Anpha hướng dẫn chi tiết cách mở xưởng may gia công quần áo/may mặc: hồ sơ, thủ tục, mã ngành, kinh nghiệm mở xưởng may nhỏ, lớn thuận lợi và hiệu quả.
Lựa chọn mô hình xưởng may gia công quần áo/may mặc
Dựa vào khả năng tài chính, quy mô phát triển, đối tượng khách hàng hướng tới mà bạn xem xét lựa chọn mở xưởng may gia công theo hình thức hộ kinh doanh cá thể hoặc công ty/doanh nghiệp.
Dưới đây, Anpha sẽ nêu ra những ưu nhược điểm của từng hình thức để bạn xem xét và đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp, đúng đắn.
1. Mở xưởng may nhỏ theo hình thức hộ kinh doanh
Hình thức này phù hợp với những bạn có vốn hạn hẹp với dự định mở một xưởng may nhỏ tại nhà.
➨ Ưu điểm:
- Vốn ít;
- Dễ dàng quản lý nhân sự;
- Chứng từ sổ sách kế toán đơn giản.
➨ Nhược điểm:
- Khó huy động vốn;
- Không có tư cách pháp nhân;
- Chủ HKD phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình;
- Không thể xuất hóa đơn GTGT khi khách có nhu cầu, dẫn đến việc hạn chế nguồn khách hàng và đối tác.
2. Mở xưởng may theo hình thức thành lập công ty
Nếu bạn có số vốn lớn và định hướng phát triển, mở rộng xưởng may của mình thì mô hình doanh nghiệp là vô cùng thích hợp.
➨ Ưu điểm:
- Dễ huy động vốn;
- Không giới hạn về số lượng nhân sự;
- Được mở rộng quy mô kinh doanh, phạm vi hoạt động;
- Được xuất hóa đơn GTGT, tạo sự uy tín, tin tưởng cho khách hàng và đối tác.
➨ Nhược điểm:
- Phải đóng nhiều loại thuế: thuế GTGT, thuế TNDN, nộp báo cáo thuế…;
- Chế độ kế toán phức tạp, nếu bạn chưa có kinh nghiệm sẽ gặp nhiều khó khăn;
- Phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các chính sách cho người lao động: BHXH, thai sản…
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết nên lựa chọn hình thức nào cho phù hợp thì có thể tham khảo bài viết sau của Anpha: Mở xưởng may gia công nên thành lập HKD hay mở công ty.
1. Hồ sơ, thủ tục mở công ty sản xuất quần áo, may gia công
➨ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty may gia công
Chi tiết bộ hồ sơ thành lập công ty xưởng may gia công gồm:
- Điều lệ công ty may gia công;
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty may gia công;
- Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH;
- Bản sao hợp lệ hộ chiếu/CCCD/CMND người đại diện pháp luật và các thành viên, cổ đông góp vốn;
- Bản sao hợp lệ hộ chiếu/CCCD/CMND người được ủy quyền nộp hồ sơ;
- Giấy ủy quyền (trường hợp người đại diện pháp luật cử người khác nộp hồ sơ).
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thành lập công ty may gia công.
➨ Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính
Bạn có thể chọn 1 trong 3 cách nộp sau:
- Cách 1: Nộp trực tiếp tại Sở KH&ĐT;
- Cách 2: Nộp trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia;
- Cách 3: Nộp qua dịch vụ bưu chính VNPost.
>> Xem thêm: Thủ tục nộp hồ sơ thành lập công ty online.
➨ Bước 3: Nhận kết quả sau 3 ngày làm việc
Sở KH&ĐT sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, công ty may gia công nếu hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở KH&ĐT sẽ gửi thông báo bằng văn bản nội dung sửa đổi, bổ sung và nộp lại hồ sơ từ đầu.
>> Xem thêm: Chi tiết thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp.
2. Hồ sơ, thủ tục mở hộ kinh doanh xưởng may nhỏ, tại nhà
➨ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập hộ kinh doanh xưởng may gia công
Chi tiết hồ sơ mở hộ kinh doanh xưởng may gia công gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh xưởng may gia công;
- Thông tin đăng ký hộ kinh doanh: tên, địa điểm, vốn, số lao động sử dụng...;
- Bản sao hợp lệ:
- CMND/CCCD/hộ chiếu chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình;
- Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập HKD;
- Sổ đỏ, hợp đồng thuê/mướn địa điểm mở xưởng;
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có).
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh xưởng may gia công.
➨ Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt xưởng may
Bạn có thể nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện hoặc nộp online qua tại trang dịch vụ công Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố.
➨ Bước 3: Chờ nhận giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh xưởng may gia công
Sau 3 ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xét duyệt và tiến hành cấp GPKD nếu hồ sơ hợp lệ.
Đối với hồ sơ không hợp lệ, cơ quan sẽ gửi thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
>> Xem thêm: Thủ tục mở hộ kinh doanh.
--------
Để tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian và công sức, bạn có thể tham khảo dịch vụ thành lập hộ kinh doanh và dịch vụ mở công ty tại Anpha khi mở xưởng may gia công.
Anpha với hơn 15 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ chuyên viên am hiểu sâu về các thủ tục pháp lý sẽ giúp bạn nhanh chóng hoàn thành thủ tục và bàn giao GPKD tận nơi cho bạn.
>> Dịch vụ thành lập công ty - Trọn gói từ 1.000.000 đồng - 1.500.000 đồng (tùy khu vực cụ thể);
>> Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh - Trọn gói 1.500.000 đồng.
GỌI NGAY
Mã ngành gia công may mặc
Căn cứ vào Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì để mở xưởng may gia công may mặc, bạn có thể đăng ký các mã ngành sau:
- Mã ngành cấp 4: 1410 - May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú);
- Mã ngành cấp 4: 1420 - Sản xuất sản phẩm từ da lông thú;
- Mã ngành cấp 4: 1430 - Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc;
- Mã ngành cấp 4: 4641 - Bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép;
- Mã ngành cấp 4: 4782 - Bán lẻ hàng dệt, may sẵn, giày dép lưu động hoặc tại chợ;
- Mã ngành cấp 4: 4771 - Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh.
Bạn có thể đăng ký tất cả các mã ngành trên để hạn chế tình trạng phải bổ sung nếu có phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Lưu ý:
Các mã ngành trên là mã khi đăng ký mở công ty, còn đối với hộ kinh doanh thì tùy vào từng quận/huyện mà mã đăng ký sẽ khác nhau. Vì thế trước khi đăng ký mở hộ doanh, bạn nên liên hệ với cơ quan quận/huyện nơi mở xưởng để xác nhận nhằm tránh bị sai sót.
Bạn có thể tra cứu mã ngành ngành nghề kinh doanh tại bài viết Tra cứu thông tin mã ngành nghề kinh doanh.
Dưới đây, Anpha chia sẻ một số kinh nghiệm giúp việc mở xưởng may của bạn thuận lợi và hiệu quả.
1. Xác định nguồn vốn
Tùy thuộc vào quy mô của xưởng định mở, bạn xác định số vốn sao cho phù hợp. Số vốn này sẽ bao gồm các khoản chi phí: nhân công, máy móc, mặt bằng, marketing (nếu có)...
Ngoài ra, thời gian đầu hoạt động sẽ gặp không ít khó khăn, chính vì thế bạn cần có một số vốn dự phòng để có thể kịp thời giải quyết những vấn đề ngoài kế hoạch phát sinh.
Nếu vốn eo hẹp, Anpha nghĩ rằng bạn nên bắt đầu bằng việc mở xưởng may gia công nhỏ tại nhà thay vì chọn mô hình công ty sản xuất quần áo, may mặc.
2. Tìm kiếm nguồn nhân công có tay nghề
Đây chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Bởi nhân công có tay nghề sẽ hạn chế được các sai sót khi gia công, chất lượng sản phẩm tạo ra được đảm bảo, từ đó tạo sự uy tín, tin tưởng cho khách hàng.
3. Tìm kiếm mặt bằng
Mặt bằng của xưởng may gia công thường sẽ phụ thuộc vào quy mô của xưởng. Do đó, bạn cần tính toán thật kỹ lưỡng, chẳng hạn như: diện tích khu vực công nhân làm việc, diện tích kho để hàng… từ đó chọn được mặt bằng phù hợp, tránh lãng phí.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên lựa chọn mặt bằng ở những nơi rộng rãi, xe có thể dễ dàng ra vào để thuận lợi cho việc xuất nhập hàng với số lượng lớn.
4. Hệ thống máy móc, thiết bị gia công quần áo
Các loại máy móc bắt buộc phải có khi mở xưởng may gồm: máy khâu, máy cắt, máy kansai, máy một kim, máy vắt sổ, bàn là… đây đều là những thiết bị đóng vai trò quan trọng giúp việc gia công quần áo của xưởng được hoạt động tốt hơn. Mặt khác giá thành các loại máy này không rẻ, vì thế, bạn phải thật cẩn thận, kỹ lưỡng trong việc chọn mua để đảm bảo máy móc sử dụng được trong thời gian dài.
Vì máy móc chiếm phần lớn chi phí khi mở xưởng may gia công cũng như công ty sản xuất quần áo, do đó nếu số vốn eo hẹp bạn có thể tham khảo mua lại các loại máy cũ nhưng phải đảm bảo chúng còn sử dụng tốt.
5. Tìm kiếm đầu ra cho xưởng may
Để có thể mở xưởng và kinh doanh lâu dài, bạn cần phải tìm kiếm đầu ra cho xưởng may của mình. Bạn có thể tìm kiếm đầu ra bằng cách bỏ sỉ cho các đại lý, các shop thời trang lớn, nhỏ, các cửa hàng bán quần áo trong chợ, thậm chí là người bán hàng online hoặc hợp tác với những công ty chuyên kinh doanh thời trang có nhu cầu nhập hàng với số lượng lớn…
6. Kiếm đơn hàng từ những mối quan hệ thân thiết
Tận dụng những mối quan hệ xung quanh cũng là một trong những cách hữu hiệu giúp bạn kiếm được nhiều đơn hàng. Mối quan hệ càng rộng và có liên quan đến may mặc, thời trang, đồng phục… thì cơ hội có được những đơn hàng chất lượng càng cao.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia những buổi hội thảo liên quan đến lĩnh vực của mình để học hỏi kinh nghiệm, đồng thời cũng tạo thêm mối quan hệ có lợi cho hoạt động kinh doanh của xưởng.
7. Kinh doanh trên môi trường online
Với hình thức kinh doanh online, bạn có thể lập website với giao diện thu hút, nội dung đầy đủ, chuyên nghiệp, điều này sẽ giúp xưởng gia công có thêm được nhiều khách hàng.
Ngoài ra, bạn cũng nên quảng cáo các sản phẩm của xưởng may trên các trang mạng xã hội: Facebook, Instagram, Tiktok, tạo fanpage, tham gia các group… để vừa xây dựng thương hiệu vừa tạo sự tương tác và giúp tiếp cận những người có nhu cầu một cách nhanh chóng.
Để tăng hiệu quả, bạn có thể chạy quảng cáo như: Facebook ads, Google ads… tuy nhiên cần phải xác định rõ khách hàng mục tiêu mà xưởng may gia công hướng đến để lên được chiến lược quảng cáo và ngân sách phù hợp.
Các câu hỏi liên quan về mở xưởng gia công, công ty sản xuất quần áo
1. Mở xưởng gia công có cần đăng ký kinh doanh không?
Có. Để mở xưởng may gia công một cách hợp pháp, bạn cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể nếu quy mô xưởng may nhỏ và đăng ký mở công ty/doanh nghiệp nếu quy mô lớn và có định hướng mở rộng.
Tham khảo:
>> Dịch vụ thành lập công ty sản xuất quần áo, may gia công;
>> Dịch vụ mở hộ kinh doanh xưởng may gia công nhỏ.
2. Chi phí mở xưởng gia công quần áo theo hình thức hộ kinh doanh tại Anpha là bao nhiêu?
Tại Anpha, chi phí mở xưởng may gia công theo mô hình hộ kinh doanh chỉ 1.500.000 đồng, hoàn thành từ 3 ngày.
Anpha sẽ thay bạn thực hiện mọi thủ tục và bàn giao giấy phép kinh doanh tận nơi theo yêu cầu.
➨ Liên hệ Anpha qua số hotline 0984 477 711 (Miền Bắc), 0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ sớm nhất.
3. Thủ tục đăng ký mở xưởng gia công như thế nào?
Quy trình thủ tục mở xưởng gia công gồm các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đầy đủ các giấy tờ cần thiết để đăng ký mở xưởng may theo hình thức công ty hoặc HKD sao cho phù hợp;
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT nơi đặt xưởng may chính (đối với doanh nghiệp) hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện (đối với HKD);
- Bước 3: Chờ nhận kết quả sau 3 - 5 ngày làm việc.
>> Xem chi tiết: Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục mở xưởng may gia công.
4. Hồ sơ mở công ty xưởng gia công may mặc gồm những gì?
Chi tiết hồ sơ mở công ty xưởng may gia công sẽ gồm có:
- Điều lệ công ty của xưởng may gia công;
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty xưởng may gia công;
- Bản sao hộ chiếu/CCCD/CMND người đại diện pháp luật, các thành viên, cổ đông góp vốn;
- Bản sao hợp lệ hộ chiếu/CCCD/CMND người được ủy quyền nộp hồ sơ;
- Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH;
- Giấy ủy quyền (trường hợp người đại diện pháp luật cử người khác nộp hồ sơ);
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thành lập công ty may gia công.
5. Kinh nghiệm mở xưởng may gia công hiệu quả cần những gì?
Anpha chia sẻ một số kinh nghiệm giúp việc mở xưởng gia công của bạn luôn thuận lợi và hiệu quả:
- Xác định nguồn vốn phù hợp;
- Tìm kiếm nguồn nhân công có tay nghề;
- Tìm kiếm mặt bằng thích hợp;
- Tìm kiếm đầu ra cho xưởng may;
- Hệ thống máy móc, thiết bị gia công quần áo;
- Kiếm đơn hàng từ những mối quan hệ thân thiết;
- Kinh doanh trên môi trường online.
>> Xem chi tiết: Kinh nghiệm mở xưởng may gia công.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.