Phân biệt, so sánh sự khác nhau giữa ISO 22000 và HACCP

Chứng nhận ISO 22000 là gì? HACCP là gì? So sánh ISO 22000 và HACCP: điểm giống và sự khác nhau giữa HACCP và ISO 22000 cùng Anpha tìm hiểu ngay!

Chứng nhận ISO 22000 là gì? 

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Chứng nhận ISO 22000 là cơ sở giúp doanh nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực cung ứng thực phẩm kiểm soát chất lượng, hạn chế các rủi ro về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm bán ra thị trường.

ISO 22000:2018 hiện là phiên bản mới nhất, tại Việt Nam chứng nhận ISO 22000 có giá trị thay thế giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (hay giấy phép VSATTP).

>> Tham khảo: Thủ tục xin chứng chỉ ISO 22000:2018.

Chứng nhận HACCP là gì? 

HACCP (viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point) là hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn. Thông qua các nguyên lý của HACCP cơ sở sản xuất thực phẩm có thể phát hiện, nhận biết các mối nguy và chủ động ngăn chặn, phòng ngừa.

Chứng nhận HACCP được phát triển bởi Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế CODEX (tổ chức do WHO và FAO thành lập). Tại Việt Nam và khu vực châu Á thường áp dụng tiêu chuẩn HACCP CODE:2003.

>> Tham khảo: Thủ tục xin giấy chứng nhận HACCP.

So sánh ISO 22000 và HACCP 

1. Sự giống nhau giữa ISO 22000 và HACCP

➤ Mục đích sử dụng

ISO 22000 và HACCP đều có mục đích:

  • Giúp doanh nghiệp, tổ chức kiểm soát các mối nguy hại về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sản phẩm đưa ra thị trường đều tốt cho sức khỏe người tiêu dùng;
  • Hoàn toàn có thể thay thế được giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và có thời hạn sử dụng trong 3 năm.

➤ Đối tượng áp dụng

ISO 22000 và HACCP phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp thực phẩm gồm các cơ sở sản xuất, chế biến, nuôi trồng, đánh bắt và cung cấp dịch vụ liên quan đến thực phẩm.

➤ Phương pháp thực hiện

Doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP phải đáp ứng được các điều kiện và nguyên tắc xây dựng hệ thống từ việc thiết kế, thi công nhà xưởng, công tác vệ sinh khu vực nhà xưởng, vệ sinh cá nhân, khử trùng, kiểm soát côn trùng cho đến việc lắp ráp, sử dụng trang thiết bị…

➤ Nguyên tắc áp dụng

Cả chứng nhận ISO 22000 và HACCP đều tuân thủ 7 nguyên tắc được Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế CODEX quy định về kiểm soát các mối nguy trong quy trình sản xuất thực phẩm, gồm:

  1. Nhận diện mối nguy hại;
  2. Xác định điểm kiểm soát tới hạn;
  3. Xác định giới hạn cho mỗi CCP (*);
  4. Xây dựng thủ tục giám sát CCP;
  5. Xây dựng kế hoạch khắc phục khi điểm kiểm soát tới hạn bị phá vỡ;
  6. Xây dựng thủ tục kiểm tra hệ thống HACCP;
  7. Lưu trữ hồ sơ HACCP.

(*) CPP (Critical Control Points) - Điểm kiết soát tới hạn là một trong những công đoạn trong hệ thống HACCP, với mục đích hạn chế tối đa các mối nguy về ATTP.

2. Sự khác nhau giữa ISO 22000 và HACCP

➤ Nội dung hoạt động cốt lõi

Như Anpha chia sẻ ở trên, mặc dù cả ISO 22000 và HACCP đều là tiêu chuẩn liên quan đến an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, nội dung hoạt động cốt lõi của ISO 22000 có phần rộng hơn so với HACCP bởi toàn bộ yêu cầu của hệ thống HACCP đều được đưa vào bộ nguyên tắc hoạt động của ISO 22000. Vậy nên có thể nói, ISO 22000 bao gồm cả HACCP.

Nội dung hoạt động chủ yếu của 2 tiêu chuẩn này theo bảng sau.

Chứng nhận ISO 22000 Chứng nhận HACCP
Điều kiện, chương trình tiên quyết, HACCP và yêu cầu về hệ thống quản lý (lãnh đạo, quản lý rủi ro, nhận diện bối cảnh…) Điều kiện, chương trình tiên quyết và HACCP

>> Tìm hiểu thêm: Nguyên tắc hoạt động của tiêu chuẩn ISO 22000.

➤ Mục đích hướng đến

Chứng nhận ISO 22000 Chứng nhận HACCP
Phân tích, quản lý tất cả vấn đề ảnh hưởng đến việc sản xuất, chế biến thực phẩm Tập trung vào các vấn đề liên quan đến mối nguy hại về ATTP

➤ Nguồn gốc hình thành

Chứng nhận ISO 22000 Chứng nhận HACCP
Được phát triển, công bố bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế có hiệu lực trên toàn thế giới Được phát triển bởi công ty Pillsbury, phổ biến tại các nước châu Á

➤ Phương pháp tiếp cận

Chứng nhận ISO 22000 Chứng nhận HACCP
Dựa trên quá trình & quy trình PDCA (*) Dựa trên mối nguy về an toàn thực phẩm

(*) Quy trình PDCA là công cụ quản lý hệ thống chất lượng được nhiều doanh nghiệp áp dụng, đặc biệt đối với doanh nghiệp đang áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000, ISO 9001

➤ Phạm vi hoạt động

Chứng nhận ISO 22000 Chứng nhận HACCP
Doanh nghiệp hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp trong chuỗi cung ứng thực phẩm, bao gồm các ngành phụ trợ như sản xuất thiết bị thực phẩm, dịch vụ vệ sinh… Doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong chuỗi cung ứng thực phẩm từ khâu chế biến ban đầu đến người tiêu dùng cuối cùng, tập trung vào hoạt động sản xuất, cung cấp thực phẩm

Dịch vụ xin cấp chứng nhận ISO 22000 và HACCP tại Kế toán Anpha 

Sau khi tìm hiểu về 2 loại giấy chứng nhận ISO 22000 và HACCP chắc hẳn nhiều doanh nghiệp vẫn còn băn khoăn không biết nên chọn tiêu chuẩn nào? 

➨ Trên thực tế cả 2 tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP đều giúp doanh nghiệp kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm, từ đó đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm sạch, đạt chất lượng. 

Vậy nên, để chọn được tiêu chuẩn phù hợp, doanh nghiệp cần cân nhắc trên các yếu tố như: quy mô, phạm vi hoạt động, đối tượng khách hàng hướng đến… 

Trường hợp bạn cần tư vấn chuyên sâu nội dung của tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP hoặc cần tư vấn tiêu chuẩn nào tương thích với quy mô của doanh nghiệp, hãy tham khảo dịch vụ của Anpha.

Với hơn 16 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, Kế toán Anpha tự tin sẽ hỗ trợ doanh nghiệp làm giấy chứng nhận HACCP và chứng nhận ISO 22000 với mức phí dịch vụ tốt nhất thị trường. 

➤ Dịch vụ xin giấy chứng nhận ISO 22000:2018 - Hệ thống quản lý chất lượng

Phí dịch vụ  Trọn gói từ 16.000.000 đồng - 20.000.000 đồng
Thời gian hoàn thành Thông báo cụ thể trước khi triển khai dịch vụ
>> Tham khảo chi tiết: Dịch vụ làm giấy chứng nhận ISO 22000:2018

➤ Dịch vụ làm giấy chứng nhận HACCP CODE:2003 - Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn

Phí dịch vụ  Trọn gói từ 20.000.000 đồng
Thời gian hoàn thành Trong vòng 10 - 15 ngày làm việc
>> Tham khảo chi tiết: Dịch vụ xin cấp chứng chỉ HACCP.

Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ xin cấp chứng chỉ ISO 22000 và HACCP chỉ cần cung cấp 3 thông tin đơn giản sau:

  1. Công bố chất lượng sản phẩm;
  2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  3. Hợp động thuê/mượn hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở sản xuất kinh doanh.

➨ Để được tư vấn thêm thông tin dịch vụ và hỗ trợ kịp thời, doanh nghiệp có thể liên hệ với Anpha qua hotline:

GỌI NGAY

Các câu hỏi liên quan đến chứng chỉ, chứng nhận HACCP và ISO 22000

1. ISO 22000 là gì? Chứng chỉ ISO 22000 là gì?

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Chứng nhận ISO 22000 là cơ sở giúp doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung ứng thực phẩm kiểm soát chất lượng, hạn chế các rủi ro về ATTP.

2. HACCP là gì? Chứng chỉ HACCP là gì?

HACCP viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point là hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn. Chứng nhận HACCP được phát triển bởi Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế CODEX.

3. ISO 22000 và HACCP giống nhau ở điểm nào?

Tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP có 4 điểm giống nhau:

  1. Mục đích sử dụng: Giúp doanh nghiệp kiểm soát các mối nguy hại về vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi đưa đến tay người tiêu dùng;
  2. Đối tượng áp dụng: Phù hợp với doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp thực phẩm;
  3. Phương pháp thực hiện: Đáp ứng được các điều kiện và chương trình tiên quyết HACCP;
  4. Nguyên tắc áp dụng: Tuân theo 7 nguyên tắc được Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế quy định.

>> Tham khảo thêm: Tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP có giống nhau không?

4. Sự khác nhau giữa ISO 22000 và HACCP?

Chứng nhận ISO 22000 và HACCP khác nhau về nội dung hoạt động, mục đích hướng đến, nguồn gốc hình thành, phương pháp tiếp cận và phạm vị hoạt động.

>> Tham khảo chi tiết: Sự khác nhau giữa ISO 22000 và HACCP.

5. Chi phí xin giấy chứng nhận ISO 22000 và HACCP?

Kế toán Anpha có nhận làm giấy chứng nhận ISO 22000:2018 và chứng chỉ HACCP CODE:2003, với chi phí tốt nhất thị trường, cụ thể:

  • Dịch vụ xin giấy chứng nhận ISO 22000:2018 chỉ từ 16.000.000 đồng;
  • Dịch vụ làm giấy chứng nhận HACCP CODE:2003 từ 20.000.000 đồng.

Tham khảo thông tin:

>> Dịch vụ xin chứng nhận ISO 22000:2018;

>> Dịch vụ làm giấy chứng nhận HACCP.

Liên hệ Anpha theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) -  0908 742 789 (Miền Nam) để được tư vấn miễn phí về dịch vụ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH