
Xem ngay các quy định về làm từ thiện: Từ thiện hay thiện nguyện là gì? Cá nhân làm từ thiện có phải xin phép không? Ăn chặn tiền từ thiện bị xử phạt thế nào?
Làm từ thiện nghĩa là gì?
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa từ thiện là gì. Tuy nhiên, dựa vào các hoạt động tổ chức chương trình từ thiện, bạn có thể hiểu từ thiện là việc giúp đỡ người khác hoặc giúp đỡ một tập thể bất kỳ một cách từ nguyện mà không vì lợi nhuận.
Các hoạt động từ thiện có thể kể đến là:
- Quyên góp tiền, hàng hóa hoặc dịch vụ;
- Góp công sức, thời gian hoặc kỹ năng để hỗ trợ các tổ chức từ thiện;
- Trợ giúp tinh thần và hỗ trợ ổn định tâm lý cho những người gặp nạn, thiên tai…
Để trả lời được câu hỏi trên, hãy cùng Kế toán Anpha tìm hiểu về các đối tượng có quyền kêu gọi quyên góp từ thiện theo quy định tại Điều 2 Nghị định 93/2021/NĐ-CP:
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi, vận động;
- Ban Vận động (do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thành lập) tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp để khắc phục khó khăn do thiên tai, bệnh tật, sự cố;
- Các tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp nhằm mục đích khắc phục thiên tai, bệnh tật, sự cố gồm có:
- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, huyện;
- UBND cấp xã (nếu được ủy quyền từ UBND cấp huyện).
- Tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn quyên góp để khắc phục thiên tai, dịch bệnh, sự cố và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo:
- Quỹ từ thiện của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tư cách pháp nhân;
- Cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự.
- Cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở y tế vận động, tiếp nhận và hỗ trợ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
- Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tại vận động, tiếp nhận quyên góp từ quốc tế trong các tình huống khẩn cấp về thiên tai.
➨Như vậy, cá nhân có quyền được kêu gọi quyên góp từ thiện, nhưng phải đảm bảo một số điều kiện theo quy định của pháp luật.
Cá nhân khi kêu gọi, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp từ thiện để hỗ trợ khắc phục hậu quả do thiên tai, dịch bệnh, sự cố phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông
Nội dung cần thông báo trên các phương tiện truyền thông gồm:
- Mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động quyên góp;
- Tài khoản ngân hàng tiếp nhận (đối với tiền);
- Địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật);
- Thời gian cam kết phân phối nguồn đóng góp từ thiện;
- Gửi thông báo từ thiện đến UBND xã nơi cư trú.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Thông báo về việc vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp từ thiện.
2. Mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại
Từng cuộc vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện phải có tài khoản riêng để quản lý toàn bộ số tiền đóng góp.
Ngoài ra, cá nhân cũng cần bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản các hiện vật đóng góp trong thời gian tiếp nhận.
>> Xem thêm: Doanh nghiệp có cần mở tài khoản ngân hàng không?
3. Có biên nhận các khoản đóng góp từ thiện
Tất cả các khoản đóng góp từ thiện tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật nhận được phải có biên nhận để công khai khi có yêu cầu.
4. Không tiếp nhận thêm các khoản từ thiện khi đã hết thời gian tiếp nhận
Cá nhân không được tiếp nhận thêm các khoản từ thiện khác sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đã cam kết và phải thông báo đến nơi mở tài khoản về việc đã dừng việc nhận các khoản quyên góp.

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện về việc vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp từ thiện kể trên, thì cá nhân còn cần tuân thủ các quy định về quản lý tài chính và công khai nguồn đóng góp như sau:
➧ Tất cả các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân kêu gọi phải được công khai, minh bạch.
➧ Cá nhân đứng ra vận động tự chi trả chi phí cho hoạt động kêu gọi, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp từ thiện. Nếu các tổ chức, cá nhân đóng góp đồng ý thì cá nhân được trích từ nguồn đóng góp, nhưng phải tổng hợp và công khai khoản chi phí này.
➧ Cá nhân kêu gọi từ thiện có trách nhiệm:
- Mở sổ ghi chép thông tin và công khai kết quả tiếp nhận, phân phối tiền, hiện vật theo đối tượng, địa điểm được hỗ trợ, bao gồm:
- Những khoản tiếp nhận có điều kiện;
- Địa chỉ cụ thể (nếu có).
- Gửi kết quả cho UBND xã nơi cư trú bằng văn bản để tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan trong 30 ngày;
- Sẵn sàng cung cấp thông tin về việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp từ thiện theo yêu cầu của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
➧ Các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân tiếp nhận, vận động, phân phối và sử dụng để khắc phục hậu quả do bệnh tật, thiên tai, sự cố không tổng hợp vào ngân sách nhà nước.
Lưu ý:
Về các khoản hỗ trợ liên quan đến các công trình hạ tầng thiết yếu, mua sắm trang thiết bị phải được cơ quan, tổ chức thực hiện tiếp nhận, sử dụng và quản lý theo Nghị định 93/2021/NĐ-CP.
Hiện nay, có khá nhiều trường hợp gian dối, tìm cách chiếm đoạt 1 phần hoặc thậm chí là nhiều phần từ các khoản tiền từ thiện nhằm trục lợi cho cá nhân.
Đối với hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tùy vào mức độ, số tiền chiếm đoạt.
Tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định mức xử phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
Khung 1 - Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm
Hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có trị giá dưới 2.000.000 đồng hoặc từ 2.000.000 - dưới 50.000.000 đồng đối với hành vi:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn tiếp tục tái phạm;
- Đã bị kết tội này hoặc các tội chiếm đoạt khác (*) chưa được xóa án tích nhưng vẫn tái phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện sống của cá nhân và gia đình người bị hại.
Ghi chú:
(*): Các tội chiếm đoạt tài sản khác gồm:
- Trộm cắp tài sản;
- Cưỡng đoạt tài sản;
- Cướp, cướp giật tài sản;
- Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
- Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản;
- Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản;
- Sử dụng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử chiếm đoạt tài sản.
Khung 2 - Phạt tù từ 2 đến 7 năm
Mức phạt đối với các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản:
- Có tổ chức;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 - dưới 200.000.000 đồng;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.
Khung 3 - Phạt tù từ 7 đến 15 năm
Mức phạt đối với hành vi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 - dưới 500.000.000 đồng hoặc lợi dụng hoàn cảnh thiên tai, dịch bệnh.
Khung 4 - Phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc chung thân
Mức phạt nặng nhất đối với các hành vi:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Ngoài các khung phạt trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 - 100.000.000 đồng và cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm hoặc tịch thu 1 phần hoặc toàn bộ tài sản.
>> Xem thêm: Mức xử phạt khi thành lập công ty ma.
Câu hỏi liên quan đến việc cá nhân kêu gọi, tổ chức từ thiện
1. Từ thiện là gì? Thiện nguyện là gì?
Từ thiện là các hoạt động, chương trình giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn có thể là do bệnh tật, thiên tai, lũ lụt… một cách tự nguyện và không vì lợi nhuận.
2. Cá nhân được kêu gọi, tiếp nhận tiền từ thiện không?
Được. Các cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự và đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật có quyền kêu gọi, tiếp nhận và phân phối nguồn đóng góp từ thiện.
>> Tham khảo: Đối tượng được tổ chức hoạt động từ thiện.
3. Cá nhân làm từ thiện cần có giấy tờ gì?
Cá nhân tổ chức các hoạt động từ thiện cần đáp ứng các điều kiện cần:
- Thông báo thông tin từ thiện trên các phương tiện truyền thông;
- Mở tài khoản nhận tiền từ thiện riêng tại ngân hàng thương mại;
- Có biên nhận các khoản đóng góp từ thiện;
- Không tiếp nhận thêm các khoản từ thiện khi đã hết thời gian tiếp nhận.
>> Xem chi tiết: Điều kiện để cá nhân kêu gọi từ thiện.
4. Trách nhiệm của cá nhân khi tổ chức chương trình từ thiện?
Cá nhân kêu gọi, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp từ thiện có trách nhiệm:
- Mở sổ ghi chép thông tin và công khai kết quả tiếp nhận, phân phối tiền, hiện vật theo đối tượng, địa điểm được hỗ trợ;
- Gửi kết quả cho UBND xã nơi cư trú bằng văn bản để tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan trong 30 ngày;
- Sẵn sàng cung cấp thông tin về việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp từ thiện theo yêu cầu của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
>> Xem ngay: Quy định về việc quản lý, công khai nguồn đóng góp từ thiện.
5. Ăn chặn tiền từ thiện sẽ bị xử lý như thế nào?
Đối với hành vi ăn chặn tiền kêu gọi từ thiện sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tùy vào mức độ, số tiền chiếm đoạt theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
>> Tham khảo chi tiết: Mức phạt về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản khi tổ chức tình nguyện.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.