Quy trình làm đơn tố giác, tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Hướng dẫn cách làm đơn tố cáo & thời gian giải quyết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nộp đơn tố cáo lừa đảo ở đâu? Mẫu đơn tố cáo lừa đảo tài sản.

Hiện nay, vấn nạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang xảy ra với tần suất gia tăng cùng thủ đoạn ngày càng tinh vi như: giả mạo công an, giả làm người làm việc trong cơ quan nhà nước, giả làm nhân viên ngân hàng, hỗ trợ cập nhật sinh trắc học, giả đơn vị tuyển dụng, hỗ trợ việc làm online tại nhà… khiến nhiều người không phân biệt được đâu là thật, đâu là giả.

Trường hợp phát hiện hoặc không may trở thành nạn nhân của chính những thủ đoạn lừa đảo này, cá nhân/tổ chức có quyền làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền kèm với các chứng cứ chứng minh hành vi lừa đảo để yêu cầu, đề nghị giải quyết vụ việc.

Hướng dẫn cách viết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Nội dung đơn tố cáo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Hiện nay chưa có quy định cụ thể về mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhất định, tuy nhiên trên thực tế, đơn tố cáo thường có các nội dung cơ bản sau đây:

  • Ngày, tháng, năm tố cáo;
  • Họ và tên, địa chỉ và cách thức liên hệ với người tố cáo;
  • Thông tin về người bị tố cáo;
  • Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị tố cáo.

Lưu ý:

Trường hợp có nhiều người cùng tố cáo về một nội dung thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ:

  • Họ tên đầy đủ, địa chỉ và cách thức liên hệ với những người tố cáo;
  • Thông tin người đại diện cho người tố cáo (nếu có).
2. Những lưu ý khi viết đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản

Khi soạn đơn tố giác, tố cáo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người tố cáo cần lưu ý những nội dung sau đây:

➨ Thông tin cá nhân

  • Cần ghi rõ, cụ thể và chính xác thông tin người tố cáo để cơ quan thẩm quyền có thể liên hệ, trao đổi và yêu cầu cung cấp thêm thông tin (nếu cần) trong quá trình giải quyết vụ việc;
  • Phải cung cấp thông tin về người hoặc tổ chức có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

➨ Mô tả sự việc

  • Phải mô tả chi tiết và cụ thể nhất về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã hoặc đang xảy ra;
  • Cung cấp tất cả chi tiết liên quan đến vụ việc mà bản thân biết rõ.

➨ Bằng chứng chứng minh hành vi vi phạm

Liệt kê chi tiết trong đơn tất cả các bằng chứng có thể chứng minh về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản để cơ quan chức năng giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng, ví dụ như là:

  • Hợp đồng;
  • Hóa đơn;
  • Hình ảnh;
  • Video…

➨ Nội dung đơn tố cáo

Phải đảm bảo rằng mọi thông tin cung cấp trong đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chính xác, minh bạch, tránh việc vu oan cho người khác hoặc gây khó khăn, ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ việc của cơ quan chức năng.

➨ Ngôn từ và cách diễn đạt nội dung tố cáo

Đơn tố cáo cần sử dụng từ ngữ lịch sự, đúng chuẩn mực cùng nội dung rành mạch, dễ hiểu, tránh sử dụng những từ ngữ không phù hợp làm giảm hiệu quả của việc tố cáo.

Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Dưới đây là mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản được sử dụng phổ biến hiện nay.

>> TẢI MẪU MIỄN PHÍ: Đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Nộp đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở đâu?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định như sau:

➨ Thẩm quyền tiếp nhận đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

  • Cơ quan điều tra, VKS;
  • Cơ quan, tổ chức khác theo quy định.

➨ Thẩm quyền giải quyết tố cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

  • Cơ quan điều tra giải quyết tố cáo theo thẩm quyền điều tra của mình;
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động điều tra giải quyết tố cáo;
  • VKS giải quyết tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong trường hợp:
    • Phát hiện cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình kiểm tra, xác minh tố cáo;
    • Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, đồng thời VKS đã gửi văn bản yêu cầu nhưng không được khắc phục.

➨ Thẩm quyền điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thẩm quyền điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc về:

  • Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự xảy ra trên địa phận của mình;
  • Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi người phạm tội cư trú hoặc bị bắt (trường hợp hành vi phạm tội được thực hiện tại nhiều địa điểm khác nhau hoặc chưa xác định được nơi xảy ra cụ thể).

Như vậy, khi nhận thấy mình bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, công dân có thể gửi đơn tố cáo đến cơ quan điều tra nơi cư trú cấp xã/tỉnh, VKS các cấp hoặc các cơ quan khác theo quy định tại nơi phát hiện tội phạm, nơi xảy ra hành vi phạm tội hoặc nơi cư trú của người có hành vi phạm tội.

 

Trình tự, thời gian giải quyết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Thủ tục tiếp nhận đơn tố cáo, tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thủ tục tiếp nhận tố giác, tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

➨ Trường hợp cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp tiếp nhận đơn tố giác, tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo, cơ quan thực hiện:

  • Lập biên bản tiếp nhận yêu cầu;
  • Ghi vào sổ tiếp nhận;
  • Ghi hình có âm thanh hoặc ghi âm việc tiếp nhận (nếu cần).

Trường hợp tiếp nhận nhưng phát hiện tố giác, tố cáo về tội phạm không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì chuyển ngay tố giác, tố cáo đó kèm với tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

➨ Trường hợp VKS trực tiếp tiếp nhận đơn tố giác, tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Sau khi tiếp nhận tố giác, tố cáo thì Viện kiểm sát thực hiện:

  • Lập biên bản tiếp nhận yêu cầu;
  • Ghi vào sổ tiếp nhận;
  • Ghi hình có âm thanh hoặc ghi âm việc tiếp nhận (nếu cần);
  • Chuyển ngay tố giác, tố cáo về tội phạm kèm tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Trường hợp VKS yêu cầu thụ lý giải quyết tố giác, tố cáo về tội phạm sau khi cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra không hoàn thành được trách nhiệm thuộc thẩm quyền của mình thì trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày VKS có yêu cầu, cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tố cáo về tội phạm phải chuyển hồ sơ có liên quan cho VKS để xem xét, giải quyết.

➨ Trường hợp cơ quan công an xã, phường, thị trấn tiếp nhận tố cáo, tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Sau khi tiếp nhận tố giác, tố cáo thì cơ quan công an thực hiện:

  • Lập biên bản tiếp nhận yêu cầu;
  • Kiểm tra, xác minh sơ bộ đơn tố giác, tố cáo về tội phạm;
  • Xử lý, giải quyết theo quy định tại Điều 6 Hướng dẫn số 11/HD-BCA-V03 của Bộ Công an.

Lưu ý:

1) Trường hợp tố giác, tố cáo tội phạm nhận qua điện thoại, qua dịch vụ bưu chính hoặc phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận mà không lập biên bản tiếp nhận yêu cầu.

2) Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được yêu cầu tố giác, tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì chuyển ngay đến cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác nhưng sau đó vẫn phải gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan điều tra.

3) Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tố cáo về tội phạm, cơ quan điều tra hoặc cơ quan nhận nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo về việc tiếp nhận cho VKS cùng cấp hoặc VKS có thẩm quyền bằng văn bản.

2. Thời hạn giải quyết tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thủ tục giải quyết tố giác, tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

➨ Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn tố giác, tố cáo về tội phạm, cơ quan điều tra và cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động điều tra phải tiến hành kiểm tra, xác minh tố cáo và ra một trong các quyết định sau:

  • Khởi tố vụ án hình sự;
  • Không khởi tố vụ án hình sự;
  • Tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tố cáo về tội phạm.

Trường hợp vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị tố giác có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải thực hiện kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm khác nhau thì thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 2 tháng.

Trường hợp vẫn chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định kể trên thì Viện trưởng VKS cùng cấp hoặc Viện trưởng VKS có thẩm quyền có thể ra quyết định gia hạn một lần nhưng không quá 2 tháng.

Lưu ý:

Để được VKS cùng cấp hoặc VKS có thẩm quyền gia hạn thêm thời hạn kiểm tra, xác minh tố cáo thì chậm nhất là 5 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh theo quy định, cơ quan điều tra hoặc cơ quan nhận nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động điều tra phải gửi văn bản đề nghị xem xét gia hạn.

➨ Các hoạt động được thực hiện

Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động sau:

  1. Thu thập thông tin, tài liệu và các đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin;
  2. Khám nghiệm hiện trường;
  3. Trưng cầu giám định và yêu cầu định giá tài sản.

Các câu hỏi thường gặp khi làm đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Bị lừa đảo thì báo ai? Báo cho cơ quan nào?

Khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cá nhân/tổ chức có thể làm đơn tố cáo rồi gửi trực tiếp đến các cơ quan sau:

  • Cơ quan điều tra, VKS;
  • Cơ quan, tổ chức khác theo quy định.

>> Tham khảo: Thẩm quyền giải quyết tố cáo.

2. Đơn tố giác, tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản thường có những nội dung gì?

Hiện nay chưa có quy định cụ thể về mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhất định, tuy nhiên trên thực tế, đơn tố cáo thường có các nội dung cơ bản sau đây:

  • Ngày, tháng, năm tố cáo;
  • Họ và tên, địa chỉ và cách thức liên hệ với người tố cáo;
  • Thông tin về người bị tố cáo;
  • Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị tố cáo.

>> Tham khảo và tải miễn phí: Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

3. Có thể tố giác, tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng những phương thức nào?

Có nhiều cách tố giác, tố cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể áp dụng như sau:

  1. Nộp đơn tố giác, tố cáo trực tiếp cho cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận;
  2. Tố giác, tố cáo tội phạm qua điện thoại;
  3. Gửi đơn tố giác, tố cáo qua dịch vụ bưu chính;
  4. Tố giác, tố cáo tội phạm qua các phương tiện thông tin khác.

4. Thời hạn giải quyết tố giác, tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao lâu?

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn tố giác, tố cáo về tội phạm, cơ quan điều tra và cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động điều tra phải tiến hành kiểm tra, xác minh tố cáo và ra một trong các quyết định sau:

  • Khởi tố vụ án hình sự;
  • Không khởi tố vụ án hình sự;
  • Tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tố cáo về tội phạm.

>> Xem chi tiết: Thời hạn giải quyết tố cáo.

5. Khi tố cáo, tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì cần nộp bằng chứng không?

Có. Khi tố cáo, tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người tố cáo cần liệt kê chi tiết trong đơn và cung cấp tất cả bằng chứng chứng minh hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản để cơ quan chức năng giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng, ví dụ như là: hợp đồng, hóa đơn, hình ảnh, video…

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH