Tư vấn hồ sơ, thủ tục mở cửa hàng kính thuốc. Điều kiện mở cửa hàng kính thuốc & kinh nghiệm mở cửa hàng kính mắt, cửa hàng cắt kính thuốc, bán mắt kính.
Hiện nay, việc sử dụng thiết bị điện tử như một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày đã khiến cho tỷ lệ mắc các bệnh về mắt ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở trẻ em. Theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ cận thị ở trẻ em Đông Á, trong đó có Việt Nam vào năm 2050 sẽ tăng khoảng 80 - 90%. Với con số đáng báo động này, dự đoán nhu cầu sử dụng kính thuốc cũng sẽ ngày càng tăng cao.
Không chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh thị lực, hiện nay nhu cầu sử dụng kính mắt còn xuất phát từ xu hướng thẩm mỹ và phong cách thời trang cá nhân. Do đó, các dịch vụ tư vấn, kiểm tra thị lực, cơ sở kính thuốc, kính mắt thời trang mở ra cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng. Theo dõi tiếp bài viết dưới đây của Anpha để tìm hiểu về những thủ tục, điều kiện và kinh nghiệm mở tiệm kính thuốc, kính mắt nhé!
Kính thuốc là gì? Kinh doanh kính thuốc cần những giấy tờ gì?
"Kính thuốc" là loại kính có chức năng điều chỉnh tầm nhìn của người đeo, thường được sử dụng để cải thiện các vấn đề về thị lực như cận thị, viễn thị, lão thị, loạn thị hoặc các vấn đề liên quan tầm nhìn của mắt.
Các cơ sở cung cấp dịch vụ kính thuốc được xem như là cơ sở dịch vụ y tế. Đây là một trong những hình thức tổ chức của cơ sở khám, chữa bệnh thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy nên để đi vào hoạt động hợp pháp, ngoài giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn cần phải có giấy phép hoạt động cơ sở dịch vụ kính thuốc.
Như vậy bạn cần hoàn thành 2 thủ tục pháp lý quan trọng đó là:
- Thủ tục đăng ký kinh doanh kính mắt, kính thuốc;
- Thủ tục xin giấy phép hoạt động cửa hàng kính thuốc, kính mắt (giấy phép con).
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh kính mắt, kính thuốc
Khi kinh doanh kính thuốc, tùy vào quy mô hoạt động và điều kiện tài chính mà bạn có thể cân nhắc chọn lựa thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập công ty. Cụ thể từng bước làm thủ tục đăng ký kinh doanh cho 2 hình thức như sau.
➤ Hồ sơ kinh doanh kính mắt, kính thuốc (đối với hộ kinh doanh)
Bộ hồ sơ bạn cần chuẩn bị để xin giấy phép thành lập hộ kinh doanh kính thuốc gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh dịch vụ kính thuốc;
- CMND/CCCD/hộ chiếu chủ hộ, thành viên đăng ký mở tiệm kính thuốc (bảo sao hợp lệ);
- Hợp đồng thuê nhà (mượn nhà/sổ đỏ) hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơi mở tiệm kính thuốc (bản sao);
- Giấy ủy quyền (nếu nộp thay cho đại diện pháp luật);
- Văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình đại diện cho 1 thành viên làm chủ cơ sở dịch vụ kính thuốc (bản sao hợp lệ);
- Chứng chỉ hành nghề kính thuốc (bản sao hợp lệ nếu có).
>> TẢI MIỄN PHÍ: Bộ hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
➤ Hồ sơ kinh doanh kính mắt, kính thuốc (đối với doanh nghiệp)
Bộ hồ sơ bạn cần chuẩn bị để xin giấy phép thành lập công ty kinh doanh kính thuốc gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty kinh doanh kính thuốc;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông và thành viên sáng lập công ty;
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu nộp thay cho đại diện pháp luật);
- CCCD/hộ chiếu các thành viên, người đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh (bản sao).
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh kính thuốc.
Lưu ý:
Tại bước đăng ký kinh doanh, dù là thành lập hộ kinh doanh cá thể hay thành lập doanh nghiệp thì bạn đều phải đăng ký đúng và đủ mã ngành liên quan đến việc kinh doanh kính thuốc, kính mắt, chẳng hạn:
- Mã ngành 4649: Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình. Chi tiết: Mua bán kính thuốc.
- Mã ngành 4773: Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh. Chi tiết: Bán lẻ kính đeo mắt, kể cả các hoạt động phục vụ cho việc bán lẻ kính mắt như đo độ cận, độ viễn, mài lắp kính.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh mở tiệm kính thuốc
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, tùy vào mô hình thành lập mà nơi tiếp nhận hồ sơ sẽ khác nhau, cụ thể:
- Đối với hộ cá thể: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi mở tiệm kính thuốc;
- Đối với doanh nghiệp: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi mở tiệm kinh doanh kính thuốc.
Bạn có thể nộp trực tiếp, nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay nhiều cơ quan bắt đầu yêu cầu nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính. Vì vậy, nhằm tránh mất thời gian, Kế toán Anpha tư vấn bạn nên liên hệ xác nhận hình thức nộp hồ sơ trước với cơ quan có thẩm quyền.
Bước 3: Chờ nhận kết quả đăng ký kinh doanh
- Trong vòng 3 - 5 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ), cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép đăng ký thành lập cơ sở dịch vụ kính thuốc;
- Hoặc nếu hồ sơ chưa hợp lệ sẽ nhận thông báo yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung giấy tờ.
------
Ngoài ra, để tiện cho việc đi lại và rút ngắn thời gian chuẩn bị hồ sơ, Kế toán Anpha sẽ hỗ trợ bạn thủ tục mở cửa hàng kính thuốc một cách nhanh chóng và đơn giản nhất thông qua dịch vụ đăng ký kinh doanh trọn gói từ 1.000.000 - 1.500.000 đồng, hoàn thành thủ tục chỉ từ 3 ngày làm việc.
Tham khảo chi tiết:
>> Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp - Trọn gói 1.000.000 đồng;
>> Dịch vụ đăng ký kinh doanh hộ cá thể - Trọn gói 1.500.000 đồng;
>> Dịch vụ làm giấy phép con.
GỌI NGAY
Sau khi có giấy phép kinh doanh, bạn thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động cửa hàng kính thuốc (xin giấy phép con) theo trình tự các bước sau đây.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động cửa hàng kính thuốc
➤ Hồ sơ kinh doanh cửa hàng bán kính thuốc
Bộ hồ sơ bạn cần chuẩn bị để xin giấy phép hoạt động cửa hàng bán kính thuốc gồm:
- Giấy đề nghị cấp phép hoạt động cơ sở dịch vụ kính thuốc;
- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư (đối với cơ sở dịch vụ kính thuốc có vốn đầu tư nước ngoài);
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người trực tiếp chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và người phụ trách hoạt động cửa hàng kính thuốc;
- Danh sách đăng ký người hành nghề tại cửa hàng kính thuốc;
- Bản kê khai thông tin cơ sở vật chất, thiết bị y tế của cửa hàng kính thuốc;
- Bản kê khai tổ chức và hồ sơ nhân sự của cửa hàng kính thuốc;
- Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cửa hàng kính thuốc;
- Tài liệu chứng minh cửa hàng kính thuốc đáp ứng các điều kiện: cơ sở vật chất, thiết bị y tế, nhân sự phụ trách đúng chuyên môn.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Bộ hồ sơ xin giấy phép hoạt động cơ sở dịch vụ kính thuốc.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, bạn gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho Sở Y tế.
Bước 3: Thời gian xử lý hồ sơ
- Trong vòng 45 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ), Sở Y tế sẽ cấp giấy phép hoạt động cơ sở dịch vụ kính thuốc;
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 10 ngày làm việc Sở Y tế sẽ gửi văn bản thông báo yêu cầu điều chỉnh hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp phép, Sở Y tế sẽ gửi văn bản trả lời kèm lý do.
Như Anpha đã đề cập ở trên, cơ sở dịch vụ kính thuốc chính là cơ sở dịch vụ y tế, do vậy phải đảm bảo các điều kiện hoạt động của một cơ sở khám chữa bệnh.
Đồng thời, theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP và Điều 57 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, cửa hàng kính mắt, kính thuốc phải đáp ứng các yêu cầu như sau:
1. Điều kiện về cơ sở vật chất
- Có địa điểm kinh doanh cố định;
- Tuân thủ quy định về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
- Có khu vực tiệt trùng dụng cụ y tế (trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc đã có hợp đồng tiệt trùng dụng cụ với cơ sở y tế khác);
- Cơ sở có diện tích tối thiểu là 15m2;
- Phòng đo mắt phải có diện tích tối thiểu là 10m2 (đối với cơ sở kính thuốc có thực hiện việc đo, kiểm tra tật khúc xạ).
2. Điều kiện về thiết bị y tế
- Trang bị đầy đủ thiết bị y tế cần thiết, phù hợp với phạm vi chuyên môn của cơ sở kính thuốc;
- Có thiết bị đo, kiểm tra và chẩn đoán tật khúc xạ mắt (đối với cơ sở kính thuốc có thực hiện việc đo, kiểm tra tật khúc xạ).
3. Điều kiện về nhân sự
- Tối thiểu 1 người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật;
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có bằng trung cấp y trở lên, có chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa mắt hoặc đo kiểm, chẩn đoán tật khúc xạ mắt;
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật thực hiện việc đo và kiểm tra tật khúc xạ phải đáp ứng 1 trong 2 điều kiện sau:
- Là bác sĩ chuyên khoa mắt;
- Là kỹ thuật y với phạm vi hành nghề khúc xạ nhãn khoa.
- Các đối tượng khác làm việc tại cơ sở (ngoại trừ người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật) nếu tham gia khám, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ thực hiện công việc trong phạm vi được phân công. Việc phân công này được thực hiện bằng văn bản.
Kinh doanh kính mắt là một lĩnh vực mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đòi hỏi sự chuẩn bị về cơ sở và kiến thức kỹ thuật. Dưới đây là một số điều bạn cần biết nếu muốn mở cửa hàng kính mắt.
1. Nguồn vốn cần chuẩn bị
Nguồn vốn cần thiết để mở một cửa hàng bán kính mắt, kính thuốc có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, quy mô cửa hàng, dòng sản phẩm mà bạn muốn cung cấp… Nguồn vốn mở tiệm kính thuốc có thể dao động từ 150 - 300 triệu đồng.
Để xác định số nguồn vốn cụ thể, bạn nên tạo một bản dự toán chi tiết về chi phí mở cửa hàng kính mắt dựa trên các yếu tố như: chi phí thuê mặt bằng, chi phí trang thiết bị, chi phí thuê nhân viên, chi phí nhập hàng…
3. Kiến thức về kính mắt
Khi mở một cửa hàng kính doanh mắt kính, việc có kiến thức về kính mắt là rất quan trọng để nhận biết các vấn đề thị lực và tư vấn chính xác cho khách hàng. Ngoài ra, cần theo dõi các công nghệ mới trong ngành kính mắt và các loại kính thuốc bảo vệ mắt khác để có thể cung cấp những sản phẩm tiên tiến và phù hợp nhất cho khách hàng.
4. Không gian kinh doanh
Lựa chọn một vị trí thuận tiện và có diện tích phù hợp để mở shop bán kính thuốc. Không gian cửa hàng cần đủ rộng để trưng bày sản phẩm và đón tiếp khách hàng. Nên có không gian thử kính riêng, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cần thiết và ánh sáng phù hợp để khách hàng có thể trải nghiệm.
5. Tìm nguồn hàng chất lượng
Đầu tư vào nguồn hàng ban đầu đảm bảo về chất lượng và số lượng là một yếu tố quan trọng. Cửa hàng có nhiều mẫu mã để tăng thêm lựa chọn cho khách hàng cũng là một điểm cộng. Đặc biệt, dù là hàng cao cấp hay bình dân, bán kính cận hay bán kính mát thì cũng nên lựa chọn những đối tác có uy tín, cung cấp sản phẩm chất lượng để đảm bảo sức khỏe thị lực cho người đeo.
Các câu hỏi liên quan đến việc mở cửa hàng kính thuốc, cửa hàng kính mắt
1. Kính thuốc là gì?
"Kính thuốc" là loại kính có chức năng điều chỉnh tầm nhìn của người đeo, thường được sử dụng để cải thiện các vấn đề về thị lực như cận thị, viễn thị, lão thị, loạn thị hoặc các vấn đề liên quan tầm nhìn của mắt.
2. Mở cửa hàng kính mắt cần giấy tờ gì?
Để mở cửa hàng kính mắt cần có 2 loại giấy tờ bắt buộc là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép hoạt động cơ sở kinh doanh kính thuốc.
>> Xem chi tiết: Thủ tục mở cửa hàng kính thuốc.
3. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cửa hàng kính thuốc là gì?
Để được cấp phép hoạt động cửa hàng kính thuốc thì cần đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự.
>> Xem chi tiết: Điều kiện mở cửa hàng kính thuốc.
4. Mở tiệm kính thuốc cần lưu ý những gì?
Trước khi mở cửa hàng kinh doanh kính mắt, kính thuốc, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Chuẩn bị nguồn vốn;
- Trang bị kiến thức về kính mắt;
- Thiết kế, bố trí không gian phù hợp;
- Tìm nguồn hàng chất lượng.
>> Xem chi tiết: Kinh nghiệm mở cửa hàng bán kính mắt.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.