Hồ sơ, thủ tục thành lập hộ kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

Cá nhân muốn mở cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật được không? Điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và thủ tục mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật.

Cá nhân muốn mở cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật được không?

Điều 48 và Điều 50 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 đã quy định khá cụ thể về việc quản lý và đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam. Cụ thể:

➤ Đối với việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

  1. Thuốc bảo vệ thực vật phải được quản lý theo danh mục bởi đây là hàng hóa thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
  2. Cá nhân được phép nhập khẩu, sản xuất, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được pháp luật cho phép sử dụng tại Việt Nam;
  3. Cá nhân muốn nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật phải có giấy phép nhập khẩu và chỉ được quyền sử dụng trong phạm vi ghi trên giấy phép.

➤ Đối với quyền đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam

  1. Cá nhân trong nước hoặc cá nhân nước ngoài có văn phòng đại diện, công ty hoặc chi nhánh công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật và thành phẩm thuốc kỹ thuật đang được phép hoạt động tại Việt Nam;
  2. Cá nhân trong nước và nước ngoài đáp ứng đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật được ủy quyền từ tổ chức, cá nhân được nêu ở khoản 1 trên.

Như vậy, cá nhân hoàn toàn được phép sản xuất và mở cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật nếu tuân thủ các các quy định và điều kiện của pháp luật. Tùy vào nhu cầu, quy mô và khả năng tài chính mà cá nhân có thể thành lập hộ kinh doanh hoặc công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

Trong bài viết này, Anpha sẽ tập trung chia sẻ về trường hợp mở cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật dành cho hộ cá thể.

Điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đối với hộ cá thể 

Căn cứ Điều 4 Nghị định số 123/2018/NĐ-CP, để kinh doanh buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hợp pháp, hộ kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện sau:

➤ Điều kiện về nhân sự

Người trực tiếp quản lý và bán thuốc bảo vệ thực vật phải có bằng trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành như bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, sinh học, nông học hoặc có giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.

➤ Điều kiện về địa điểm kinh doanh

Cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật phải đặt cách xa khu vực dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện và cách xa nguồn nước ít nhất 20m.

➤ Điều kiện về kho thuốc

  • Đối với cơ sở bán buôn: Kho thuốc bảo vệ thực vật phải đạt Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển;
  • Đối với cửa hàng bán lẻ: Kho thuốc phải đặt cách xa nguồn nước ít nhất 20m và phải có kệ kê hàng đặt cách tường ít nhất 20cm và cao ít nhất 10cm so với mặt sàn.

Lưu ý: 

1) Trên đây là những điều kiện đối với hoạt động buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, cá nhân muốn sản xuất thuốc bảo vệ thực vật cần đáp ứng những tiêu chuẩn và điều kiện cao hơn về cơ sở vật chất và kỹ thuật.

2) Trường hợp loại thuốc bảo vệ thực vật do cá nhân mới chế tạo hay lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam, nếu muốn sản xuất và lưu hành hợp pháp thì phải đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.

Tham khảo thêm:

>> Điều kiện mở cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật;

>> Thủ tục đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.

Hướng dẫn thủ tục mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật 

Vì kinh doanh buôn bán thuốc bảo vệ thực vật thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên ngoài đáp ứng các điều kiện kể trên, hộ kinh doanh cần có đủ 2 loại giấy tờ pháp lý sau:

  1. Giấy chứng nhận thành lập hộ kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật;
  2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

Cụ thể từng thủ tục để mở tiệm thuốc bảo vệ thực vật được hướng dẫn như sau.

1. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật 

➤ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Trước khi làm thủ tục đăng ký hộ cá thể, bạn cần lưu ý, tùy vào hoạt động kinh doanh là sản xuất hay buôn bán, bạn phải đăng ký đủ mã ngành kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, cụ thể: 

  • Mã ngành 4669: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết: Bán buôn phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất khác sử dụng trong nông nghiệp;
  • Mã ngành 2021: Sản xuất thuốc trừ sâu và sản phẩm hóa chất khác dùng trong nông nghiệp. Chi tiết: Sản xuất thuốc trừ sâu và sản phẩm hóa chất khác dùng trong nông nghiệp.

Chi tiết hồ sơ mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật theo mô hình HKD cá thể gồm:

  1. Giấy đề nghị thành lập hộ cá thể kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (*);
  2. CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh (bản sao hợp lệ);
  3. Sổ đỏ hoặc hợp đồng thuê/mượn địa điểm mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật (bản sao).

Nếu các thành viên gia đình cùng góp vốn đăng ký HKD thì cần cung cấp thêm:

  1. Bản sao hợp lệ:
    • CCCD/hộ chiếu của các thành viên hộ gia đình;
    • Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật;
    • Chứng chỉ hành nghề (nếu có);
  2. Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu nộp thay cho chủ hộ kinh doanh).

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thành lập HKD kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

➤ Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi đặt cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật hoặc nộp online tại Cổng dịch vụ công quốc gia.

➤ Bước 3: Chờ xét duyệt và nhận kết quả

  • Trong thời hạn từ 3 - 5 ngày, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo hẹn ngày nhận giấy phép (nếu nhận đủ hồ sơ hợp lệ);
  • Trường hợp từ chối hoặc hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan sẽ gửi thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối hoặc nội dung cần bổ sung, sửa đổi.

--------

Để cửa hàng kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhanh chóng đi vào hoạt động hợp pháp, hãy thử tham khảo dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Kế toán Anpha. 

Chỉ với 1.500.000 đồng, Anpha sẽ thay bạn hoàn thành tất cả hồ sơ và thủ tục pháp lý liên quan từ 3 ngày làm việc. Bạn chỉ cần cung cấp các thông tin cơ bản như CCCD/hộ chiếu của chủ hộ, tên HKD, vốn, địa chỉ cửa hàng… 

GỌI NGAY

2. Thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh hộ cá thể, bạn tiếp tục làm thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (giấy phép con). Tham khảo trình tự các bước dưới đây nhé.

➤ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện bán thuốc bảo vệ thực vật

Chi tiết hồ sơ xin giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (giấy phép con) gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật;
  2. Bản thuyết minh đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật..

➤ Bước 2: Cá nhân trực tiếp nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cho Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

➤ Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền xét duyệt hồ sơ và đánh giá thực tế:

  • Trong vòng 2 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và kiểm duyệt hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, bạn sẽ nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung;
  • Sau khi nhận bộ hồ sơ đã sửa đổi, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định trong vòng 3 ngày làm việc. Nếu vẫn chưa đúng theo yêu cầu, cán bộ sẽ tiếp tục thông báo cho bạn để bổ sung, hoàn thiện; 
  • Trước thời hạn đánh giá thực tế tại cơ sở 5 ngày, đoàn đánh giá sẽ gửi thông báo về kế hoạch đánh giá cho hộ cá thể và thực hiện đánh giá tại cơ sở trong vòng 1 ngày làm việc.

➤ Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong vòng 5 ngày làm việc.

  • Nếu chưa đạt yêu cầu, trong thời hạn 60 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi thông báo bằng văn bản cho hộ kinh doanh yêu cầu khắc phục những hạng mục chưa đạt;
  • Trong vòng 3 ngày, kể từ ngày thực hiện kiểm tra lại hoặc nhận báo cáo khắc phục của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, trường hợp từ chối sẽ gửi văn bản trả lời kèm lý do.

Lưu ý:

Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật có thời hạn sử dụng 5 năm. Chính vì vậy, cá nhân muốn tiếp tục hoạt động kinh doanh, buôn bán phải làm thủ tục xin cấp lại giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trước 3 tháng tính tới ngày giấy phép hết hiệu lực (thực hiện tương tự như thủ tục cấp mới). 

Mức phạt vi phạm quy định về giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

Trường hợp cá nhân tham gia buôn bán thuốc bảo vệ thực vật vi phạm quy định về giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật sẽ bị xử phạt như sau: 

  • Phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật khi giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đã hết hiệu lực;
  • Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhưng không có giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

Đối với tổ chức, doanh nghiệp vi phạm các điều trên thì mức tiền phạt sẽ gấp đôi so với cá nhân. 

>> Tham khảo thêm: Mức phạt vi phạm quy định về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

Các câu hỏi thường gặp về thành lập hộ kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

1. Cá nhân tự mở cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật được không?

Cá nhân có thể sản xuất, buôn bán và nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật nếu đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật. 

>> Xem chi tiết: Cá nhân muốn mở cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật được không?

2. Hộ kinh doanh muốn mở cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật cần đáp ứng điều kiện gì?

Hộ kinh doanh muốn mở tiệm thuốc bảo vệ thực vật cần đảm bảo các điều kiện về nhân sự, địa điểm kinh doanh và điều kiện về kho thuốc. Đồng thời, hộ kinh doanh phải hoàn thành 2 thủ tục sau:

  • Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh;
  • Thủ tục xin giấy phép con (giấy phép đủ điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật).

>> Xem chi tiết: Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

3. Mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật cần làm những thủ tục gì?

2 thủ tục mở cửa hàng thuốc BVTV cần làm đó là:

  • Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh;
  • Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (giấy phép con).

>> Xem chi tiết: Thủ tục mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật.

4. Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có giấy phép có bị phạt không?

Mức xử phạt khi vi phạm quy định về giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cụ thể như sau: 

  • Phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật khi giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đã hết hiệu lực;
  • Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhưng không có giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

>> Xem chi tiết: Mức phạt vi phạm quy định về giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH