Hướng dẫn 3 cách đi khám bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế

Mất thẻ BHYT có đi khám được không? Cùng Anpha tìm hiểu 3 cách đi khám bệnh không cần thẻ bảo hiểm y tế: dùng CCCD thay BHYT, ứng dụng VssID, VNeID.

Đi khám bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế được không?

Có 3 trường hợp, người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh không cần mang thẻ BHYT giấy gồm:

  1. Trường hợp sử dụng ứng dụng VssID - BHXH điện tử;
  2. Trường hợp sử dụng ứng dụng VNeID thay thế thẻ BHYT;
  3. Trường hợp sử dụng CCCD gắn chip đã tích hợp thông tin bảo hiểm y tế.

Như vậy, nếu người tham gia BHYT thuộc 1 trong 3 trường hợp trên thì được đi khám chữa bệnh mà không cần mang theo thẻ bảo hiểm y tế giấy (bao gồm cả khi bạn làm mất thẻ BHYT). Mọi quyền lợi của người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh vẫn sẽ được đảm bảo như khi sử dụng thẻ BHYT bằng giấy.

Xem thêm:

>> Cách tra cứu thời hạn sử dụng thẻ BHYT;

>> Điều kiện hưởng 100% bảo hiểm y tế khám chữa bệnh.

Hướng dẫn 3 cách đi khám bệnh không cần mang thẻ BHYT

Theo như nội dung Anpha chia sẻ bên trên thì có 3 cách thay thế thẻ BHYT giấy khi đi khám chữa bệnh. Tại nội dung này, Kế toán Anpha sẽ hướng dẫn chi tiết từng cách để bạn dễ dàng tham khảo và áp dụng.

1. Sử dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp thay BHYT

Hiện tại, Bộ Y Tế đã cho phép người dân sử dụng CCCD gắn chip thay thế cho thẻ BHYT giấy khi đi khám chữa bệnh.

Cách sử dụng thẻ CCCD gắn chip khi đi khám chữa bệnh BHYT như sau:

➤ Bước 1: Bạn xuất trình thẻ CCCD gắn chip cho nhân viên y tế.

➤ Bước 2: Nhân viên y tế thực hiện quét mã QR code để kiểm tra, đối chiếu thông tin trên thẻ BHYT. Khi các thông tin BHYT được xác nhận hợp lệ, bạn sẽ được khám chữa bệnh đúng theo quy trình khám chữa bệnh BHYT.

Lưu ý:

Trường hợp quét mã QR code nhưng không có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT, bạn sẽ không thể khám chữa bệnh bằng việc sử dụng CCCD gắn chip. Lúc này, để khám chữa bệnh, bạn bắt buộc phải xuất trình thẻ BHYT giấy và giấy tờ tùy thân có ảnh.

2. Sử dụng ứng dụng VssID - BHXH điện tử thay thẻ BHYT

Từ ngày 01/06/2023, bạn có thể sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID để đi khám chữa bệnh mà không cần mang theo thẻ bảo hiểm y tế giấy.

Để sử dụng VssID thay thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh, bạn thực hiện theo các bước sau:

➤ Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VssID bằng cách nhập mã số BHXH (đồng thời cũng là mã số BHYT) và nhập mật khẩu.

➤ Bước 2: Tại mục “Quản lý cá nhân” chọn “Thẻ BHYT”.

➤ Bước 3: Chọn “Sử dụng thẻ” hoặc “Hình ảnh thẻ”, khi đó:

  • Nếu chọn “Sử dụng thẻ”, ứng dụng sẽ hiển thị mã QR code, bạn có thể sử dụng mã này để đi khám chữa bệnh;

  • Nếu chọn “Hình ảnh thẻ”, ứng dụng sẽ hiển thị hình ảnh thẻ BHYT, bạn sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng để đi khám chữa bệnh.

Xem thêm:

>> Hướng dẫn cách đăng ký VssID;

>> Thủ tục cấp tờ rời BHXH VssID online.

3. Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VNeID

Ngoài cách 2 cách trên, bạn còn có thể sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VNeID khi đi khám chữa bệnh mà không cần mang theo thẻ BHYT giấy.

Cách sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VNeiD như sau:

➤ Bước 1:

  • Đăng nhập vào ứng dụng VNeID bằng tài khoản định danh mức 2 (hình 1);
  • Vào mục “Cá nhân” (hình 2);
  • Tiếp theo, bạn bật chức năng “Xác minh ứng dụng qua QR code” (hình 3).

➤ Bước 2:
  • Quay lại “Trang chủ”, chọn vào ảnh đại diện (hình 4);
  • Chọn vào biểu tượng QR code để tạo ứng dụng hiển thị mã QR code (hình 5);
  • Sau đó, trên ứng dụng sẽ hiển thị mã QR code (hình 6).

 

➤ Bước 3: Nhân viên y tế quét mã QR ở bước 2 để xác thực ứng dụng VNeID. Kết quả sẽ hiển thị trên màn hình ngay sau khi quét mã QR code.

➤ Bước 4: Sau khi xác thực ứng dụng VNeID, bạn sử dụng chức năng hiển thị thẻ BHYT đã được tích hợp để khám chữa bệnh. Cách làm như sau:

  • Bạn vào “Ví giấy tờ” (hình 7) ➨ Chọn “Xuất trình giấy tờ” (hình 8) ➨ Nhập passcode (hình 9);

  • Tiếp theo, bạn click “Thẻ bảo hiểm y tế”, nhấn “Xác nhận” (hình 10). Sau khi thông tin BHYT hiển thị, bạn nhấp vào biểu tượng cài đặt, chọn “Xem ảnh thẻ bảo hiểm y tế” (hình 11). 

-----------

Lưu ý:

Để có thể sử dụng thẻ BHYT trên ứng dụng VNeID cho việc khám chữa bệnh, bạn cần hoàn thành 2 việc sau:

  1. Đăng ký tài khoản định doanh điện tử mức 2 tại công an xã, phường, thị trấn hoặc công an nơi cấp thẻ CCCD;
  2. Sau khi đã xác minh thành công tài khoản định danh mức 2, bạn tiến hành tích hợp thẻ BHYT vào ứng dụng.

Trường hợp, bạn chưa biết cách tích hợp có thể làm theo hướng dẫn mà Anpha chia sẻ sau đây:

  • Vào “Ví giấy tờ” (hình 1) ➨ Chọn “Tích hợp thông tin” (hình 2) ➨ Chọn “Tạo yêu cầu mới” (hình 3);

  • Tiếp theo, tại “Chọn loại thông tin” bạn chọn “Thẻ bảo hiểm y tế” (hình 4) ➨ Điền các thông tin mà ứng dụng yêu cầu, click vào “Tôi xác nhận các thông tin ở trên là đúng” và nhấn vào “Gửi yêu cầu” (hình 5). 

>> Xem thêm: Đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức 1, mức 2.

Lợi ích khi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế điện tử 

Việc sử dụng thẻ BHYT điện tử (tức sử dụng thẻ BHYT thông qua CCCD gắn chip, ứng dụng VssID hoặc ứng dụng VNeID) sẽ mang lại một số tiện ích sau:

1. Đối với người tham gia bảo hiểm y tế

  • Đi khám chữa bệnh không cần mang theo thẻ BHYT giấy;
  • Rút ngắn được thời gian làm thủ tục, xác minh thông tin khi khám chữa bệnh;
  • Hạn chế tình trạng cấp mới, đổi thẻ BHYT do hết hạn, rách, hỏng hoặc sai lệch thông tin;
  • Toàn bộ lịch sử khám chữa bệnh được lưu trữ trên ứng dụng thuận lợi cho quá trình theo dõi và điều trị bệnh (kiểm tra trên ứng dụng VssID).

2. Đối với cơ sở y tế

  • Dễ dàng xác thực người sử dụng thẻ BHYT tại khâu tiếp nhận bệnh nhân, hạn chế tình trạng bệnh nhân mượn thẻ BHYT của người khác để khám chữa bệnh;
  • Tiết kiệm thời gian làm thủ tục khám chữa bệnh, chỉ cần quét mã QR code các thông tin trên thẻ BHYT sẽ hiển thị;
  • Dễ dàng quản lý, truy xuất thông tin các lần khám chữa bệnh của người bệnh. Nhờ vậy, cơ sở khám chữa bệnh biết được quá trình điều trị của bệnh nhân, dựa vào đó đưa ra phương pháp và cấp các loại thuốc điều trị phù hợp.

3. Đối với cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH)

  • Dễ dàng cập nhật thời hạn tham gia cũng như việc gia hạn thẻ BHYT nhanh gọn;
  • Giải quyết tình trạng trục lợi, lạm dụng BHYT nhờ vào việc nâng cao tính bảo mật;
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí nhờ vào việc cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục như: in gia hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế hằng năm, đổi thẻ do sai lệch thông tin, thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, điều chỉnh quyền lợi, đối tượng… 

Câu hỏi liên quan về cách thay thế thẻ BHYT giấy khi đi khám chữa bệnh

1. Mất thẻ BHYT có đi khám chữa bệnh được không?

Có 2 trường hợp xảy ra:

➤ Trường hợp 1: 

Người mất thẻ BHYT có sử dụng ứng dụng VssID hoặc VNeID hoặc thẻ CCCD gắn chip có tích hợp thông tin thẻ BHYT thì khi mất thẻ BHYT giấy vẫn có thể đi khám chữa bệnh và được hưởng các quyền lợi khám chữa bệnh BHYT như thường.

Theo đó, người tham gia BHYT khi khám chữa bệnh chỉ cần xuất trình CCCD gắn chip hoặc hình ảnh thẻ BHYT trên 1 trong 2 ứng dụng VNeID hoặc VssID là có thể khám chữa bệnh.

➤ Trường hợp 2:

Người tham gia BHYT không sử dụng 2 ứng dụng thay thế thẻ bảo hiểm y tế trên và cũng chưa tích hợp thông tin BHYT vào CCCD gắn chip thì liên hệ cho cơ quan BHXH gần nhất thực hiện thủ tục cấp lại thẻ BHYT giấy để sử dụng cho việc khám chữa bệnh.

2. Có mấy cách thay thế khi đi khám bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế giấy?

Hiện tại, có 3 cách thay thế BHYT giấy khi đi khám chữa bệnh:

  1. Sử dụng căn cước công dân gắn chip;
  2. Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID;
  3. Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VNeID.

>> Xem chi tiết: 3 cách thay thế thẻ BHYT giấy khi đi khám chữa bệnh.

3. Cách sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID khi đi khám chữa bệnh?

Để sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên VssID, bạn thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VssID;
  • Bước 2: Tại mục “Quản lý cá nhân” chọn “Thẻ BHYT”;
  • Bước 3: Bạn có thể chọn "Sử dụng thẻ" hoặc "Hình ảnh thẻ" để xuất trình cho nhân viên y tế.

>> Xem chi tiết: Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID.

4. Đối với người tham gia BHYT, khám chữa bệnh bằng BHYT điện tử mang lại lợi ích gì?

Người tham gia BHYT sử dụng CCCD gắn chip hoặc ứng dụng VssID hay ứng dụng VNeID để khám chữa bệnh sẽ nhận được các lợi ích như:

  • Đi khám chữa bệnh không cần mang theo thẻ BHYT giấy;
  • Hạn chế tình trạng cấp mới, đổi thẻ BHYT do hết hạn, rách, hỏng hoặc sai lệch thông tin;
  • Rút ngắn được thời gian làm thủ tục, xác minh thông tin khi khám chữa bệnh;
  • Toàn bộ lịch sử khám chữa bệnh được lưu trữ trên ứng dụng thuận lợi cho quá trình theo dõi và điều trị bệnh  (kiểm tra trên ứng dụng VssID).

5. Có thể dụng thẻ BHYT của người khác để khám chữa bệnh được không?

Không. Sử dụng thẻ BHYT của người khác để khám chữa bệnh là hành vi trái quy định pháp luật. Theo đó, người vi phạm sẽ bị xử phạt như sau:

  • Từ 1.000.000 đồng - 2.000.000 đồng: Nếu vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT;
  • Từ 3.000.000 đồng - 5.000.000 đồng: Nếu vi phạm làm thiệt hại đến quỹ BHYT.

6. Ứng dụng thay thế thẻ bảo hiểm y tế là cái nào?

Hiện nay có 2 ứng dụng thay thế thẻ bảo hiểm y tế là ứng dụng VssID và ứng dụng VneID.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH