Kế toán Anpha sẽ chia sẻ chi tiết kinh nghiệm mở tiệm giặt là, các chi phí mở cửa hàng giặt ủi và hướng dẫn cách mở cửa hàng giặt là gia đình, giặt ủi từ A - Z.
Hướng dẫn cách mở tiệm giặt ủi, giặt là, giặt sấy - Đăng ký hộ kinh doanh
Trong cuộc sống hiện đại bận rộn ngày nay, dường như sử dụng dịch vụ giặt ủi được ưu tiên chọn lựa bởi sự tiện lợi của nó. Với thực tế này, kinh doanh giặt ủi đang có rất nhiều cơ hội phát triển. Vậy, để mở cửa hàng giặt là gia đình, mở tiệm giặt sấy, giặt ủi lấy liền... thì cần làm những gì? Anpha sẽ hướng dẫn chi tiết ngay sau đây.
Khi mở cửa hàng giặt ủi, bạn cần đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Hồ sơ và các bước đăng ký mở tiệm giặt ủi lấy liền như sau:
➤ Hồ sơ mở tiệm giặt ủi
Hồ sơ mở hộ kinh doanh giặt ủi, giặt sấy lấy liền bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép HKD cá thể;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất hoặc hợp đồng thuê mặt bằng mở tiệm giặt ủi;
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ cửa hàng giặt ủi.
>> TẢI MẪU MIỄN PHÍ: Hồ sơ mở hộ kinh doanh giặt ủi.
Lưu ý:
>> Đơn đề nghị cấp giấy phép phải điền chính xác các thông tin như: tên HKD, vốn, ngành nghề…
>> Giấy chứng nhận hoặc hợp đồng thuê địa điểm phải ghi rõ địa chỉ mở cửa tiệm.
➤ Thời gian kiểm duyệt & cơ quan tiếp nhận hồ sơ
Bạn nộp hồ sơ tại UBND quận, huyện nơi đặt cửa hàng để thực hiện đăng ký giấy phép kinh doanh hộ kinh doanh cá thể.
Thời gian cơ quan chức năng nhận hồ sơ, xét duyệt và cấp giấy phép là từ 5 - 7 ngày làm việc, kể từ thời điểm nộp đủ giấy tờ hợp lệ.
-----------
Ngoài mô hình hộ kinh doanh, tiệm giặt ủi có quy mô lớn hơn hoặc có dự định phát triển thành chuỗi cửa hàng giặt ủi toàn quốc thì có thể cân nhắc thành lập doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo thêm thủ tục mở công ty tại bài viết này: https://ketoananpha.vn/ho-so-thu-tuc-thanh-lap-cong-ty.html.
Hoặc để đơn giản hóa quá trình đăng ký kinh doanh và được tư vấn miễn phí loại hình thành lập, đừng ngại liên hệ với Anpha theo số hotline dưới đây nhé.
GỌI NGAY
Quy trình các bước mở cửa hàng giặt ủi, tiệm giặt là
Dưới đây là các bước mở tiệm giặt ủi cơ bản bạn có thể tham khảo:
- Bước 1: Nghiên cứu thị trường và xác định chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu;
- Bước 2: Xác định chi phí đầu tư ban đầu và chi phí dự phòng cho 3 tháng đầu;
- Bước 3: Lựa chọn địa điểm đặt cửa hàng giặt ủi;
- Bước 4: Tính toán công suất hoạt động dự kiến;
- Bước 5: Đầu tư máy móc, trang thiết bị, dụng cụ;
- Bước 6: Tìm nguồn cung bột giặt, nước xả;
- Bước 7: Lên bảng giá, quy trình dịch vụ và chiến dịch quảng bá để thu hút khách hàng;
- Bước 8: Tìm kiếm giải pháp quản lý kinh doanh phù hợp;
- Bước 9: Đăng ký giấy phép kinh doanh cửa hàng giặt ủi theo đúng quy định pháp luật.
Tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm mở tiệm giặt ủi, giặt là
Sau khi đã hoàn thành các bước chuẩn bị ban đầu, dưới đây là một số kinh nghiệm mở tiệm giặt ủi, giặt là, giặt sấy gia đình mà bạn có thể tham khảo:
1. Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng
Nghiên cứu thị trường nhằm mục đích xác định đối thủ cạnh tranh và các phương án kinh doanh mà họ đang áp dụng, đồng thời nhận định chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu và nhu cầu của họ. Từ đó đưa ra chiến lược cạnh tranh, kế hoạch cung ứng dịch vụ và chiến lược giá tốt nhất để thu hút - giữ chân khách hàng và tạo ra lợi nhuận tối đa.
2. Xây dựng niềm tin nơi khách hàng
Kinh doanh giặt ủi có mức độ cạnh tranh ngày một gay gắt. Vì thế tạo niềm tin nơi khách hàng sẽ biến họ trở thành người mua trung thành dễ dàng. Như thế sẽ không cần quá lo lắng về vấn đề bị mất khách vào tay đối thủ cạnh tranh.
3. Chuẩn bị chi tiết cho các chiến lược tiếp thị
Bạn có thể tham khảo 2 phương án tiếp thị hiệu quả cho cửa hàng giặt ủi, gồm:
- Marketing truyền thống: Treo bảng hiệu, băng rôn, phát tờ rơi, treo bảng khuyến mãi… tại cửa hàng giặt sấy hoặc khu vực xung quanh;
- Marketing online: Thực hiện trên nền tảng trực tuyến, thông qua mạng xã hội, website, các công cụ chạy quảng cáo online…
4. Bố trí và chú ý tới vấn đề vệ sinh tại cửa tiệm
Để thu hút và giữ chân khách bạn cần bày trí cửa tiệm thật gọn gàng, thông minh và ấn tượng. Không cần quá cầu kỳ mà hãy tạo ra không gian thông minh, gọn gàng.
Tiêu chí quan trọng nhất của cửa hàng giặt ủi chính là sạch sẽ. Rõ ràng là, chẳng ai muốn gửi quần áo đến một cửa hàng bừa bộn, kém vệ sinh để giặt cả. Vì thế hãy giữ cho cửa hàng và các vật dụng, thiết bị, máy móc luôn sạch sẽ, thơm tho nhất.
5. Luôn đúng hẹn và bảo quản quần áo của khách thật kỹ
Trễ hẹn với khách sẽ làm họ mất lòng tin với cửa hàng của bạn. Đó là lý do bạn cần trả quần áo sạch sẽ cho họ đúng thời gian đã hẹn từ trước.
Đặc biệt, hãy bảo quản quần áo của khách thật kỹ không được để chúng có bất kỳ tổn hại nào trong quá trình làm sạch. Bạn chỉ được trả lại quần áo cho khách trong tình trạng tốt hơn, không được tệ hơn. Hơn hết, điều tối kị nhất khi kinh doanh giặt ủi là làm mất đồ của khách. Dù là bất cứ lý do nào cũng tuyệt đối không được phạm lỗi này.
6. Sử dụng các trang thiết bị tốt, tuổi thọ cao
Có rất nhiều cơ sở giặt ủi sử dụng thiết bị cũ để tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu. Tuy nhiên đó không phải quyết định đúng đắn. Để có hiệu suất hoạt động tốt nhất đồng thời kéo dài tuổi thọ của hệ thống máy móc, hãy chọn những sản phẩm có chất lượng cao, dù chi phí có thể cao hơn khá nhiều. Thay vì các thiết bị máy giặt gia đình, bạn có thể tham khảo các thiết bị giặt công nghiệp.
7. Tìm nguồn cung bột giặt, nước xả tốt nhất
Để mang đến chất lượng giặt sạch và lưu hương dài lâu nhất, hãy tìm nguồn cung bột giặt và nước xả chất lượng. Chắc chắn nếu bạn trả lại cho khách những độ đồ sạch sẽ và thơm nhất họ sẽ rất hài lòng và tiếp tục sử dụng dịch vụ của bạn.
8. Luôn dự trù cho những trường hợp xấu nhất
Những trường hợp xấu nhất thường xảy ra ở thời gian đầu mở tiệm giặt ủi. Vì thế hãy chuẩn bị tinh thần cho việc doanh thu chạm mốc thấp nhất ở giai đoạn này. Bạn phải có đủ vốn và tinh thần để đưa cửa hàng phát triển lâu dài.
Lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh dịch vụ giặt ủi
Khi thành lập hộ kinh doanh dịch vụ giặt ủi, bạn hãy lưu ý các vấn đề sau:
1. Đối tượng đăng ký mở tiệm giặt ủi
- Là cá nhân hoặc các thành viên trong hộ gia đình;
- Cá nhân mở tiệm giặt ủi không được đồng thời đứng tên cửa tiệm hoặc hộ kinh doanh khác.
- Là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên và có đủ năng lực hành vi dân sự.
2. Đặt tên hộ kinh doanh giặt là
- Phải đủ 2 phần: "Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh";
- Không dùng cụm từ “công ty” hay “doanh nghiệp”;
- Không trùng tên với các hộ kinh doanh khác trong phạm vi cấp quận/huyện;
3. Địa điểm đăng ký kinh doanh cửa hàng giặt ủi
- Phải ghi địa chỉ của tiệm giặt ủi đầy đủ và rõ ràng;
- Tiệm giặt ủi lấy liền không được là chung cư hay thuộc khu quy hoạch của nhà nước.
4. Vốn mở tiệm giặt ủi
- Vốn kinh doanh khi mở tiệm giặt ủi được quyết định tùy thuộc vào khả năng của mỗi cá nhân, ngành nghề và quy mô hoạt động;
- Đặc biệt, khi có rủi ro xảy ra thì các thành viên của hộ kinh doanh giặt là phải chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản. Do vậy, chủ tiệm giặt ủi nên đăng ký vốn phù hợp với năng lực tài chính thực tế.
5. Ngành nghề đăng ký
Khi làm hồ sơ mở tiệm giặt sấy, giặt ủi... bạn đăng ký mã ngành 9620: Giặt là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú. Chi tiết mã ngành:
- Giặt khô, giặt ướt, là... các loại quần áo (kể cả loại bằng da lông) và hàng dệt, được giặt bằng tay, bằng máy giặt;
- Nhận và trả đồ giặt cho khách hàng;
- Giặt chăn, ga, gối đệm, màn, rèm cho khách hàng, kể cả dịch vụ nhận, trả tại địa chỉ do khách yêu cầu;
- Sửa chữa hoặc thực hiện các thay thế đơn giản (ví dụ đính lại khuy, thay fecmotuya...) quần áo và hàng dệt khác khi giặt là cho khách hàng.
>> Tham khảo: Các lưu ý khi mở hộ kinh doanh tiệm giặt ủi.
Các câu hỏi thường gặp khi mở cửa hàng giặt ủi
1. Chi phí để đăng ký kinh doanh đối với cửa hàng giặt ủi là bao nhiêu?
Khi mở tiệm giặt ủi, bạn cần đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể. Tổng chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể tại Anpha là 1.500.000 đồng, không phát sinh chi phí khác.
➨ Liên hệ ngay hotline 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được tư vấn kỹ hơn.
2. Mở tiệm giặt ủi gồm những khoản chi phí nào?
Để mở cửa hàng giặt ủi, bạn cần chuẩn bị khá nhiều chi phí, chẳng hạn:
– Chi phí mặt bằng;
– Chi phí trang thiết bị;
– Chi phí vận hành hàng tháng (điện, nước, bột giặt, nước xả…);
– Chi phí thuê nhân viên;
– Chi phí quản lý cửa tiệm;
– Thuế hộ kinh doanh giặt ủi;
– Chi phí cho các hoạt động marketing…
3. Cần bao nhiêu vốn để mở tiệm giặt ủi?
Số tiền mở tiệm giặt ủi có thể linh động theo quy mô cửa hàng và việc lựa chọn các trang thiết bị. Cụ thể:
– Chi phí mặt bằng: Dao động từ 3.000.000 đến hơn 10.000.000 đồng/tháng;
– Chi phí nhân viên: Một nhân viên toàn thời gian có mức thuê dao động trong khoảng 5.000.000 - 7.000.000 đồng/tháng;
– Chi phí trang thiết bị: Các thiết bị phụ trợ chi phí không đáng kể, quan trọng là chi phí máy giặt. Giá trung bình cho một chiếc máy giặt mới là 8.000.000 - 10.000.000 đồng. Tùy vào quy mô mà bạn có thể tính toán chi phí mua máy.
4. Thời gian nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh tiệm giặt ủi là bao lâu?
Thông thường, thời gian để hoàn tất toàn bộ thủ tục đăng ký và nhận giấy phép đăng ký kinh doanh giặt ủi là từ 5 - 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
➨ Nếu bạn có nhu cầu tiết kiệm tối đa thời gian và công sức cho việc này, hãy chọn dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh của Kế toán Anpha. Bạn chỉ cần cung cấp các thông tin được yêu cầu, Anpha sẽ thực hiện toàn bộ các bước còn lại. Đặc biệt, thời gian bàn giao giấy phép chỉ từ 3 ngày làm việc.
5. Làm thế nào để quản lý cửa hàng giặt ủi tốt nhất?
Để quản lý tốt nhất hoạt động kinh doanh của mình, sổ sách truyền thống là chưa thực sự tiện ích. Do đó hãy đầu tư một phần mềm quản lý. Phần mềm này sẽ giúp bạn quản lý hiệu quả khách hàng và hoạt động kinh doanh của mình (đơn hàng, doanh thu, chi phí…).
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.