lại lợi ích chung, hợp pháp của các bên;
- Tranh chấp phát sinh từ cả hai loại hợp đồng đều có thể được giải quyết thông qua Tòa án.
>> Xem chi tiết: Giống nhau giữa hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự.
5. Phân biệt hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự ở những điểm nào?
6 điểm khác biệt phổ biến giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại gồm:
- Các bên giao kết hợp đồng;
- Mục đích của hợp đồng;
- Hình thức giao kết hợp đồng;
- Nội dung hợp đồng;
- Mức phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại;
- Cơ quan giải quyết tranh chấp.
>> Xem chi tiết: Khác nhau giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.