
Quy định thuế suất thuế nhập khẩu rượu. Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu & thuế GTGT nhập khẩu rượu vang - Biểu thuế xuất nhập khẩu rượu.
I. Cơ sở pháp lý
II. Điều kiện kinh doanh rượu vang
Tại Việt Nam, kinh doanh rượu vang là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện và phải tuân thủ quy định pháp luật. Dưới đây là các điều kiện chung để kinh doanh rượu vang:
➤ Điều kiện về giấy phép kinh doanh rượu
➤ Điều kiện về đăng ký ngành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh phải tiến hành đăng ký mã ngành phù hợp với lĩnh vực kinh doanh rượu.
➤ Điều kiện về nguồn gốc, xuất xứ của rượu
- Đối với rượu vang kinh doanh: Phải có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp;
- Đối với rượu vang nhập khẩu: Phải có hồ sơ hải quan, giấy chứng nhận xuất xứ và giấy kiểm tra chất lượng.
➤ Điều kiện về nhãn hàng hóa, dán tem rượu
Nhãn hàng hóa cần tuân thủ theo đúng quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP, bao gồm: tên hàng hóa, nơi sản xuất, nồng độ cồn, thể tích, thành phần, cảnh báo an toàn (nếu có).
Ngoài ra, rượu vang được kinh doanh và lưu hành tại Việt Nam cũng phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Tham khảo thêm:
>> Điều kiện kinh doanh rượu - Chi tiết;
>> Thủ tục xin giấy phép kinh doanh rượu;
>> Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh rượu;
>> Dịch vụ xin giấy phép bán lẻ rượu - Từ 15 ngày làm việc;
>> Dịch vụ xin giấy phép bán buôn rượu - Từ 20 ngày làm việc;
>> Dịch vụ xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
III. Thuế suất thuế nhập khẩu rượu vang
1. Mã HS code rượu vang
Mã HS code (harmonized system code) còn được gọi là mã số hải quan. Đây là một hệ thống mã số tiêu chuẩn quốc tế để phân loại hàng hóa, được Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) phát triển và quản lý.
Tương ứng với từng mã HS code sẽ có các quy định riêng về thuế suất thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
Theo đó, để có thể xác định được thuế suất áp dụng cho từng loại sản phẩm rượu vang, bạn cần phải nắm được mã HS code của rượu vang.
Tại Việt Nam, rượu vang hiện đang được áp mã HS code như sau:
Mã HS code của rượu vang tại Việt Nam
|
2204: Mã HS code của rượu vang được làm từ nho tươi, kể cả rượu vang cao độ, hèm nho trừ loại thuộc nhóm 20.09.
|
2. Quy định về thuế suất thuế nhập khẩu rượu vang
Thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài được nhập khẩu vào Việt Nam nhằm bảo hộ thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm sản xuất trong nước.
Thuế suất thuế nhập khẩu rượu vang có 3 nhóm thuế suất chính, áp dụng dựa trên các hiệp định kinh tế Việt Nam đã ký với các quốc gia liên quan, gồm:
- Thuế nhập khẩu thông thường: Áp dụng với hàng hóa nhập khẩu không thuộc trường hợp áp dụng thuế suất ưu đãi;
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: Được áp dụng với hàng nhập khẩu có xuất xứ từ các quốc gia có thỏa thuận về đối xử Tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
- Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc, xuất xứ từ các quốc gia có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong khuôn khổ các hiệp định thương mại với Việt Nam.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025.
IV. Các loại thuế khi nhập khẩu rượu - Cách tính thuế rượu vang nhập khẩu
Các loại thuế cần nộp khi nhập khẩu rượu vang gồm:
- Thuế nhập khẩu;
- Thuế tiêu thụ đặc biệt;
- Thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách tính từng loại thuế khi nhập khẩu rượu vang.
1. Cách tính thuế nhập khẩu rượu vang
➤ Phương pháp 1: Tính thuế theo tỷ lệ phần trăm
Thuế nhập khẩu
|
=
|
Số lượng hàng hóa nhập khẩu
|
x
|
Giá tính thuế của 1 đơn vị hàng hóa
|
x
|
Thuế suất thuế nhập khẩu
|
➤ Phương pháp 2: Tính thuế tuyệt đối
Đối với phương pháp tính thuế này, cơ quan hải quan sẽ xác định số thuế phải nộp trên một đơn vị hàng hóa nhập khẩu. Theo đó, thuế nhập khẩu (NK) phải nộp được tính như sau:
Thuế nhập khẩu
|
=
|
Số lượng hàng hóa nhập khẩu
|
x
|
Giá trị thuế NK mà cơ quan hải quan ấn định trên 1 đơn vị hàng NK
|
➤ Phương pháp 3: Tính thuế hỗn hợp
Khi áp dụng phương pháp tính thuế này, số thuế phải nộp được tính tổng hợp giữa phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và tính thuế tuyệt đối.
Trong đó:
➧ Giá tính thuế nhập khẩu: Là giá thực tế phải trả đến cửa khẩu nhập đầu tiên, theo điều kiện giao hàng CIF. Trường hợp điều kiện giao hàng theo giá FOB thì giá tính thuế nhập khẩu được xác định như sau:
Giá tính thuế NK
|
=
|
Giá FOB
|
+
|
Cước phí vận chuyển
|
+
|
Phí bảo hiểm
|
➧ Thuế suất nhập khẩu: Tính bằng phần trăm (%) theo biểu thuế xuất nhập khẩu của Bộ Tài chính.
2. Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu vang nhập khẩu
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) áp dụng cho các loại hàng hóa có tính chất xa xỉ nhằm điều tiết quá trình sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng trong xã hội.
Theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi năm 2014, thuế suất thuế TTĐB đối với mặt hàng rượu được quy định như sau:
- Rượu từ 20 độ trở lên: Thuế suất là 65%;
- Rượu dưới 20 độ: Thuế suất là 35%.
Lưu ý:
Mức thuế suất trên được áp dụng từ ngày 01/01/2018.
➤ Công thức tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu vang nhập khẩu:
Tiền thuế TTĐB phải nộp
|
=
|
Giá tính thuế TTĐB
|
x
|
Thuế suất thuế TTĐB
|
Trong đó:
Giá tính thuế TTĐB
|
=
|
Giá tính thuế nhập khẩu
|
+
|
Thuế nhập khẩu
|
3. Cách tính thuế GTGT hàng nhập khẩu là rượu vang
Đối với rượu vang nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng là 10%.
➤ Công thức tính thuế GTGT rượu vang nhập khẩu:
Tiền thuế GTGT phải nộp
|
=
|
Giá tính thuế GTGT hàng NK
|
x
|
10%
|
Trong đó:
Giá tính thuế GTGT hàng NK
|
=
|
Giá tính thuế NK
|
+
|
Thuế NK
|
+
|
Thuế TTĐB
|
Lưu ý:
Tỷ giá hạch toán các loại thuế phát sinh (thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế TTĐB) là tỷ giá trên tờ khai hải quan do cơ quan hải quan quy định.
Ví dụ:
Anpha có nhập khẩu từ Pháp 1 lô rượu vang với các thông tin liên quan như sau:
- Rượu vang có nồng độ dưới 20 độ, có giá CIF là 20.000 USD. Tỷ giá tính thuế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu là 24.000 VNĐ;
- Pháp và Việt Nam có Hiệp định thương mại tự do EVFTA, giả sử lô hàng này đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế EVFTA nên có thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là 18.7%;
- Thuế TTĐB là 35%, thuế GTGT rượu vang nhập khẩu là 10%.
Các loại thuế mà thương nhân phải nộp được tính như sau:
➧ Giá tính thuế NK = 20.000 x 24.000 = 480.000.000 VNĐ.
➧ Thuế nhập khẩu phải nộp = 480.000.000 x 18.7% = 89.760.000 VNĐ.
➧ Thuế TTĐB nộp ở khâu nhập khẩu = (480.000.000 + 89.760.000) x 35% = 199.416.000 VNĐ.
➧ Thuế GTGT hàng NK = (480.000.000 + 89.760.000 + 199.416.000) x 10% = 76.917.600 VNĐ.
Tham khảo chi tiết:
>> Quy định về thuế nhập khẩu;
>> Quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt;
>> Quy định về thuế GTGT hàng nhập khẩu.
V. Các câu hỏi thường gặp khi tính thuế rượu vang nhập khẩu
1. Điều kiện để áp dụng thuế suất ưu đãi theo Hiệp định EVFTA là gì?
Điều kiện để áp dụng thuế suất ưu đãi theo Hiệp định EVFTA bao gồm:
- Thuộc biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 116/2022/NĐ-CP;
- Được nhập khẩu vào Việt Nam từ lãnh thổ thành viên Liên minh châu Âu, Công quốc An-đô-ra, Cộng hòa San Ma-ri-nô và Vùng lãnh thổ Xớt-ta và Mê-li-la;
- Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa, có chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Hiệp định EVFTA.
2. Khi nào phải nộp các loại thuế nhập khẩu?
Thời điểm nộp thuế nhập khẩu là thời điểm trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa. Trong các trường hợp đặc biệt như:
➧ Bạn được áp dụng chế độ ưu tiên theo Luật Hải quan mà được phép nộp thuế sau khi hàng hóa đã thông quan hoặc giải phóng: Hạn cuối nộp thuế là ngày thứ 10 của tháng kế tiếp.
➧ Doanh nghiệp được bảo lãnh bởi tổ chức tín dụng:
- Có thể nộp thuế sau thời điểm thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp;
- Tiền chậm nộp sẽ được tính từ thời điểm thông quan hoặc ngày hàng hóa được giải phóng;
- Thời gian bảo lãnh tối đa là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
3. Những chứng từ nào cần chuẩn bị khi nhập khẩu rượu vang vào Việt Nam?
Khi nhập khẩu rượu vang vào Việt Nam, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm các chứng từ, giấy tờ sau:
- Hóa đơn thương mại (commercial invoice);
- Hợp đồng mua bán (sales contract);
- Vận đơn (bill of lading);
- Chứng nhận xuất xứ (C/O);
- Giấy phép nhập khẩu rượu;
- Chứng nhận kiểm tra chất lượng hàng hóa.
Hà Phạm - Phòng Kế toán Anpha