Xét lý lịch 3 đời gồm những ai? Những ngành xét lý lịch 3 đời

Tại sao phải xét lý lịch 3 đời? Xét lý lịch 3 đời vào Đảng gồm những ai? Xét lý lịch 3 đời nhà vợ gồm những ai? Cách xét lý lịch 3 đời vào quân đội, vào công an.

Xét lý lịch 3 đời là gì? Tại sao phải xét lý lịch 3 đời?

Xét lý lịch 3 đời là quy trình thẩm tra lý lịch ba thế hệ trong gia đình của một cá nhân, nên còn được gọi là thẩm tra lý lịch 3 đời. 

Mục đích của xét lý lịch 3 đời là nhằm phát hiện và loại trừ những cá nhân hoặc gia đình có liên quan đến các thế lực thù địch, phản động, gián điệp hoặc có tiền án, tiền sự ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh quốc gia và sự ổn định chính trị. 

Xét lý lịch 3 đời giúp đánh giá phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị của cá nhân một cách toàn diện hơn. Đây là yêu cầu bắt buộc trong việc tuyển chọn người vào Đảng, công an và chiến sĩ quân đội.

Lý lịch 3 đời gồm những ai? Những ngành xét lý lịch 3 đời

Tùy mục đích thẩm tra là xét lý lịch 3 đời nhà vợ, xét lý lịch 3 đời kết hôn với bộ đội, xét lý lịch 3 đời vào Đảng… mà phạm vi xét sẽ được quy định khác nhau.

Anpha chia sẻ một số trường hợp xét lý lịch 3 đời như sau.

1. Xét lý lịch 3 đời lấy chồng quân đội, công an gồm những ai?

Phạm vi xét lý lịch 3 đời trong kết hôn được pháp luật quy định tại Khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 bao gồm:

  • Đời thứ nhất: Cha mẹ;
  • Đời thứ hai bao gồm: 
    • Anh, chị, em cùng cha mẹ; 
    • Anh, chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.
  • Đời thứ ba: Anh, chị, em con chú, con bác, con cậu, con cô, con dì.

Tham khảo thêm:

>> Phiếu lý lịch tư pháp cá nhân và các điều cần biết;

>> Phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2.

2. Xét lý lịch 3 đời vào Đảng gồm những ai?

Khi xét lý lịch 3 đời để kết nạp vào Đảng, người xin vào Đảng phải kê khai đầy đủ thông tin về bản thân và gia đình ba đời. Theo quy định tại Mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 về thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, xét lý lịch 3 đời khi vào Đảng bao gồm:

  • Bản thân người xin vào Đảng và vợ/chồng của người vào Đảng;
  • Cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ/chồng hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng của người vào Đảng;
  • Con đẻ của người vào Đảng, đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Lưu ý:

Tất cả các đối tượng xét 3 đời kể trên được gọi chung là người thân của người xin vào Đảng.

Nội dung thẩm tra và xác minh lý lịch như sau:

➧ Đối với người xin vào Đảng:

  • Làm rõ các vấn đề về lịch sử chính trị và tình hình chính trị hiện nay của người vào Đảng;
  • Kiểm tra và xác minh việc chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước;
  • Đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người vào Đảng.

➧ Đối với người thân của người xin vào Đảng:

  • Làm rõ lịch sử chính trị và tình hình chính trị hiện nay
  • Kiểm tra và xác minh việc chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
3. Xét lý lịch 3 đời vào công an gồm những ai?

Dựa theo Mẫu lý lịch tự khai (Mẫu A-BCA(X13)-2018) dùng cho xét tuyển người vào Công an nhân dân hoặc người kết hôn với cán bộ, chiến sĩ, người lao động trong Công an nhân dân, xét lý lịch 3 đời vào công an bao gồm:

  • Đời thứ nhất: Ông, bà nội (ngoại);
  • Đời thứ hai bao gồm:
    • Cha, mẹ (kể cả cha mẹ nuôi, người nuôi dưỡng); 
    • Anh, chị, em ruột của cha, mẹ;
  • Đời thứ ba bao gồm:
    • Vợ hoặc chồng của người xét lý lịch; 
    • Anh, chị, em ruột của người xét lý lịch;
    • Vợ hoặc chồng của người xét lý lịch.

Nội dung thẩm tra trong quy định xét lý lịch 3 đời vào công an:

  • Thái độ chính trị; 
  • Đặc điểm lý lịch:
    • Nếu đã từng vi phạm pháp luật (có tiền án, tiền sự): Trong lý lịch phải ghi rõ tội danh, cơ quan chịu trách nhiệm xử lý, mức độ vi phạm, thời gian chấp hành hình phạt…;
    • Nếu đã từng làm việc trong chế độ cũ, ngụy quân, ngụy quyền: Trong lý lịch phải ghi rõ thời gian, nơi hoạt động, chức vụ và mức độ ảnh hưởng xấu đối với cách mạng.
4. Xét lý lịch 3 đời vào quân đội gồm những ai?

Theo Khoản 3 Điều 22 Thông tư 17/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường thuộc quân đội, xét lý lịch 3 đời vào quân đội bao gồm:

  • Ông, bà nội (ngoại);
  • Anh, chị, em ruột của cha và mẹ;
  • Cha, mẹ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng từ nhỏ đến trưởng thành;
  • Vợ hoặc chồng;
  • Anh, chị, em ruột.

Nội dung thẩm tra lý lịch, xác minh chính trị như sau:

➧ Tình hình kinh tế, chính trị của gia đình: 

  • Xác minh nghề nghiệp, tài sản, mức sống;
  • Kiểm tra và xác minh thái độ chính trị từ trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, hòa bình lập lại cho đến nay.

➧ Tình hình bản thân người xét lý lịch:

  • Nghề nghiệp;
  • Thái độ chính trị, các quan hệ xã hội cũng như các tổ chức đoàn thể - chính quyền - tổ chức kinh tế tại địa phương đã và đang tham gia. 

Các câu hỏi thường gặp về quy định xét lý lịch 3 đời vào công an, vào Đảng… 

1. Vào Đảng có xét lý lịch 3 đời không?

Có. Người vào Đảng phải kê khai lý lịch ba đời gồm: cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ/chồng (hoặc người nuôi dưỡng), vợ/chồng và con đẻ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

>> Xem chi tiết: Xét lý lịch 3 đời vào Đảng gồm những ai.

2. Xét lý lịch 3 đời nhà vợ gồm những ai?

Xét lý lịch 3 đời nhà vợ hay xét lý lịch 3 đời trong kết hôn có phạm vi như sau:

  • Đời thứ nhất: Cha mẹ;
  • Đời thứ hai bao gồm: 
    • Anh, chị, em cùng cha mẹ; 
    • Anh, chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.
  • Đời thứ ba: Anh, chị, em con chú, con bác, con cậu, con cô, con dì.

>> Xem chi tiết: Xét lý lịch 3 đời lấy chồng quân đội, công an gồm những ai.

3. Luật sư có cần xét lý lịch 3 đời không?

Không bắt buộc. Ngành luật sư không nằm trong nhóm ngành đặc thù như công an, quân đội hay vào Đảng nên không yêu cầu xét lý lịch 3 đời.

>> Xem chi tiết: Lý lịch 3 đời gồm những ai? Những ngành xét lý lịch 3 đời.

4. Thi công chức có xét lý lịch 3 đời không?

Không phải tất cả vị trí công chức đều xét lý lịch 3 đời, chỉ những ngành hoặc vị trí đặc thù liên quan an ninh, quốc phòng mới yêu cầu xét lý lịch 3 đời.

>> Xem chi tiết: Lý lịch 3 đời gồm những ai? Những ngành xét lý lịch 3 đời.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH