Phân biệt: Giấy Chứng Nhận GMP và Tiêu chuẩn ISO 22000

Chứng nhận ISO 22000 là gì? Chứng nhận GMP là gì? So sánh: ISO 22000 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và chứng nhận GMP - Thực hành sản xuất tốt.

Chứng nhận GMP là gì? 

Chứng chỉ GMP có tên đầy đủ là Good Manufacturing Practice - Thực hành sản xuất tốt. GMP là hệ thống các quy định và hướng dẫn thực hành mà doanh nghiệp, cá nhân phải tuân thủ trong quá trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi tiêu thụ ngoài thị trường.

Chứng nhận GMP thường áp dụng cho các cơ sở sản xuất thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, dụng cụ y tế…

Chứng nhận ISO 22000 là gì? 

ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Chứng chỉ ISO 22000 được phát triển bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), kết hợp các yếu tố: tương tác và trao đổi thông tin, quản lý hệ thống, các chương trình tiên quyết và HACCP - hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn.

Mục tiêu chính của ISO 22000 là đảm bảo an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng, từ khâu sản xuất đến người tiêu thụ cuối cùng.

Chứng chỉ ISO 22000 áp dụng cho hầu hết tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung ứng thực phẩm.

>> Xem thêm: Quy trình xin chứng nhận ISO 22000.

Phân biệt chứng nhận GMP và chứng nhận ISO 22000:2018

Dưới đây là một số điểm giống và khác nhau giữa chứng chỉ GMP và tiêu chuẩn ISO 22000.

1. Điểm giống nhau giữa chứng chỉ GMP và chứng nhận ISO 22000

➤ Mục tiêu hướng đến

Cả 2 giấy chứng nhận GMP và ISO 22000 đều hướng đến mục tiêu cải thiện chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

➤ Quản lý chất lượng

GMP và ISO 22000 đều yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn, quy trình quản lý chất lượng để đảm bảo quá trình sản xuất và tạo ra sản phẩm cuối cùng đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng.

➤ Quy trình kiểm soát

Tiêu chuẩn GMP và ISO 22000 đều đề xuất việc thực hiện kiểm tra và kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm định kỳ trong quá trình sản xuất.

2. Điểm khác nhau giữa chứng nhận GMP và ISO 22000

➤ Quy mô và phạm vi ứng dụng

Chứng nhận GMP Chứng nhận ISO 22000
  • Áp dụng cho ngành công nghiệp thực phẩm, lĩnh vực chế biến, sản xuất…
  • Tương tự giấy chứng nhận VSATTP.

➤ Tiêu chuẩn và quy trình hoạt động

Chứng nhận GMP Chứng nhận ISO 22000
Tập trung vào quy trình, đảm bảo vệ sinh trong khâu sản xuất dược phẩm và y tế. Tập trung vào quản lý ATTP và các nguyên liệu thực phẩm từ nguồn cung ứng đến sản phẩm cuối cùng.

➤ Mức độ cấp thiết đối với ngành nghề áp dụng 

Chứng nhận GMP Chứng nhận ISO 22000
Bắt buộc trong ngành dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dụng cụ y tế. Tự nguyện trong lĩnh vực cung ứng thực phẩm (*).

---

(*) Nghĩa là, tùy vào nhu cầu và quy mô hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp mà có thể xin cấp chứng nhận ISO 22000 hoặc giấy phép VSATTP.

➤ Hệ thống quản lý chất lượng

Chứng nhận GMP Chứng nhận ISO 22000
Tập trung vào việc thiết lập và duy trì hệ thống quản lý chất lượng nội bộ. Tập trung vào việc xây dựng và duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm toàn diện và liên kết với toàn bộ chuỗi cung ứng.

Tóm lại, cả 2 giấy chứng nhận GMP và ISO 22000 đều quan trọng trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng sản phẩm, tuy nhiên chúng có phạm vi ứng dụng và tiêu chuẩn khác nhau dựa trên ngành công nghiệp thực phẩm cũng như mục tiêu cụ thể.

Dịch vụ làm giấy chứng nhận GMP và ISO 22000:2018 tại Kế toán Anpha

1. Dịch vụ xin chứng nhận thực hành sản xuất tốt GMP 

Hiện tại, Kế toán Anpha nhận làm giấy chứng nhận GMP trong sản xuất thực phẩm bao gồm GMP thực phẩm chức năng, GMP gia công thực phẩm chức năng, GMP thực phẩm bảo vệ sức khỏe…

  • Trọn gói dịch vụ xin chứng nhận GMP thực phẩm: 20.000.000 - 25.000.000 đồng;
  • Thời gian hoàn thành thủ tục: 20 - 25 ngày làm việc;
  • Thông tin khách hàng cần cung cấp cho Anpha:
    • Video, hình ảnh cơ sở vật chất;
    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
    • Bằng đại học của nhân sự phụ trách chuyên môn, tối thiểu 3 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực: y dược, dinh dưỡng, công nghệ thực phẩm, an toàn thực phẩm.

>> Tham khảo chi tiết: Dịch vụ xin giấy chứng nhận GMP thực phẩm.

2. Dịch vụ đăng ký giấy chứng nhận ISO 22000:2018

Tổ chức, doanh nghiệp cần chuẩn bị chi phí trọn gói để được đánh giá và cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 gồm:

  • Tổng chi phí dịch vụ cấp chứng chỉ ISO 22000:2018: 16.000.000 - 20.000.000 đồng;
  • Phí duy trì hàng năm: 6.000.000 đồng/năm;
  • Thời gian hoàn thành thủ tục: 7 - 15 ngày làm việc;
  • Thông tin khách hàng cần cung cấp cho Anpha:
    • Công bố chất lượng sản phẩm;
    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
    • Hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở sản xuất kinh doanh.

>> Tham khảo chi tiết: Dịch vụ xin chứng nhận ISO 22000:2018.

Để được tư vấn thêm thông tin về 2 gói dịch vụ xin cấp chứng nhận GMP và tiêu chuẩn ISO 22000, bạn có thể liên hệ qua hotline dưới đây.

GỌI NGAY

Các câu hỏi thường gặp về chứng chỉ ISO 22000 và GMP

1. Chứng nhận ISO 22000 là gì?

ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Mục tiêu chính của chứng chỉ ISO 22000 là đảm bảo an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng, từ khâu sản xuất đến người tiêu thụ cuối cùng.

2. Giấy chứng nhận GMP là gì?

Chứng chỉ GMP có tên đầy đủ là Good Manufacturing Practice - Thực hành sản xuất tốt. GMP là hệ thống các quy định và hướng dẫn thực hành mà doanh nghiệp, cá nhân phải tuân thủ trong quá trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi tiêu thụ ngoài thị trường.

3. Tiêu chuẩn GMP và ISO 22000 giống nhau điểm gì?

Cả 2 loại chứng nhận GMP và ISO 22000 đều giống nhau về:

  • Mục tiêu: cải thiện chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng;
  • Quản lý chất lượng: yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn và quy trình quản lý chất lượng để đảm bảo quá trình sản xuất và sản phẩm cuối cùng;
  • Quy trình kiểm soát: thực hiện kiểm tra và kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm định kỳ trong quá trình sản xuất.

>> Xem thêm: GMP và ISO giống nhau điểm nào?

4. Giấy chứng nhận GMP và chứng chỉ ISO 22000 có khác nhau?

Giấy phép GMP và ISO 22000 khác nhau về quy mô, phạm vi ứng dụng; tiêu chuẩn, quy trình hoạt động, hệ thống quản lý chất lượng…

>> Tìm hiểu ngay: Sự khác nhau giữa ISO 22000 và GMP.

5. Chi phí xin giấy chứng nhận GMP và ISO 22000 bao nhiêu?

Hiện Kế toán Anpha có cung cấp 2 gói dịch vụ xin giấy phép GMP thực hành sản xuất tốt và chứng nhận ISO 22000:2018 trọn gói, với chi phí:

  • Dịch vụ xin giấy chứng nhận GMP: Từ 20.000.000 - 25.000.000 đồng;
  • Dịch vụ đăng ký chứng nhận ISO 22000: Từ 16.000.000 - 20.000.000 đồng.

>> Tham khảo ngay: Dịch vụ xin giấy phép GMP và ISO 22000.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) -  0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH