Điều kiện, cách đưa sản phẩm vào siêu thị - 5 loại giấy phép

Cách đưa hàng vào siêu thị. Điều kiện, giấy phép để đưa sản phẩm vào siêu thị: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số mã vạch, giấy VSATTP…

Điều kiện để đưa sản phẩm vào siêu thị, hệ thống bán lẻ

Tại Điều 7 Quyết định 371/2004/QĐ-BTM quy định hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại siêu thị, hệ thống bán lẻ, trung tâm thương mại phải đáp ứng các điều kiện:

  1. Hàng hóa, sản phẩm có bảo hành phải ghi rõ thời hạn, địa điểm bảo hành;
  2. Nguồn hàng được cung cấp ổn định, thường xuyên thể hiện thông qua đơn hàng, hợp đồng giữa tổ chức, doanh nghiệp và nhà sản xuất kinh doanh;
  3. Có mã số mã vạch đối với các sản phẩm có thể đăng ký MSMV, để thuận tiện trong việc quản lý của siêu thị, hệ thống bán lẻ, trung tâm thương mại và giúp khách hàng giám sát chất lượng dễ dàng;
  4. Có tên thương mại riêng hoặc tên thương mại của siêu thị, trung tâm thương mại (nếu hàng hóa, dịch vụ không có tên thương mại riêng thì phải có tên hàng hóa, dịch vụ), ghi rõ xuất xứ theo quy định;
  5. Đối với thực phẩm phải đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, có ghi rõ thời hạn sử dụng trên bao bì;
  6. Đối với nông sản, thực phẩm tươi hoặc sơ chế không có bao bì đóng gói thì phải được chọn lọc, phân loại, ghi rõ xuất xứ, chất lượng, hạn sử dụng tại quầy/gian hàng;
  7. Giá bán hàng hóa, dịch vụ được thể hiện rõ ràng trên nhãn, bao bì hoặc được niêm yết tại giá hàng, quầy hàng.

5 giấy phép cần có khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong siêu thị

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện để đưa sản phẩm vào siêu thị mà Kế toán Anpha đã chia sẻ tại mục trên thì doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tổ chức cần có các loại giấy phép sau:

  1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  2. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
  3. Giấy xác nhận công bố sản phẩm;
  4. Giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm;
  5. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm (nếu cần).

Cùng Anpha tìm hiểu thông tin và chi phí xin cấp các loại giấy phép này ngay dưới đây.

1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh)

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ĐKKD) hay giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh hộ gia đình là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho công ty, hộ kinh doanh.

Giấy chứng nhận ĐKKD là loại giấy tờ bắt buộc để doanh nghiệp, hộ gia đình được hoạt động kinh doanh hợp pháp. Trên đó ghi các thông tin như:

  • Tên doanh nghiệp/hộ kinh doanh; 
  • Địa chỉ trụ sở chính/địa chỉ hộ kinh doanh;
  • Vốn điều lệ/vốn kinh doanh;
  • Thông tin người đại diện pháp luật của công ty/thông tin chủ hộ kinh doanh…

-------------------

Để tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí bạn có thể tham khảo thông tin dịch vụ xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Kế toán Anpha:

Nội dung Thành lập doanh nghiệp Thành lập hộ kinh doanh cá thể
Chi phí dịch vụ Trọn gói từ 1.000.000 đồng (*) Trọn gói 1.500.000 đồng
Thời gian hoàn thành Từ 3 - 4 ngày làm việc Từ 3 ngày làm việc
Kết quả nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu công ty Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

(*) Chi phí thành lập doanh nghiệp sẽ có sự chênh lệch tùy vào khu vực đăng ký kinh doanh. Vui lòng gọi cho Kế toán Anpha theo hotline dưới đây để được tư vấn chi tiết thông tin và hỗ trợ kịp thời.

Tham khảo thông tin chi tiết:

>> Dịch vụ thành lập công ty;

>> Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh.

GỌI NGAY

2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm, cung cấp dịch vụ ăn uống đã đáp ứng đủ các yêu cầu và điều kiện về vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điện kiện vệ sinh an toàn thực phẩm còn được biết đến với các tên khác như: giấy vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận VSATTP, giấy phép an toàn thực phẩm…

>> Xem thêm: Quy định về cấp giấy phép an toàn thực phẩm.

-------------------

Tham khảo thông tin dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Anpha:

Nội dung Dịch vụ làm giấy phép an toàn thực phẩm 
Chi phí dịch vụ Từ 5.000.000 đồng (*)
Thời gian hoàn thành Trong 15 - 20 ngày làm việc

(*): Tùy vào quy mô sản xuất, kinh doanh, tỉnh/thành phố xin giấy phép và từng trường hợp cụ thể mà phí dịch vụ tại Anpha sẽ khác nhau, ví dụ:

  • Từ 5.000.000 - 6.000.000 đồng đối với giấy phép VSATTP tại trường mầm non, căng tin;
  • Từ 12.000.000 đồng đối với giấy chứng nhận VSATTP tại nhà hàng, khách sạn…

Ngoài ra, nếu bạn vừa muốn đưa sản phẩm vào siêu thị, vừa dự định xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài thì nên cân nhắc xin giấy chứng nhận ISO 22000:2018. Một trong những quyền lợi khi được cấp chứng chỉ ISO 22000 là bạn sẽ được miễn giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thông tin chi tiết: 

>> Dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm;

>> Dịch vụ xin giấy chứng nhận ISO 22000:2018.

GỌI NGAY

3. Giấy xác nhận công bố sản phẩm

Công bố sản phẩm thực phẩm là thủ tục công bố chất lượng sản phẩm, nguồn gốc, xuất xứ… được cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tự chế biến và bao gói sẵn thực hiện trước khi bắt đầu các quy trình sản xuất.

Tùy thuộc vào nguồn gốc, loại sản phẩm cũng như tùy vào việc sản phẩm được sản xuất trong nước hay nhập khẩu mà thủ tục công bố sản phẩm chia thành: 

  • Thủ tục tự công bố sản phẩm;
  • Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm gồm:
    • Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm sản xuất trong nước;
    • Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm nhập khẩu.

-------------------

Tham khảo thông tin dịch vụ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại Anpha:

Nội dung Dịch vụ làm giấy công bố chất lượng sản phẩm
Chi phí dịch vụ Trọn gói 1.000.000 đồng/sản phẩm (*)
Thời gian hoàn thành
  • Thời gian kiểm nghiệm: 3 - 7 ngày làm việc
  • Thời gian công bố: 1 - 3 ngày làm việc

(*) Áp dụng đồng thời cho sản phẩm nội địa và nhập khẩu.

>> Thông tin chi tiết: Dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm.

4. Giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch

Mã số mã vạch (MSMV) được dùng để nhận dạng, theo dõi thông tin sản phẩm, hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bán lẻ, quản lý kho. MSMV sẽ chứa các thông tin: mã sản phẩm, giá thành, nguồn gốc, xuất xứ, thời hạn sử dụng…

Đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm là bắt buộc nếu bạn muốn đưa sản phẩm vào các hệ thống bán lẻ như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại…

-------------------

Tham khảo thông tin dịch vụ đăng ký mã mã vạch trên sản phẩm tại Anpha:

Nội dung Dịch vụ làm giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch sản phẩm
Chi phí dịch vụ Từ 3.000.000 đồng/100 mã 
Thời gian hoàn thành Trong 7 ngày làm việc

>> Thông tin chi tiết: Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch sản phẩm.

5. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm (nếu cần)

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu là thủ tục mà cá nhân, tổ chức thực hiện với mục đích hợp pháp hóa quyền sở hữu nhãn hiệu, thương hiệu và được công khai về quyền sở hữu nhãn hiệu, thương hiệu đó trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm trước khi đưa vào kinh doanh tại các hệ thống bán lẻ là không bắt buộc, nhưng nếu có đăng ký bảo hộ sẽ giúp bạn hạn chế các vấn đề về đạo nhái sản phẩm hay kiện tụng không đáng có.

-------------------

Tham khảo thông tin dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bản quyền thương hiệu tại Anpha:

Nội dung Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm
Chi phí dịch vụ Phí dịch vụ chỉ 1.000.000 đồng (*)
Thời gian hoàn thành
  • Hoàn thành hồ sơ và nộp về Cục Sở hữu trí tuệ: 2 ngày làm việc
  • Theo dõi tiến độ xử lý của Cục SHTT đến khi có quyết định: 15 - 20 tháng

(*) Chưa bao gồm lệ phí nộp nhà nước.

>> Thông tin chi tiết: Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm.

Các câu hỏi phổ biến về cách đưa hàng vào siêu thị

1. Điều kiện để đưa sản phẩm vào bán trong siêu thị?

Để đưa sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vào bán tại siêu thị, trung tâm thương mại hay hệ thống bán lẻ, bạn cần đáp ứng các điều kiện như:

  • Sản phẩm có bảo hành phải ghi rõ thời hạn, địa điểm bảo hành;
  • Đảm bảo nguồn hàng cung cấp ổn định, thường xuyên;
  • Có mã số mã vạch đối với các sản phẩm có thể đăng ký MSMV;
  • Các loại thực phẩm phải đảm bảo các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, có ghi rõ hạn sử dụng trên bao bì…

>> Xem thêm: Điều kiện đưa sản phẩm vào siêu thị.

2. Muốn đưa hàng hóa, sản phẩm vào siêu thị có khó không?

Bạn phải có 1 số giấy phép dưới đây để đưa sản phẩm, hàng hóa vào kinh doanh tại siêu thị:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Giấy xác nhận công bố sản phẩm;
  • Giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm;
  • Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu (nếu có).

>> Xem thêm: Giấy phép cần có để đưa sản phẩm vào siêu thị.

3. Có phải đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm khi bán hàng trong siêu thị?

Đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm là bắt buộc nếu bạn muốn đưa sản phẩm vào các hệ thống bán lẻ như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại…

>> Xem ngay: Lợi ích khi đăng ký mã số mã vạch

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) -  0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH