Các quy định và đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước là gì?

Thế nào là doanh nghiệp nhà nước? Các loại hình doanh nghiệp nhà nước, đặc điểm và quy định về doanh nghiệp nhà nước. Tìm hiểu ngay trong bài viết này.

Doanh nghiệp nhà nước là gì?

Theo Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp nhà nước bao gồm:

  • Doanh nghiệp do nhà nước làm chủ hoàn toàn và nắm giữ 100% vốn điều lệ;
  • Doanh nghiệp có thành viên/cổ đông là nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
  • Doanh nghiệp có thành viên/cổ đông là nhà nước nắm giữ tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trong công ty.

>> Có thể bạn quan tâm: So sánh doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.

Các loại hình doanh nghiệp nhà nước

1. Căn cứ theo tỷ lệ sở hữu vốn

Căn cứ theo tỷ lệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước được phân thành 2 nhóm sau:

➧ Nhóm 1: Doanh nghiệp do nhà nước làm chủ và nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm:

  • Công ty TNHH 1 thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ (*) của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
  • Công ty TNHH 1 thành viên là công ty độc lập do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

➧ Nhóm 2: Doanh nghiệp có thành viên/cổ đông là nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc nắm giữ tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, bao gồm:

  • Công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên có cổ đông/thành viên là nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ (*) của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
  • Công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên là công ty độc lập (**) có cổ đông/thành viên góp vốn là nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc nắm giữ tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Lưu ý:

Tại Điều 7 Nghị định 47/2021/NĐ-CP cũng hướng dẫn cụ thể là:

(*) Công ty mẹ không được là công ty con trong tập đoàn kinh tế hoặc tổng công ty và nhóm công ty mẹ - công ty con khác.

(**) Công ty độc lập là công ty cổ phần, công ty TNHH do nhà nước sở hữu vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết và không thuộc nhóm công ty mẹ - công ty con.

Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết do nhà nước nắm giữ trong doanh nghiệp là tổng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, cổ phần có quyền biểu quyết của đơn vị đại diện chủ sở hữu nắm giữ tại doanh nghiệp đó.

2. Căn cứ theo mục đích hoạt động

Ngoài hình thức phân loại theo tỷ lệ vốn sở hữu, doanh nghiệp nhà nước còn được phân loại theo mục đích hoạt động gồm:

  • Doanh nghiệp nhà nước hoạt động vì mục đích phát triển kinh tế;
  • Doanh nghiệp nhà nước hoạt động vì mục đích công ích, an sinh xã hội;
  • Doanh nghiệp nhà nước hoạt động vì mục đích quốc phòng an ninh.

Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước cũng có 5 đặc điểm cơ bản sau đây:

1. Loại hình doanh nghiệp thành lập

  • Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức và thành lập theo mô hình công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần;
  • Việc thành lập doanh nghiệp nhà nước dựa theo nguyên tắc chỉ thành lập những ngành nghề then chốt đối với nền kinh tế.

2. Chủ sở hữu công ty

Nhà nước là chủ sở hữu công ty, nắm giữ toàn bộ hoặc đa phần vốn điều lệ và có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể:

  • Về sự tồn tại: Nhà nước có quyền quyết định cách thức thành lập, tổ chức lại doanh nghiệp (như chia, tách, sáp nhập…), chuyển nhượng lại 1 phần hoặc toàn bộ vốn cho cá nhân/tổ chức khác hoặc giải thể doanh nghiệp;
  • Về sự phát triển: Nhà nước có quyền quyết định và kiểm soát mục tiêu phát triển, chiến lược kinh doanh, quá trình huy động và sử dụng vốn, nhân lực của công ty;
  • Về tổ chức quản lý: Quyết định mô hình tổ chức quản lý, quyết định việc bổ nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc kỷ luật nhân sự của ban quản lý doanh nghiệp (như chủ tịch công ty, giám đốc, tổng giám đốc...).

3. Tài sản của doanh nghiệp

  • Với tư cách là chủ đầu tư của chủ doanh nghiệp, một bộ phận tài sản của doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu của nhà nước;
  • Đối với cá nhân, tổ chức được nhà nước giao vốn thành lập và phát triển doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức này chỉ có quyền quản lý tài sản và kinh doanh, không có quyền sở hữu đối với tài sản của doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm trước nhà nước về tài sản và nguồn vốn mà nhà nước giao.

4. Trách nhiệm pháp lý

  • Tương tự như doanh nghiệp, công ty vốn tư nhân, doanh nghiệp nhà nước cũng có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh;
  • Là chủ sở hữu, chủ đầu tư chính của doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước phải chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ vốn điều lệ Nhà nước sở hữu.

5. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề của doanh nghiệp nhà nước chủ yếu tập trung vào những ngành nghề chủ lực nhằm đáp ứng các mục tiêu kinh tế - xã hội do nhà nước giao phó. Vì vậy, phạm vi vốn đầu tư của nhà nước thường chỉ giới hạn ở một số lĩnh vực như:

  • Cung cấp dịch vụ đảm bảo mục tiêu quốc phòng, an ninh như: sản xuất vật liệu nổ, điện lực, dịch vụ không lưu, hàng hải…;
  • Cung ứng sản phẩm, dịch vụ phục vụ mục đích an sinh xã hội;
  • Hoạt động ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực thúc đẩy các ngành nghề khác và nền kinh tế phát triển.

Quy định về doanh nghiệp nhà nước

1. Các quy định áp dụng

  • Doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức quản lý theo mô hình công ty TNHH 1 thành viên theo quy định tại Chương IV và các quy định khác có liên quan của Luật Doanh nghiệp, trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định của Luật này thì áp dụng quy định theo chương IV;
  • Doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ được tổ chức theo mô hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên theo các quy định tại Mục 1 Chương III của Luật Doanh nghiệp;
  • Doanh nghiệp do nhà nước sở hữu tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần theo các quy định tại Chương V của Luật Doanh nghiệp.

2. Quy định về cơ cấu tổ chức quản lý

Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước theo hình thức công ty TNHH 1 thành viên phải theo 1 trong 2 mô hình sau đây:

  • Một là, chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc, ban kiểm soát;
  • Hai là, hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc, ban kiểm soát.

3. Quy định về công bố thông tin định kỳ

➧ Nhóm 1: Doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ phải công bố thông tin định kỳ trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và trên trang của cơ quan đại diện chủ sở hữu. 

Các thông tin cần công bố gồm:

  • Công bố thông tin cơ bản về doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp;
  • Công bố mục tiêu tổng quát, mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch kinh doanh hằng năm trước ngày 31/03 của năm thực hiện;
  • Công bố báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm trước ngày 30/06 của năm sau;
  • Công bố báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công ích được Nhà nước giao theo kế hoạch/đấu thầu và trách nhiệm xã hội khác trước ngày 30/06 của năm sau;
  • Công bố báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức 6 tháng đầu năm của doanh nghiệp trước ngày 31/07 hằng năm;
  • Công bố báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức hằng năm trước ngày 30/06 năm sau;
  • Công bố báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính (BCTC) giữa năm đã được kiểm toán (gồm BCTC của công ty mẹ và BCTC hợp nhất nếu có) trước ngày 31/07 hằng năm;
  • Công bố báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính (BCTC) hàng năm đã được kiểm toán (gồm BCTC của công ty mẹ và BCTC hợp nhất nếu có) trong vòng 150 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

➧ Nhóm 2: Doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết phải công bố thông tin định kỳ trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và trên trang của cơ quan đại diện chủ sở hữu. 

Các thông tin cần công bố gồm:

  • Công bố thông tin cơ bản về doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp;
  • Công bố báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm trước ngày 30/06 của năm sau;
  • Công bố báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức 6 tháng đầu năm của doanh nghiệp trước ngày 31/07 hằng năm;
  • Công bố báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức hằng năm trước ngày 30/06 năm sau;
  • Công bố báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính (BCTC) giữa năm đã được kiểm toán (gồm BCTC của công ty mẹ và BCTC hợp nhất nếu có) trước ngày 31/07 hằng năm;

5. Quy định về công bố thông tin bất thường

Doanh nghiệp nhà nước phải công bố trên trang thông tin điện tử, ấn phẩm (nếu có) và niêm yết thông báo công khai tại trụ sở chính, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, cổng thông tin doanh nghiệp và gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu về các thông tin bất thường trong thời hạn 36 giờ kể từ khi xảy ra 1 trong các sự kiện sau:

  • Tài khoản của doanh nghiệp bị phong tỏa/được phép hoạt động trở lại sau thời gian bị phong tỏa;
  • Tạm ngừng 1 phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh; 
  • Bị thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập hoặc giấy tờ liên quan khác;
  • Thay đổi nội dung giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập hoặc giấy tờ liên quan khác;
  • Thay đổi thành viên của hội đồng thành viên, thay đổi chủ tịch công ty, giám đốc, phó giám đốc, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, thay đổi kế toán trưởng, trưởng phòng tài chính kế toán, trưởng ban kiểm soát, kiểm soát viên;
  • Có quyết định kỷ luật, quyết định khởi tố, bản án, quyết định của Tòa án đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước;
  • Có kết luận của cơ quan thanh tra hoặc của cơ quan quản lý thuế về việc vi phạm pháp luật của doanh nghiệp;
  • Có quyết định thay đổi tổ chức kiểm toán độc lập hoặc bị từ chối kiểm toán báo cáo tài chính;
  • Có quyết định thành lập, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện; quyết định đầu tư, giảm vốn hoặc thoái vốn đầu tư tại các công ty khác.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH