Điều kiện, thủ tục thành lập công ty xây dựng vốn nước ngoài

Tư vấn thủ tục thành lập công ty xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài: Xin giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép xây dựng.

Thủ tục thành lập công ty xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài 

Đối với lĩnh vực xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài sẽ bị hạn chế cá nhân góp vốn, vì vậy để hoạt động ngành nghề này, doanh nghiệp nước ngoài chỉ có thể thành lập dưới hình thức tổ chức góp vốn, đầu tư.

Để thành lập công ty xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (FDI company in Vietnam), nhà đầu tư cần thực hiện 2 thủ tục pháp lý:

  1. Thành lập công ty xây dựng vốn nước ngoài;
  2. Xin cấp giấy phép xây dựng (giấy phép con).
1. Thủ tục đăng ký thành lập công ty xây dựng vốn nước ngoài

Tùy vào từng trường hợp mà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể chọn hình thức thành lập theo 1 trong 2 cách:

  • Cách 1: Thành lập công ty xây dựng bằng vốn của người Việt Nam rồi chuyển nhượng;
  • Cách 2: Thành lập công ty xây dựng trực tiếp bằng vốn nước ngoài (được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).

Trong trường hợp công ty xây dựng vốn nước ngoài có dự định thực hiện các công trình, dự án liên quan đến nhà nước hoặc sử dụng tư cách pháp nhân tại Việt Nam với mục đích đầu tư ra nước ngoài thì phải thành lập doanh nghiệp theo cách 2 gồm: xin cấp giấy phép đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Cụ thể:

1.1 Quy trình xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 

Căn cứ vào Luật Đầu tư 2020 thì có 2 trường hợp:

  • Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;
  • Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư.

Trong phạm vi bài viết này, Anpha cung cấp đến bạn thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư. Cụ thể:

➤ Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài

Hồ sơ xin giấy chứng nhận đầu tư gồm:

  • Đơn đề xuất dự án đầu tư;
  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức nước ngoài;
  • Bản sao CCCD/hộ chiếu người đại diện phần pháp luật cho tổ chức nước ngoài;
  • Báo cáo tài chính trong 2 năm gần nhất có kiểm toán của tổ chức nước ngoài (được hợp pháp hóa lãnh sự, còn hiệu lực trong 90 ngày);
  • Tài liệu chứng minh số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu nước ngoài bằng hoặc nhiều hơn số tiền đầu tư (nếu tài khoản ngân hàng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, được dịch thuật và công chứng sang tiếng Việt).

>> TẢI MIỄN PHÍ: Bộ hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Lưu ý:

  • Tất cả tài liệu, văn bản, báo cáo trong bộ hồ sơ phải được dịch sang tiếng Việt (có kèm theo theo bản tiếng nước ngoài), được hợp pháp hóa lãnh sự và chứng thực;
  • Công ty xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài phải đăng ký đầy đủ mã ngành liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty để tránh mất thời gian bổ sung mã ngành khi xin giấy phép xây dựng (giấy phép con).

>> Tham khảo ngay: Mã ngành xây dựng (chi tiết nhất).

➤ Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư tại Phòng Đăng ký đầu tư - Sở KH&ĐT nơi công ty xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính.

➤ Chờ nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 

Trong vòng 15 ngày làm việc, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp giấy phép đầu tư nếu hồ sơ hợp lệ, hoặc thông báo hướng dẫn bổ sung, chỉnh sửa nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

1.2 Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 

➤ Hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 

Tham khảo và tải miễn phí hồ sơ thành lập công ty xây dựng theo từng loại hình doanh nghiệp:

>> Thủ tục thành lập công ty TNHH xây dựng;

>> Thủ tục thành lập công ty cổ phần xây dựng.

➤ Nộp hồ sơ đến Sở KH&ĐT nơi doanh nghiệp nước ngoài đặt trụ sở chính

Công ty xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài có thể nộp hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Sở KH&ĐT bằng 1 trong 3 cách:

  1. Nộp trực tiếp tại Sở KH&ĐT nơi công ty đặt trụ sở chính;
  2. Nộp qua đường bưu điện thông qua dịch vụ bưu điện (VNPost);
  3. Nộp trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

>> Tham khảo ngay: Cách đăng ký giấy phép kinh doanh online (hướng dẫn chi tiết).

➤ Chờ nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Từ 3 - 5 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ hoặc văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

-----------------

Trong trường hợp doanh nghiệp vốn nước ngoài lựa chọn thành lập công ty xây dựng bằng vốn của người Việt Nam rồi chuyển nhượng (cách 1) cần thực hiện 2 bước như sau:

➤ Bước 1: Đăng ký thành lập công ty xây dựng với 100% vốn của người Việt Nam

>> Tham khảo: Đăng ký thành lập công ty - Thủ tục, hồ sơ, điều kiện.

➤ Bước 2: Thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn sang cho nhà đầu tư nước ngoài

>> Tham khảo: Thủ tục chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài.

2. Thủ tục xin giấy phép xây dựng (giấy phép con) 

Giấy phép xây dựng gồm: giấy phép xây dựng mới, giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo và giấy phép xây dựng khi di dời công trình.

Phân loại giấy phép xây dựng theo loại công trình, dự án gồm có: 

  • Giấy phép đối với nhà ở riêng lẻ; 
  • Công trình theo tuyến; 
  • Công trình không theo tuyến; 
  • Công trình tôn giáo, tín ngưỡng; 
  • Công trình tượng đài, tranh hoành tráng; 
  • Công trình của các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế.

Tùy vào loại công trình, mục đích xin cấp phép mà hồ sơ xin giấy phép xây dựng sẽ khác nhau.

2.1 Hồ sơ cấp giấy phép xây dựng theo từng loại công trình 

➤ Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng mới

Thành phần hồ sơ cơ bản:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất; 
  • Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC, các tài liệu, bản vẽ được thẩm duyệt kèm theo quy định về luật PCCC;
  • Bản thiết kế xây dựng (2 bộ):
    • Bản vẽ tổng mặt bằng công trình trên lô đất;
    • Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng, mặt cắt chính của công trình;
    • Bản vẽ mặt bằng móng, mặt cắt móng có sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp nước, cấp thoát nước, cấp điện.

Đối với nhà ở riêng lẻ bổ sung:

  • Bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Đối với công trình theo tuyến/không theo tuyến bổ sung:

  • Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng;
  • Văn bản kết quả thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường;
  • Quyết định phê duyệt dự án, văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở có đóng dấu xác nhận (nếu có).

Đối với công trình tôn giáo, tín ngưỡng bổ sung:

  • Ý kiến của cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Văn bản chấp thuận của cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tôn giáo, tín ngưỡng ảnh hưởng đến an toàn, lợi ích cộng đồng.

Đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng bổ sung:

  • Giấy phép hoặc văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
➤ Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo

Bộ hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo công trình, dự án gồm:

  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;
  • Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo;
  • Giấy tờ khác có liên quan theo quy định đối với từng loại công trình;
  • Bản vẽ hiện trạng của bộ phận công trình dự kiến sẽ sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt;
  • Văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa (đối với công trình di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh).

➤ Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng khi di dời công trình

Bộ hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đối với dự án, công trình di dời gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình;
  • Bản vẽ thiết kế mô tả thực trạng công trình được di dời;
  • Bản vẽ tổng mặt bằng địa điểm công trình sẽ được di dời;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất nơi công trình sẽ di dời;
  • Phương án di dời do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, năng lực thực hiện;
  • Báo cáo kết quả khảo sát đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, năng lực thực hiện.

2.2 Quy trình, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng

Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ theo hướng dẫn bên trên, chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiến hành nộp cho cơ quan có thẩm quyền đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo từng loại công trình.

➤ Cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng cho công ty vốn nước ngoài

Tùy vào tính chất và loại công trình mà cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm thẩm định và cấp giấy phép xây dựng sẽ khác nhau. 

  • UBND cấp tỉnh: Cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình thuộc đối tượng có yêu cầu cấp phép trên địa bàn tỉnh, trừ các công trình thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện;
  • UBND cấp tỉnh ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu CNC, khu kinh tế, UBND huyện: Cấp giấy phép xây dựng cho công trình thuộc chức năng, phạm vi của các cơ quan này;
  • UBND cấp huyện: Cấp giấy phép xây dựng cho công trình cấp III, cấp IV, nhà ở riêng lẻ trên địa bàn quản lý.

➤ Thời gian trả kết quả

Kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành khảo sát thực địa và cấp giấy phép xây dựng nếu công trình, dự án đạt yêu cầu:

  • Từ 15 ngày làm việc, đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ;
  • Không quá 20 ngày làm việc, đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng công trình.

Điều kiện thành lập công ty xây dựng vốn nước ngoài 

Lĩnh vực xây dựng thuộc nhóm ngành nghề có điều kiện, vì vậy để hoạt động ngành nghề này doanh nghiệp ngoài việc đáp ứng các điều kiện về thành lập công ty có vốn nước ngoài thì còn phải đảm bảo các điều kiện ngành nghề. Cụ thể:

  • Có địa chỉ trụ sở chính (tổ chức) tại quốc gia nằm trong tổ chức WTO cùng với Việt Nam;
  • Ngành nghề đăng ký kinh doanh không thuộc ngành nghề cấm, có trong biểu cam kết WTO;
  • Chứng minh được năng lực kinh nghiệm và có đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án;
  • Đáp ứng các điều kiện về chứng chỉ hành nghề và điều kiện về vốn đầu tư, vốn pháp định theo quy định của pháp luật;
  • Thực hiện nghĩa vụ thuế tại Việt Nam như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài…

>> Tham khảo chi tiết: Điều kiện thành lập công ty xây dựng.

Dịch vụ thành lập công ty xây dựng vốn nước ngoài trọn gói tại Anpha 

Cân nhắc sử dụng dịch vụ thành lập công ty xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài trọn gói tại Anpha giúp bạn tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí. 

1. Dịch vụ thành lập công ty xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài

Thành lập công ty bằng vốn của người Việt Nam rồi chuyển nhượng 

  • Phí dịch vụ chỉ từ: 15.000.000 - 23.000.000 đồng;
  • Thời gian hoàn thành: 20 - 25 ngày làm việc;
  • Kết quả nhận được: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, con dấu công ty.

Thành lập công ty bằng vốn của người nước ngoài trực tiếp từ đầu

  • Phí dịch vụ chỉ từ: 25.000.000 - 30.000.000 đồng;
  • Thời gian hoàn thành: 40 - 45 ngày làm việc;
  • Kết quả nhận được: giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, con dấu công ty.

Tham khảo chi tiết:

>> Dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài;

>> Setting up a business in vietnam.

2. Dịch vụ xin giấy phép xây dựng 

Hiện tại Anpha chỉ cung cấp dịch vụ xin giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ (các trường hợp cấp mới, sửa chữa, cải tạo).

Thông tin dịch vụ xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại Anpha:

  • Chi phí: Từ 1.500.000 đồng;
  • Thời gian hoàn thành: 15 - 25 ngày làm việc;
  • Thông tin khách hàng cần cung cấp: 
    • Bản vẽ thiết kế xây dựng đối với nhà ở xây dựng mới;
    • Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng các bộ phận, hạng mục công trình nhà ở cần cải tạo đối với công trình sửa chữa cải tạo;
    • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

>> Tham khảo chi tiết: Dịch vụ xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ.

Để được hỗ trợ thông tin và báo giá chi tiết dịch vụ thành lập công ty xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài bạn có thể liên hệ trực tiếp với Anpha qua hotline:

GỌI NGAY

Câu hỏi liên quan đến thành lập công ty xây dựng vốn nước ngoài

1. Thủ tục thành lập công ty xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài?

Để mở công ty xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài bạn cần thực hiện 2 thủ tục:

  1. Thành lập công ty xây dựng vốn nước ngoài;
  2. Xin cấp giấy phép xây dựng (giấy phép con).

>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Giấy tờ cần có khi xin giấy phép đầu tư cho người nước ngoài?

Nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép đầu tư gồm:

  • Đơn đề xuất dự án đầu tư;
  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức nước ngoài;
  • Bản sao CCCD/hộ chiếu người đại diện phần pháp luật cho tổ chức nước ngoài;
  • Báo cáo tài chính trong 2 năm gần nhất có kiểm toán của tổ chức nước ngoài (được hợp pháp hóa lãnh sự, còn hiệu lực trong 90 ngày);
  • Tài liệu chứng minh số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu nước ngoài bằng hoặc nhiều hơn số tiền đầu tư (nếu tài khoản ngân hàng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, được dịch thuật và công chứng sang tiếng Việt).

>> TẢI MIỄN PHÍ: Bộ hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

3. Giấy phép xây dựng gồm những loại nào?

Giấy phép xây dựng gồm: giấy phép xây dựng mới; giấy phép sửa chữa, cải tạo; giấy phép di dời công trình.

4. Thời hạn xem xét hồ sơ và cấp giấy phép xây dựng?

Kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng sẽ tiến hành khảo sát thực địa và cấp giấy phép xây dựng nếu công trình, dự án đạt yêu cầu:

  • Từ 15 ngày làm việc, đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ;
  • Không quá 20 ngày làm việc, đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng công trình.

5. Chi phí thành lập công ty xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài?

Tổng chi phí thành lập công ty xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài trọn gói tại Anpha chỉ từ 16.500.000 đồng, cam kết đúng hẹn, không phát sinh chi phí.

>> Tham khảo chi tiết: Dịch vụ thành lập công ty xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) -  0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH