Mức xử phạt không có giấy phép kinh doanh - cầm cố GPKD

Cho mượn, cầm giấy phép kinh doanh có bị phạt không? Không có giấy phép kinh doanh xử phạt như thế nào? Thủ tục xin cấp lại Giấy Phép Kinh Doanh bị mất.

Cho mượn, cầm giấy phép kinh doanh có bị phạt không?

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng đối với các hành vi sau:

  • Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng giấy phép kinh doanh (*);
  • Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thuế chấp, mua, nhận chuyển nhượng GPKD.

Theo đó, không chỉ người đi cầm cố và cho mượn giấy phép kinh doanh bị xử phạt mà người nhận cầm cố và mượn giấy phép kinh doanh của người khác cũng bị xử phạt.

—-

(*) Giấy phép kinh doanh là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận doanh nghiệp…) hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (giấy phép con, giấy phép kinh doanh có điều kiện).

Kinh doanh không có giấy phép kinh doanh có bị phạt không?

Căn cứ tại Khoản 4 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP và Khoản 3, Khoản 4 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, quy định mức xử phạt không có giấy phép kinh doanh như sau:

➧ Đối với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Phạt tiền từ 50.000.000 - 100.000.000 đồng đối với các hành vi kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không thực hiện đăng ký thành lập công ty.

➧ Đối với giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (giấy phép con):

Phạt tiền từ 10.000.000 - 15.000.000 đồng đối với các hành vi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề có điều kiện trong các trường hợp: 

  • Không có giấy phép con;
  • Giấy phép con đã hết hiệu lực;
  • Không đáp ứng đúng điều kiện đầu tư kinh doanh trong quá trình kinh doanh;
  • Sử dụng giấy phép con của cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh, doanh nghiệp hoặc tổ chức khác để kinh doanh.

➧ Đối với hành vi tiếp tục kinh doanh khi bị đình chỉ 

Phạt tiền từ 15.000.000 - 20.000.000 đồng đối với hành vi vẫn tiếp tục kinh doanh khi đã bị cơ quan thẩm quyền đình chỉ hoạt động, thu hồi hoặc tước quyền sử dụng giấy phép con.

Theo đó, bất kỳ doanh nghiệp nào khi thực hiện hoạt động kinh doanh kể cả kinh doanh ngành nghề không có điều kiện cũng bắt buộc phải có giấy chứng chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện thì bắt buộc phải có giấy phép con. Vậy nên để tránh bị phạt bạn bắt buộc phải làm thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh theo quy định.

Mất giấy phép kinh doanh có bị phạt không?

Theo quy định hiện hành, việc mất giấy phép kinh doanh sẽ không bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay giấy phép con đều là tài liệu quan trọng, cần thiết trong nhiều giao dịch pháp lý và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Vì vậy khi mất giấy phép, doanh nghiệp cần nhanh chóng thực hiện thủ tục xin cấp lại hoặc cấp mới giấy phép kinh doanh theo yêu cầu để tránh những rủi ro hoặc bất tiện sau này.

Thủ tục xin cấp lại giấy phép kinh doanh bị mất, hư hỏng

1. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Khi bị mất giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp bị hư hỏng, bạn có thể làm theo 2 cách xin cấp lại dưới đây của Anpha.

➧ Cách 1: Làm thủ tục xin cấp lại giấy đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 

Bộ hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gồm:

  1. Văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  2. Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu cần ủy quyền).

>> TẢI MIỄN PHÍ: Đơn xin cấp lại giấy phép kinh doanh.

Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện cho Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

Bước 3: Chờ nhận kết quả trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

>> Tham khảo chi tiết: Thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

➧ Cách 2: Sử dụng dịch vụ xin cấp lại giấy đăng ký kinh doanh bị mất, hư hỏng tại Anpha

Trường hợp bạn không có thời gian làm việc với cơ quan đăng ký kinh doanh, nhưng cần cấp lại giấy phép kinh doanh nhanh chóng để đảm bảo các giao dịch của công ty diễn ra suôn sẻ thì có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ trọn gói tại Anpha với chi phí chỉ từ 700.000 đồng.

Bạn chỉ cần cung cấp cho Anpha mã số thuế công ty, trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ lúc nhận thông tin từ doanh nghiệp, Anpha sẽ chủ động chuẩn bị hồ sơ, làm việc trực tiếp với Sở KH&ĐT và nhanh chóng bàn giao giấy phép kinh doanh tận nơi cho bạn.

>> Tham khảo chi tiết: Dịch vụ xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Thủ tục làm lại giấy phép kinh doanh (ngành nghề kinh doanh có điều kiện - giấy phép con)

Tùy ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mà điều kiện, hồ sơ và thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh có điều kiện (giấy phép con) sẽ được thực hiện khác nhau và cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy phép cũng khác nhau.

Chi tiết thủ tục xin cấp lại giấy phép con đối với một số ngành nghề có điều kiện, bạn có thể tham khảo tại các bài viết dưới đây của Anpha:

>> Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm;

>> Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả;

>> Thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

>> Thủ tục cấp lại giấy phép thiết lập mạng xã hội.

Câu hỏi thường gặp về việc vi phạm giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép con

1. Giấy phép kinh doanh có cầm được không?

Không. Hành vi cầm cố giấy phép kinh doanh kể cả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép con đều có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng.

>> Xem chi tiết: Cho mượn, cầm giấy phép kinh doanh có bị phạt không.

2. Kinh doanh không có giấy phép phạt như thế nào?

  • Phạt tiền từ 50.000.000 - 100.000.000 đồng: Kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 - 15.000.000 đồng: Kinh doanh ngành nghề có điều kiện mà không có giấy phép con.

Xem chi tiết: 

>> Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện;

>> Kinh doanh không có giấy phép kinh doanh có bị phạt không.

3. Doanh nghiệp kinh doanh online có cần giấy phép kinh doanh không?

Bán hàng online không phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên không cần giấy phép kinh doanh có điều kiện (giấy phép con). Tuy nhiên doanh nghiệp cần có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với mã ngành 4791/mã ngành 4799 và mã ngành con của loại hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh.

>> Xem chi tiết: Bán hàng Shopee, Lazada có cần đăng ký kinh doanh không.

5. Mất giấy phép kinh doanh có làm lại được không?

Mất giấy phép kinh doanh có thể làm thủ tục xin cấp lại hoặc cấp mới theo quy định.

>> Xem chi tiết: Mất giấy phép kinh doanh có bị phạt không.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH