Ưu điểm của việc tạm ngừng kinh doanh so với giải thể công ty

Tạm ngừng kinh doanh là gì? Ưu điểm & hậu quả của việc tạm ngừng kinh doanh so với giải thể công ty. Tham khảo: Dịch vụ làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, quý I năm 2023 số lượng công ty, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanhgiải thể gia tăng một cách đáng kể. Cụ thể:

  • Có 42,9 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có thời hạn;
  • Gần 12,8 nghìn doanh nghiệp đang trong giai đoạn làm thủ tục giải thể;
  • Có 4,6 nghìn doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể;
  • Hơn 23 nghìn doanh nghiệp quay trở lại kinh doanh sau thời gian tạm ngừng hoạt động.

Từ báo cáo ta có thể thấy doanh nghiệp lựa chọn tạm ngừng kinh doanh gấp 2,4 lần doanh nghiệp giải thể. Vậy, tại sao đa số các doanh nghiệp lại chọn tạm ngừng kinh doanh thay vì giải thể?

Trong bài viết này, Anpha sẽ giúp bạn làm rõ khái niệm tạm ngừng kinh doanh và ưu điểm của tạm ngừng kinh doanh so với giải thể công ty là gì nhé. 

Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Tạm ngừng kinh doanh là việc công ty, doanh nghiệp tạm ngừng mọi hoạt động kinh doanh trong một khoản thời gian nhất định. Cụ thể doanh nghiệp, công ty:

  • Không được sản xuất hàng hóa, dịch vụ;
  • Không được giao kết hợp đồng với đối tác, khách hàng;
  • Không được xuất hóa đơn, chứng từ công ty.

Lưu ý:

  • Thời hạn tạm ngừng kinh doanh sẽ không kéo dài quá 12 tháng/lần tạm ngừng;
  • Công ty, doanh nghiệp sẽ không bị giới hạn số lần tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên, sau khi hết 1 năm tạm ngừng kinh doanh, nếu muốn tiếp tục tạm ngừng thêm 1 năm nữa thì doanh nghiệp phải thông báo thời gian tạm ngừng cho cơ quan đăng ký kinh doanh trước 3 ngày, tính đến ngày chính thức tạm ngưng.

------

Nếu bạn đang cân nhắc giữa việc nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể công ty, ngoài bài viết này, bạn có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây: 

>> Nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể công ty?

Ưu điểm khi tạm ngừng kinh doanh so với giải thể doanh nghiệp, công ty

Hầu hết mọi người thường hay lựa chọn tạm ngừng kinh doanh bởi vì những ưu điểm sau đây:

4 ưu điểm khi tạm ngừng kinh doanh
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh đơn giản Tái hoạt động sau khi hết thời hạn tạm ngừng
Giữ được thâm niên, lịch sử hoạt động Có thể bán công ty sau thời hạn tạm ngừng
1. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh đơn giản

 Thủ tục tạm ngừng kinh doanh chỉ gói gọn trong 2 bước sau đây:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh tại Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính;
  • Bước 2: Sau 3 ngày làm việc (kể từ ngày hồ sơ hợp lệ), Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy xác nhận tạm ngừng kinh doanh.

Trong khi đó, thủ tục đăng ký giải thể công ty, doanh nghiệp có phần phức tạp hơn nhiều, bởi bạn phải tiến hành nộp hồ sơ đến 2 nơi.

  • Nộp hồ sơ tại cơ quan thuế;
  • Nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi công ty mẹ đặt trụ sở chính.

------

Nếu thời gian hoàn thành thủ tục tạm ngừng kinh doanh chỉ cần 3 ngày thì đối với thủ tục giải thể bạn mất khoảng 20 - 25 ngày, có khi là 1 tháng (tùy doanh nghiệp phát sinh hóa đơn nhiều hay ít và cũng tùy yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền).

Để có thể so sánh chi tiết thủ tục tạm ngừng kinh doanh và giải thể doanh nghiệp, bạn tham khảo thêm 2 bài viết sau đây nhé:

>> Thủ tục làm hồ sơ tạm ngừng kinh doanh chi tiết và mới nhất;

>> Quy trình, hồ sơ, thủ tục giải thể công ty, doanh nghiệp 2023.

2. Có thể tiếp tục hoạt động trở lại sau thời hạn tạm ngừng

Khi quyết định tạm ngừng kinh doanh thì trong khoảng thời gian đấy, doanh nghiệp có thể tập trung giải quyết những khó khăn đang gặp phải, có thể là các vấn đề về tài chính hoặc là định hướng chiến lược. Để sau khi hết thời gian tạm ngừng kinh doanh, công ty sẽ rút ra được những kinh nghiệm, định hướng mới và trở lại hoạt động tốt hơn.

Một ưu điểm nhỏ của việc tạm ngừng kinh doanh đó là doanh nghiệp có thể tái hoạt động bất cứ khi nào. Khi đó doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục thông báo hoạt động trở lại trước thời hạn tạm ngừng kinh doanh.

Ngược lại, khi lựa chọn phương án giải thể thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ bị loại trừ khỏi thị trường vĩnh viễn. Nếu sau này có nhu cầu kinh doanh trở lại thì bắt buộc doanh nghiệp phải thành lập công ty mới. Khi đó:

Tham khảo thêm: 

>> Thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp;

>> Thủ tục thông báo hoạt động trở lại sau tạm ngừng kinh doanh;

3. Giữ được thâm niên, lịch sử hoạt động.

Tạm ngừng kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp giữ được thâm niên, lịch sử hoạt động lâu năm trong nghề. Đây được xem là lợi thế lớn so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Bởi vì, sau khi có nhiều năm hoạt động, trải qua nhiều giai đoạn thịnh có, suy có giúp cho doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm và chiến lược phát triển mạnh mẽ hơn ở tương lai. 

Bên cạnh đó, một thương hiệu thành lập càng lâu năm trên thị trường thì sẽ dễ dàng xây dựng được lòng tin đến với khách hàng và đối tác hơn.

4. Có thể chuyển nhượng công ty, bán công ty sau thời hạn tạm ngừng

Sau thời hạn tạm ngừng hoạt động, bạn có thể chuyển nhượng công ty hoặc là bán lại công ty để thu hồi một phần vốn nào đó. Tùy vào tình hình thực tế và mong muốn của chủ doanh nghiệp, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên để có thể cân nhắc lựa chọn nào là phù hợp nhất. 

Tìm hiểu các thông tin liên quan:

>> Chuyển nhượng vốn góp trong công ty và những điều cần biết;

>> Dịch vụ làm hồ sơ chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH;

>> Dịch vụ chuyển nhượng cổ phần, vốn góp trong công ty cổ phần;

>> Dịch vụ M&A mua bán công ty.

------

➨ Như vậy có thể nói, tạm ngừng kinh doanh là bước đệm, là khoảng thời gian “nghỉ”, giúp doanh nghiệp nhìn nhận rõ hơn chiến lược đường dài, giải quyết các vấn đề tồn đọng và đưa ra quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp như là: hoạt động trở lại, chuyển nhượng hoặc giải thể công ty… 

Vì vậy mà phần lớn các doanh nghiệp sẽ quyết định lựa chọn tạm ngừng kinh doanh thay vì chọn giải thể (trừ các trường hợp bắt buộc phải giải thể công ty theo quy định của pháp luật).

>> Xem thêm: Các trường hợp giải thể doanh nghiệp.

Hậu quả của việc tạm ngừng kinh doanh

1. Nhược điểm khi tạm ngừng kinh doanh

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, thì tạm ngừng kinh doanh có những nhược điểm sau:

  1. Phải gửi thông báo tạm ngừng kinh doanh trước 3 ngày tính đến ngày tạm ngừng hoạt động thì việc tạm ngừng kinh doanh mới được xem là hợp lệ;
  2. Chỉ được tạm ngừng kinh doanh tối đa 1 năm. Hết thời hạn tạm ngừng, doanh nghiệp muốn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải làm hồ sơ, thủ tục thông báo đến Sở KH&ĐT.

2. Mức xử phạt doanh nghiệp không thông báo tạm ngừng kinh doanh

Trong trường hợp, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nhưng không báo với Sở KH&ĐT thì quy định xử phạt như sau::

  • Bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 - 15.000.000 triệu đồng, tùy thuộc vào từng trường hợp và mức độ vi phạm;
  • Bắt buộc phải thực hiện bổ sung thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT.

3. Các vấn đề về BHXH và thuế khi tạm ngừng kinh doanh

Trong quá trình tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:

➨ Đối với bảo hiểm xã hội

Doanh nghiệp có thể tạm dừng đóng BHXH nếu không có đủ khả năng chi trả. Sau khi quay trở lại hoạt động, doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp tục đóng BHXH và đóng bù khoản chi phí trong thời gian tạm ngừng kinh doanh;

➨ Đối với thuế

Doanh nghiệp nợ thuế vẫn được phép tạm ngừng kinh doanh, tuy nhiên trong thời gian tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp phải nộp đủ các khoản thuế còn nợ, nếu không có thể bị cơ quan thuế thanh tra và xử phạt. 

Sau khi trở lại hoạt động, thì tùy vào thời điểm tái hoạt động cũng như tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh là tròn quý hay không mà các nghĩa vụ thuế cũng sẽ khác nhau.

Dịch vụ làm thủ tạm ngừng kinh doanh

Tuy việc chuẩn bị hồ sơ và hoàn thành các thủ tục tạm ngừng kinh doanh không quá phức tạp nhưng nếu bạn muốn hoàn thành một cách nhanh chóng và chính xác nhất thì có thể tham khảo dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Anpha.

  • Tổng chi phí dịch vụ chỉ 700.000 đồng;
  • Thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh từ 3 - 4 ngày làm việc.

Anpha sẽ thay bạn chuẩn bị toàn bộ hồ sơ cần thiết và hoàn tất các thủ tục tạm ngừng hoạt động. Bạn chỉ cần cung cấp 2 thông tin sau đây:

  • Mã số thuế doanh nghiệp;
  • Thời gian dự kiến tạm ngừng kinh doanh.

Hoặc nếu sau khoảng thời gian tìm hiểu và cân nhắc bạn quyết định giải thể công ty thì có thể tham khảo dịch vụ làm thủ tục giải thể công ty của Anpha, với mức chi phí chỉ từ 1.500.000 đồng.

Tham khảo chi tiết:

>> Dịch vụ tạm ngừng hoạt động kinh doanh - Trọn gói chỉ 700.000đ;

>> Dịch vụ làm thủ tục giải thể công ty, doanh nghiệp - 1.500.000đ.

GỌI NGAY

Các câu hỏi phổ biến trước khi quyết định tạm ngừng hoạt động kinh doanh

1. Tạm ngừng kinh doanh có bị thanh tra thuế không?

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp đúng hạn và nộp đủ các khoản thuế còn nợ. Nếu trong thời gian này, doanh nghiệp không thực hiện đúng theo yêu cầu trên thì có thể bị thanh tra thuế.


2. Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp tờ khai thuế không?

Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trọn tháng, quý hoặc trọn năm dương lịch (năm tài chính) thì không phải nộp tờ khai thuế. Ngược lại, nếu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không trọn tháng, quý hoặc không trọn năm dương lịch thì vẫn phải nộp tờ khai thuế.

Lưu ý: Doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài nếu tạm ngừng kinh doanh trọn năm dương lịch. 


3. Công ty tạm ngừng kinh doanh có phải đóng BHXH không?

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, công ty có thể tạm dừng đóng BHXH theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên sau khi quay trở lại hoạt động, công ty phải tiếp tục đóng BHXH và đóng bù lại khoản chi phí trong thời gian tạm ngừng.


4. Ưu điểm của tạm ngừng kinh doanh so với giải thể công ty

So với giải thể doanh nghiệp thì việc tạm ngừng hoạt động mang lại 4 ưu điểm sau:

  • Thủ tục tạm ngừng kinh doanh đơn giản hơn;
  • Có thể hoạt động trở lại sau thời hạn tạm ngừng;
  • Giữ được thâm niên, lịch sử hoạt động;
  • Có thể chuyển nhượng công ty, bán công ty sau thời hạn tạm ngừng.

>> Tham khảo chi tiết: Ưu điểm khi tạm ngừng kinh doanh so với giải thể công ty.


5. Giải thể doanh nghiệp trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh có được hay không?

Trong quá trình tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp vẫn có thể giải thể.

>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn thủ tục giải thể công ty.


Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH