Tư vấn chi tiết điều kiện, hồ sơ & thủ tục ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ

Điều kiện để được cấp bằng sáng chế là gì? Hồ sơ, thủ tục, chi phí đăng ký sáng chế thế nào? Thời hạn bảo hộ sáng chế bao lâu? Anpha sẽ giúp bạn giải đáp.

Bằng sáng chế là gì?

Bằng sáng chế (tiếng Anh là patent) là văn bằng bảo hộ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân/tổ chức với mục đích xác nhận quyền sở hữu đối với sáng chế được đăng ký. Bằng sáng chế giúp cá nhân/tổ chức bảo vệ sáng chế của mình khỏi việc bị sao chép, bị sử dụng trái phép.

Bằng sáng chế gồm có: bằng độc quyền sáng chế và bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Đối tượng được quyền nộp đơn đăng ký sáng chế

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, cá nhân/tổ chức sau đây có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế, bằng sáng chế:

  1. Tác giả - người trực tiếp tạo ra sáng chế bằng chính công sức và chi phí của mình;
  2. Tổ chức/cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế;
  3. Tổ chức/cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác không trái với quy định của pháp luật);
  4. Người được tác giả sáng chế hoặc cá nhân/tổ chức đầu tư tạo ra sáng chế chuyển giao quyền đăng ký cho cá nhân/tổ chức khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản để thừa kế sáng chế theo quy định của pháp luật.

Điều kiện bảo hộ sáng chế theo Luật Sở hữu trí tuệ

Theo Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, điều kiện để được cấp bằng bảo hộ sáng chế được quy định như sau:

Hình thức cấp bằng sáng chế Điều kiện
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế
  • Có tính mới
  • Có trình độ sáng tạo
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường
  • Có tính mới
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp
Dưới đây, Anpha sẽ giải thích chi tiết về từng điều kiện để được cấp bằng bảo hộ sáng chế giúp bạn dễ hiểu hơn:

1. Tính mới của sáng chế

Bạn có thể hiểu nôm na, tính mới của sáng chế nghĩa là sáng chế này không trùng với những sáng chế khác đã được nộp đơn đăng ký trước đó hoặc đang được bảo hộ. 

2. Trình độ sáng tạo của sáng chế

Sáng chế được xem là có trình độ sáng tạo khi:

  • Sáng chế đó phải là một bước tiến sáng tạo;
  • Sáng chế không được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

3. Khả năng áp dụng công nghiệp

Sáng chế được xem là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu sáng chế đó có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất được hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả nhất định.

>> Xem thêm: 5 lý do nên đăng ký sáng chế.

Hướng dẫn quy trình, thủ tục đăng ký bằng sáng chế

1. Hồ sơ đăng ký sáng chế

Chi tiết hồ sơ đăng ký bằng sáng chế gồm những thành phần sau:

  1. Tờ khai đăng ký bảo hộ sáng chế - 2 bản;
  2. Bản mô tả sáng chế (bao gồm phạm vi bảo hộ) - 2 bản;
  3. Bản tóm tắt sáng chế đăng ký - 2 bản;
  4. Chứng từ lệ phí khi nộp đơn đăng ký sáng chế;
  5. Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu người nộp đơn được hưởng quyền đăng ký của người khác);
  6. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ đăng ký bằng sáng chế.

Lưu ý: 

Bản mô tả sáng chế phải đảm bảo 3 điều kiện nhỏ sau đây:

  • Mô tả đầy đủ và chi tiết sáng chế để cá nhân bất kỳ với hiểu biết tương đối về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng vẫn có thể thực hiện được;
  • Hình vẽ hoặc sơ đồ giải thích về sáng chế (nếu có);
  • Mô tả rõ ràng và chứng minh được sáng chế đó thỏa 3 tiêu chí: tính mới, sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp.

2. Thủ tục đăng ký bằng sáng chế

Thủ tục đăng ký sáng chế được tiến hành qua các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Bạn có thể nộp hồ sơ theo 1 trong 3 cách sau:

  • Cách 1: Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện của Cục SHTT tại TP. HCM và Đà Nẵng;
  • Cách 2: Nộp online qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Cách 3: Nộp qua đường bưu điện VNPost.

--------------

Thông tin Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội và 2 VPĐD tại TP. HCM và Đà Nẵng:

  • Trụ sở Cục sở hữu trí tuệ: số 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội;
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. HCM: lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. HCM;
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng: tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký sáng chế

Trong vòng 1 tháng kể từ ngày nhận đơn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định hình thức đơn đăng ký sáng chế:

  • Trường hợp hợp lệ: Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp thuận đơn đăng ký sáng chế;
  • Trường hợp đơn không hợp lệ: Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn, đồng thời nêu rõ lý do và yêu cầu chỉnh sửa trong thời gian 2 tháng. Sau 2 tháng, nếu bạn không chỉnh sửa, bổ sung thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Bước 3: Công bố đơn sáng chế

Sau khi có thông báo đơn đăng ký hợp lệ về hình thức, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ.

Thời gian công bố đơn sáng chế: trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày đơn đăng ký được chấp nhận hợp lệ hoặc trong tháng thứ 19 kể từ ngày nộp đơn.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký

Đơn đăng ký sáng chế sẽ được tiến hành thẩm định nội dung tối đa 18 tháng, kể từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung hoặc kể từ ngày công bố đơn đăng ký. 

Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế thông qua đánh giá khả năng được bảo hộ của sáng chế theo các điều kiện bảo hộ gồm: tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp.

Lưu ý:

  • Nếu chủ đơn không có yêu cầu thẩm định nội dung, đơn coi như bị rút bỏ;
  • Đối với bằng độc quyền sáng chế: thời hạn yêu cầu thẩm định nội dung đăng ký sáng chế là 42 tháng, kể từ ngày nộp đơn;
  • Đối với bằng độc quyền giải pháp hữu ích: thời hạn yêu cầu thẩm định nội dung là 36 tháng, kể từ ngày nộp đơn.

Bước 5: Cấp bằng sáng chế

Sau khi thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành cấp bằng sáng chế:

  • Trường hợp sáng chế đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, người nộp đơn cũng đã thực hiện đầy đủ việc nộp lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp bằng bảo hộ sáng chế;
  • Trường hợp sáng chế không đủ điều kiện để được bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ sáng chế.

Xem thêm:

>> Hồ sơ, thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả;

>> Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, logo độc quyền.

Thời hạn bảo hộ sáng chế

Căn cứ vào Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, thời hạn bảo hộ của bằng sáng chế quy định như sau: 

  • Bằng độc quyền sáng chế: 20 năm kể từ ngày nộp đơn;
  • Bằng giải pháp hữu ích: 10 năm kể từ ngày nộp đơn.

Lưu ý:

Khi hết thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu nếu muốn tiếp tục bảo hộ độc quyền sáng chế thì phải tiến hành thủ tục duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ và nộp lệ phí duy trì hiệu lực hằng năm theo quy định. Thủ tục gia hạn hoặc duy trì hiệu lực văn bằng phải được thực hiện trong vòng 6 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực.

>> Xem thêm: Thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Chi phí đăng ký bằng sáng chế

Theo quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC, người nộp đơn đăng ký sáng chế phải nộp các khoản phí, lệ phí sau:

Danh mục phí, lệ phí  Mức thu (đồng)
Lệ phí nộp đơn 150.000đ
Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có) 600.000đ (mỗi đơn/yêu cầu)
Phí thẩm định hình thức  180.000đ/YCBHĐL (*)
Phí thẩm định nội dung 720.000đ/YCBHĐL
Bản mô tả từ trang thứ 7 trở đi 40.000đ/trang
Phí tra cứu thông tin để thẩm định 600.000đ/YCBHĐL
Phí phân loại quốc tế về sáng chế (nếu có) 100.000đ/phân nhóm
Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ 120.000đ/YCBHĐL (từ YCBHĐL thứ 2 trở đi: 100.000đ/YCBHĐL)
Phí công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ 120.000đ (từ hình thứ 2 trở đi: 60.000đ/hình)
Phí công bố thông tin 120.000đ (từ trang thứ 7 trở đi: 10.000đ/trang)
Phí đăng bạ quyết định cấp văn bằng bảo hộ  120.000đ
(*) YCBHĐL: Yêu cầu bảo hộ độc lập.

Các câu hỏi thường gặp khi đăng ký bằng sáng chế

1. Bằng sáng chế là gì?

Bằng sáng chế (tiếng anh là patent) là loại văn bằng bảo hộ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân/tổ chức với mục đích xác nhận quyền sở hữu đối với sáng chế được đăng ký. Bằng sáng chế giúp tác giả bảo vệ sáng chế của mình khỏi việc bị sao chép hoặc bán trái phép.


2. Điều kiện bảo hộ sáng chế là gì?

➨ Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện:

  • Có tính mới;
  • Có trình độ sáng tạo;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

➨ Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện:

  • Có tính mới;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

>> Xem chi tiết: Điều kiện đăng ký bảo hộ sáng chế.


3. Thủ tục đăng ký sáng chế gồm các bước nào?

Thủ tục đăng ký sáng chế gồm 5 bước sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ;
  • Bước 2: Thẩm định hình thức đơn;
  • Bước 3: Công bố đơn sáng chế;
  • Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký;
  • Bước 5: Cấp bằng sáng chế.

>> Xem chi tiết: Hướng dẫn quy trình, thủ tục đăng ký bằng sáng chế.


4. Đăng ký cấp bằng sáng chế ở đâu?

Cá nhân/tổ chức có thể làm thủ tục đăng ký cấp sáng chế trực tiếp tại 3 địa chỉ sau:

  • Trụ sở Cục sở hữu trí tuệ: số 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội;
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. HCM: lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. HCM;

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng: tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng.


5. Người nước ngoài có được đăng ký bảo hộ sáng chế tại Việt Nam không?

Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành cho phép người nước ngoài đăng ký bảo hộ sáng chế tại Việt Nam, theo đó:

  • Trường hợp người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam thì được trực tiếp nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế tại Việt Nam;
  • Trường hợp người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam thì việc đăng ký bảo hộ sáng chế phải thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

6. Thời hạn bảo hộ sáng chế là bao lâu?

  • Bằng độc quyền sáng chế: 20 năm kể từ ngày nộp đơn;;
  • Bằng giải pháp hữu ích: 10 năm kể từ ngày nộp đơn.

Lưu ý:

Khi hết thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu nếu muốn tiếp tục bảo hộ độc quyền sáng chế thì phải tiến hành thủ tục duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ và nộp lệ phí duy trì hiệu lực hằng năm theo quy định. Thủ tục gia hạn hoặc duy trì hiệu lực văn bằng phải được thực hiện trong vòng 6 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực.


Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc)0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH