Phân biệt kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn [chi tiết]

Đoàn phí, kinh phí công đoàn là gì? Phân biệt kinh phí công đoàn và đoàn phí: đối tượng đóng, mức đóng, cách đóng kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn.

Khái niệm kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn

1. Kinh phí công đoàn là gì?

Kinh phí công đoàn là một khoản tài chính công đoàn được đóng bởi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức (không phân biệt doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đó có hay không có công đoàn cơ sở). 

2. Đoàn phí công đoàn là gì?

Đoàn phí công đoàn là thuật ngữ được dùng để chỉ khoản tài chính công đoàn được đóng bởi người lao động có tham gia tổ chức công đoàn cơ sở (tức đoàn viên) trong doanh nghiệp. 

Lưu ý:

Người lao động có quyền tham gia hoặc không tham gia công đoàn cơ sở. 

Phân biệt kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn

1. Đối tượng đóng công đoàn phí

➤ Đối tượng đóng kinh phí công đoàn

Như đã đề cập ở trên, đối tượng tham gia kinh phí công đoàn là các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan mà không xét đến yếu tố đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:

  • Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập;
  • Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
  • Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp;
  • Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước (bao gồm cả UBND xã, phường, thị trấn);
  • Hợp tác xã, liên hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã;
  • Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và thành phần kinh tế thành lập;
  • Doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là công dân Việt Nam, đồng thời có liên quan đến hoạt động và tổ chức công đoàn. 
  • Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật hiện hành về lao động.

➤ Đối tượng đóng đoàn phí công đoàn

Đối tượng tham gia đoàn phí công đoàn là đoàn viên tại:

  • Các công đoàn cơ sở cơ quan nhà nước (kể cả công đoàn công ty cổ phần có cổ phần được giữ và chi phối bởi nhà nước);
  • Đơn vị sự nghiệp công lập hưởng lương theo bậc lương, bảng lương được quy định bởi nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
  • Các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
  • Công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước (kể cả công đoàn công ty cổ phần không có cổ phần được giữ và chi phối bởi nhà nước);
  • Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng lương không theo bậc lương, bảng lương do được quy định bởi nhà nước;
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Lưu ý:

Đoàn viên thuộc trường hợp được hưởng trợ cấp BHXH hoặc đoàn viên không có việc làm, thu nhập hay nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên thì trong thời gian đó không cần đóng đoàn phí công đoàn. 

2. Mức đóng kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn (mức đóng công đoàn phí)

➤ Mức đóng kinh phí công đoàn

Mức đóng kinh phí công đoàn của doanh nghiệp là 2% trên tổng số tiền lương của tất cả lao động tham gia bảo hiểm xã hội và không trích vào lương của người lao động.

>> Tham khảo thêm: Cách tính kinh phí công đoàn.

➤ Mức đóng đoàn phí công đoàn

Quy định về mức đóng đoàn phí công đoàn sẽ khác nhau tùy theo nhóm đối tượng đóng. Cụ thể:

  • 1% tiền lương đóng BHXH đối với:
    • Đoàn viên trong các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
    • Đoàn viên trong các đơn vị sự nghiệp công lập hưởng lương theo bậc lương, bảng lương được quy định bởi nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước.
  • 1% tiền lương thực lĩnh (tiền lương đã trừ đi các khoản thuế TNCN, BHXH…) nhưng không vượt quá 10% mức lương cơ sở đối với: 
    • Đoàn viên trong công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước;
    • Công đoàn công ty cổ phần có cổ phần được giữ và chi phối bởi nhà nước.
  • 1% số tiền lương tham gia BHXH nhưng không vượt quá 10% mức lương cơ sở đối với:
    • Đoàn viên trong công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước;
    • Đoàn viên trong công đoàn công ty cổ phần không có cổ phần được giữ và chi phối bởi nhà nước;
    • Đoàn viên tại liên hiệp hợp tác xã, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
    • Đoàn viên trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập không hưởng lương theo bậc lương, bảng lương được quy định bởi nhà nước.

>> Tham khảo thêm: Cách tính đoàn phí công đoàn.

3. Quy định đóng công đoàn phí
Kinh phí công đoàn Đoàn phí công đoàn
  • Bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp.
  • Chỉ bắt buộc đối với NLĐ là đoàn viên và có tham gia công đoàn cơ sở.
4. Cách đóng công đoàn phí
Kinh phí công đoàn Đoàn phí công đoàn
  • Nộp hàng tháng, cùng lúc và cùng thời điểm doanh nghiệp đóng BHXH bắt buộc cho người lao động; 
  • Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản, tùy yêu cầu của từng địa phương (*).
  • Nộp hàng tháng;
  • Có thể lựa chọn nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trích từ tiền lương sau khi có ý kiến của đoàn viên.

(*): Nên liên hệ trực tiếp với Liên đoàn Lao động quận, huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để được tư vấn cụ thể về phương thức nộp kinh phí công đoàn.

5. Tỷ lệ trích kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn
Kinh phí công đoàn Đoàn phí công đoàn

Trong tổng số kinh phí công đoàn đã thu:

  • Doanh nghiệp: Được sử dụng 75%;
  • Công đoàn cấp trên: Được sử dụng 25%.

Trong tổng số đoàn phí công đoàn đã thu:

  • Doanh nghiệp: Được sử dụng 70%;
  • Công đoàn cấp trên: Được sử dụng 30%. 

Lưu ý:

Chỉ doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở mới được công đoàn cấp trên trích lại và chuyển trả một phần công đoàn phí theo tỷ lệ phân bổ nêu trên cho công đoàn doanh nghiệp. 

Tham khảo thêm: 

>> Thủ tục thành lập công đoàn cơ sở;

>> Thủ tục xin hoàn lại kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn

Các câu hỏi thường gặp về kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn

1. Kinh phí công đoàn là gì?

Kinh phí công đoàn là một khoản tài chính công đoàn được đóng bởi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức (không phân biệt doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đó có hay không có công đoàn cơ sở). 

2. Đoàn phí công đoàn là gì?

Đoàn phí công đoàn là thuật ngữ được dùng để chỉ khoản tài chính công đoàn được đóng bởi người lao động có tham gia tổ chức công đoàn cơ sở (tức đoàn viên) trong doanh nghiệp. 

3. Kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn khác nhau như thế nào?

Sự khác nhau giữa kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn được thể hiện rõ qua các tiêu chí:

  • Đối tượng đóng công đoàn phí;
  • Mức đóng công đoàn phí;
  • Quy định đóng công đoàn phí;
  • Cách đóng công đoàn phí;
  • Tỷ lệ phân bổ chi phí công đoàn.

>> Tham khảo thêm: Phân biệt kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn. 

4. Kinh phí công đoàn có bắt buộc không?

Có. Mọi doanh nghiệp đều phải đóng kinh phí công đoàn (dù có hay không có công đoàn cơ sở). 

5. Có bắt buộc thành lập công đoàn cơ sở?

Không. Việc thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp được thực hiện dựa trên tinh thần tự nguyện, không mang tính ép buộc. 

Gọi cho chúng tôi theo số 0901 042 555 (Miền Bắc) - 0939 356 866 (Miền Trung) - 0902 602 345 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH