Tố tụng dân sự là gì? Trình tự các bước thực hiện thủ tục tố tụng dân sự, các nguyên tắc tố tụng dân sự. Chủ thể, người tham gia tố tụng dân sự gồm những ai?
Tố tụng dân sự là toàn bộ các quy phạm pháp luật quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực tố tụng dân sự diễn ra giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với cơ quan/tổ chức hoặc giữa các tổ chức với nhau thường liên quan đến:
Có thể nói, tố tụng dân sự là công cụ quan trọng giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên trong những vụ việc tranh chấp dân sự, nhằm đảm bảo các tranh chấp được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, góp phần duy trì trật tự xã hội và công lý.
>> Xem thêm: Các quy định về tố tụng.
Chủ thể tham gia tố tụng dân sự là những người tham gia vào việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Cơ quan hoặc người tiến hành tố tụng dân sự sẽ chịu trách nhiệm chi phối các hoạt động tố tụng của chủ thể tham gia tố tụng.
Căn cứ theo quy định pháp luật, chủ thể tham gia tố tụng trong vụ án dân sự bao gồm:
➤ Đương sự:
Đương sự trong vụ án dân sự bao gồm nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong đó:
- Nguyên đơn: Là cá nhân, tổ chức khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm của mình;
- Bị đơn: Là cá nhân, tổ chức bị nguyên đơn khởi kiện.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Là cá nhân, tổ chức mặc dù không khởi kiện hay bị kiện nhưng việc giải quyết các yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn tại Tòa án có thẩm quyền ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ.
➤ Những người tham gia tố tụng khác:
- Người đại diện;
- Người giám định;
- Người phiên dịch;
- Người làm chứng;
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Theo quy định pháp luật, quy trình tố tụng dân sự được thực hiện theo các bước cơ bản sau đây:
➤ Bước 1: Khởi kiện
Nguyên đơn nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Đơn khởi kiện hợp lệ phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cả về nội dung và hình thức theo quy định.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Đơn khởi kiện.
➤ Bước 2: Thụ lý vụ án
Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện và ra thông báo thụ lý vụ án nếu đơn hợp lệ. Trường hợp đơn khởi kiện không hợp lệ, Tòa án sẽ có văn bản yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi.
➤ Bước 3: Chuẩn bị xét xử
Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ, xác minh thông tin và thực hiện các hoạt động khác để chuẩn bị cho phiên xét xử. Trong giai đoạn này, Tòa án có thể tổ chức một hoặc nhiều phiên hòa giải để các bên thỏa thuận về phương án giải quyết vụ án.
➤ Bước 4: Xét xử sơ thẩm
Tòa án mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, các bên tranh chấp trình bày quan điểm, chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình. Sau khi xem xét, hội đồng xét xử sẽ ra phán quyết giải quyết vụ án.
➤ Bước 5: Kháng cáo và xét xử phúc thẩm (nếu có)
Trường hợp một trong các bên không đồng ý với phán quyết sơ thẩm thì có quyền kháng cáo lên Tòa án cấp trên để yêu cầu xét xử phúc thẩm trong thời hạn theo quy định pháp luật.
Tòa án cấp phúc thẩm sẽ xem xét lại vụ án và đưa ra phán quyết cuối cùng. Phán quyết của Tòa án cấp phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay sau khi được tuyên.
➤ Bước 6: Thi hành án
Sau khi có phán quyết có hiệu lực pháp luật, nếu bên phải thi hành án không tự nguyện thi hành án thì bên kia có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành án.
>> Xem thêm: Mức án phí dân sự.
IV. 9 nguyên tắc tố tụng dân sự
Trong quá trình tố tụng dân sự, pháp luật Việt Nam quy định một số nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảo quá trình giải quyết tranh chấp được tiến hành một cách công bằng, minh bạch và đúng pháp luật, bao gồm:
1. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật
Mọi tổ chức và cá nhân tham gia tố tụng đều có quyền bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt địa vị xã hội, tôn giáo, dân tộc, giới tính…
2. Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự
Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Trong quá trình tố tụng, cả nguyên đơn, bị đơn và các bên liên quan đều có thể tự nguyện thay đổi, rút yêu cầu hoặc đặt thỏa thuận với nhau, miễn sao thỏa thuận đó không vi phạm các điều cấm của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội.
3. Nguyên tắc Tòa án xét xử công khai
Việc xét xử phải được diễn ra công khai, trừ những trường hợp đặc biệt liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật gia đình, cá nhân hoặc kinh doanh theo yêu cầu hợp lý của các bên.
4. Nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số
Các vụ án dân sự được xét xử bởi hội đồng xét xử gồm nhiều thẩm phán hoặc thẩm phán cùng với hội thẩm nhân dân. Quyết định của Tòa án được đưa ra dựa trên nguyên tắc đa số, nhằm đảm bảo tính chính xác và khách quan.
5. Nguyên tắc đảm bảo quyền bảo vệ đối với quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
Các bên tham gia tố tụng có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư, đại diện hợp pháp để bảo vệ quyền lợi của mình.
6. Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự
Tòa án có trách nhiệm hòa giải để giúp các bên tự nguyện thỏa thuận giải quyết tranh chấp trong quá trình tố tụng.
7. Nguyên tắc bảo đảm quyền được cung cấp chứng cứ
Các bên có quyền cung cấp và yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ để chứng minh cho các yêu cầu của mình, đồng thời Tòa án phải đảm bảo quyền của các bên trong việc tiếp cận chứng cứ.
8. Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo
Đương sự có quyền khiếu nại hoặc tố cáo những vi phạm trong quá trình tố tụng. Những khiếu nại, tố cáo này phải được giải quyết kịp thời, tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật.
9. Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của Viện kiểm sát
Viện kiểm sát tham gia vào quá trình tố tụng để giám sát việc tuân thủ pháp luật của các bên và của cơ quan tiến hành tố tụng. Điều này nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.
V. Các câu hỏi liên quan đến quy định pháp luật về tố tụng dân sự
1. Tố tụng dân sự là gì?
Tố tụng dân sự là toàn bộ các quy phạm pháp luật quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực tố tụng dân sự giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức thường liên quan đến: quyền sở hữu tài sản, hợp đồng, bồi thường thiệt hại, quyền lợi và nghĩa vụ trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại và các vấn đề khác thuộc phạm vi pháp luật dân sự.
>> Xem chi tiết: Khái niệm tố tụng dân sự.
2. Người tham gia tố tụng gồm những ai ?
Căn cứ theo quy định pháp luật, chủ thể tham gia tố tụng trong vụ án dân sự bao gồm:
➤ Đương sự:
- Nguyên đơn;
- Bị đơn;
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
➤ Những người tham gia tố tụng khác, bao gồm:
- Người đại diện;
- Người giám định;
- Người phiên dịch;
- Người làm chứng;
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
>> Xem chi tiết: Chủ thể tham gia tố tụng dân sự.
3. Trình tự tố tụng dân sự bao gồm những bước nào?
Trình tự các bước tố tụng dân sự quy định như sau:
- Bước 1: Khởi kiện;
- Bước 2: Thụ lý vụ án;
- Bước 3: Chuẩn bị xét xử;
- Bước 4: Xét xử sơ thẩm;
- Bước 5: Kháng cáo và xét xử phúc thẩm (nếu cần);
- Bước 6: Thi hành án.
>> Xem chi tiết: Quy trình tố tụng dân sự.
Luật sư Diễn Trần - Phòng Pháp lý Anpha