So sánh Bảo Hiểm Y Tế Hộ Gia Đình & BHYT Doanh Nghiệp

Bảo hiểm y tế hộ gia đình, bảo hiểm y tế doanh nghiệp là gì? Phân biệt BHYT gia đình & bảo hiểm y tế doanh nghiệp: đối tượng, cấu trúc mã, mức đóng BHYT…

Bảo hiểm y tế - BHYT hộ gia đình là gì? 

Bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình là chế độ bảo hiểm y tế bắt buộc dành cho đối tượng là hộ gia đình, được nhà nước tổ chức thực hiện không vì mục đích lợi nhuận. 

Đối tượng mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình là:

  • Đối tượng chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
  • Các thành viên có tên trong cùng một hộ đăng ký thường trú, tạm trú (trừ những đối tượng bắt buộc tham gia BHYT);
  • Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội (trừ những người thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHYT).

Mức đóng BHYT hộ gia đình được tính theo mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

>> Xem thêm: Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình - Mới nhất.

Bảo hiểm y tế doanh nghiệp (hay BHYT bắt buộc) là gì?

Bảo hiểm y tế doanh nghiệp là hình thức bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các đối tượng được quy định tại Luật Bảo hiểm y tế, do nhà nước tổ chức thực hiện không vì mục đích lợi nhuận.

Theo đó, đối tượng tham gia BHYT, BHXH bắt buộc gồm:

  • Người lao động (NLĐ) làm việc theo hợp đồng lao động không có thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn hoặc hợp đồng lao động thời vụ từ đủ 3 đến dưới 12 tháng;
  • NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn đủ 1 đến dưới 3 tháng;
  • Cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, sĩ quan, quân nhân;
  • NLĐ làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;
  • Giám đốc, người quản lý, điều hành doanh nghiệp/hợp tác xã có hưởng lương;
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn có hưởng lương.

>> Xem thêm: 6 trường hợp phải tham gia BHXH bắt buộc.

So sánh bảo hiểm y tế hộ gia đình và bảo hiểm y tế doanh nghiệp

BHYT hộ gia đình và BHYT bắt buộc tại doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị sẽ giống nhau về mức hưởng BHYT và khác nhau về các tiêu chí:

  • Đối tượng đóng BHYT;
  • Cấu trúc mã BHYT;
  • Mức đóng BHYT.

Cùng Kế toán Anpha tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây.

1. Điểm giống nhau giữa BHYT hộ gia đình và BHYT doanh nghiệp

Bảo hiểm y tế gia đình và bảo hiểm y tế doanh nghiệp sẽ giống nhau về mức hưởng BHYT, cụ thể

Mức hưởng BHYT khi khám chữa bệnh (KCB) đúng tuyến:

  • 100% chi phi KCB tại tuyến xã;
  • 100% chi phí KCB nếu chi phí cho 1 lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% lương cơ sở;
  • 100% chi phí KCB khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở;
  • 80% chi phí KCB đối với các trường hợp còn lại.

Mức hưởng BHYT khi khám chữa bệnh trái tuyến:

  • 40% chi phí điều trị trong trường hợp điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương;
  • 60% chi phí điều trị trong trường hợp điều trị ở bệnh viện tuyến tỉnh (tính đến 31/12/2020);
  • 100% chi phí KCB ở bệnh viện tuyến tỉnh bắt đầu từ ngày 01/01/2021 trở đi;
  • 100% chi phí khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện.

Có thể bạn quan tâm:

>> Quyền lợi tham gia BHXH bắt buộc;

>> Quyền lợi tham gia BHYT hộ gia đình;

>> Quyền lợi tham gia BHYT 5 năm liên tục.

2. Điểm khác nhau giữa bảo hiểm y tế gia đình và bảo hiểm y tế doanh nghiệp

2.1. Đối tượng đóng bảo hiểm y tế

BHYT hộ gia đình BHYT doanh nghiệp
Được đóng bởi thành viên trong hộ gia đình Được doanh nghiệp đóng đối với nhân sự có ký hợp đồng lao động

2.2. Cấu trúc mã BHYT

BHYT hộ gia đình BHYT doanh nghiệp

Cấu trúc mã BHYT hộ gia đình quy định: 

GD 4 0X XXX XXX XXXX

Cấu trúc mã BHYT doanh nghiệp quy định: 

DN 4 0X XXX XXX XXXX

Lưu ý:

Từ ngày 01/04/2021, mã thẻ BHYT mới chỉ còn 10 ký tự thay vì 15 ký tự như trước đây. Trên thẻ BHYT mẫu mới sẽ in mã mức hưởng và mã đối tượng sinh sống.

Trường hợp bạn cần biết BHYT của mình thuộc nhóm doanh nghiệp hay hộ gia đình có thể tra cứu trên trang Bảo hiểm xã hội Việt Nam, vì tại đây BHYT sẽ hiện cấu trúc mã thẻ 15 ký tự như Anpha đã chia sẻ bên trên. 

Mã thẻ BHYT 15 ký tự sẽ chứa các thông tin:

➧ 2 ký tự đầu (ô thứ 1):

  • GD: Người tham gia BHYT theo hộ gia đình;
  • DN: Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp.

➧ 1 ký tự tiếp theo (ô thứ 2) được ký hiệu bằng số thứ tự từ 1 đến 5 là mức hưởng BHYT. Thẻ BHYT hộ gia đình và doanh nghiệp ký hiệu bằng số 4.

➧ 2 ký tự tiếp theo (ô thứ 3) - Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi phát hành thẻ BHYT.

➧ 10 ký tự cuối (ô thứ 4) - Số định danh cá nhân của người tham gia BHYT.

>> Xem thêm: Cách tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT.

2.3. Mức đóng BHYT

➧ Mức đóng BHYT hộ gia đình

Mức đóng BHYT hộ gia đình được tính dựa vào mức lương cơ sở tại thời điểm đóng, theo tỷ lệ như sau:

  • Người thứ 1: Đóng 4,5% mức lương cơ sở;
  • Người thứ 2: Đóng 3,15% mức lương cơ sở (hay 70% mức đóng của người thứ 1);
  • Người thứ 3: Đóng 2,7 % mức lương cơ sở (hay 60% mức đóng của người thứ 1);
  • Người thứ 4: Đóng 2,25 % mức lương cơ sở (hay 50% mức đóng của người thứ 1);
  • Người thứ 5 trở đi: Đóng 1,8 % mức lương cơ sở (hay 40% mức đóng của người thứ 1).

Lưu ý: 

Theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì mức lương cơ sở từ 01/07/2023 đã tăng thành 1.800.000 đồng, nên giá BHYT hộ gia đình cũng sẽ tăng, cụ thể:

Thành viên

hộ gia đình

Lương cơ sở 1.490.000 đồng

Lương cơ sở 1.800.000 đồng

Theo tháng

Theo năm

Theo tháng

Theo năm

Người thứ 1 

67.050 đồng

804.600 đồng

81.000 đồng

972.000 đồng

Người thứ 2 

46.935 đồng

563.220 đồng

56.700 đồng

680.400 đồng

Người thứ 3 

40.230 đồng

482.760 đồng

48.600 đồng

583.200 đồng

Người thứ 4 

33.525 đồng

402.300 đồng

40.500 đồng

486.000 đồng

Từ người thứ 5 trở đi 

26.820 đồng

321.480 đồng

32.400 đồng

388.800 đồng

➧ Mức đóng BHYT doanh nghiệp

Mức đóng bảo hiểm y tế doanh nghiệp theo quy định là 4,5% tiền lương hàng tháng của người lao động, trong đó:

  • Mức đóng của công ty: 3% mức lương hàng tháng;
  • Mức đóng của người lao động: 1,5% mức lương hàng tháng.

Ví dụ: 

Mức lương của người lao động tại công ty là 8.000.000 đồng/tháng thì:

  • Công ty đóng BHYT 3%: 240.000 đồng/tháng;
  • Người lao động đóng BHYT 1,5%: 120.000 đồng/tháng.

Ngoài việc đóng đủ BHYT cho người lao động, thì doanh nghiệp còn có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo đúng quy định của pháp luật.

>> Tham khảo chi tiết: Mức đóng BHXH bắt buộc.

Câu hỏi liên quan đến bảo hiểm y tế bắt buộc của doanh nghiệp và hộ gia đình

1. Lao động đã nghỉ làm thì có thể nhờ doanh nghiệp đóng BHYT được không? 

Trường hợp lao động đã nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động với công ty thì không thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc.

Thẻ BHYT của lao động đó sẽ không còn giá trị sử dụng tại tháng công ty báo giảm lao động. Nếu lao động đó muốn có thẻ BHYT để khám chữa bệnh có thể tham gia BHYT hộ gia đình.

2. Bảo hiểm y tế hộ gia đình là gì?

Bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình là chế độ bảo hiểm y tế bắt buộc dành cho đối tượng là hộ gia đình, được nhà nước tổ chức thực hiện không vì mục đích lợi nhuận.

3. Bảo hiểm y tế doanh nghiệp là gì?

Bảo hiểm y tế doanh nghiệp là hình thức bảo hiểm bắt buộc đối với các đối tượng được quy định tại Luật Bảo hiểm y tế, do nhà nước tổ chức thực hiện không vì mục đích lợi nhuận.

4. BHYT hộ gia đình và BHYT doanh nghiệp có giống nhau không?

BHYT hộ gia đình và BHYT doanh nghiệp sẽ giống nhau về mức hưởng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh đúng tuyến và trái tuyến. Bạn có thể tham khảo chi tiết tại:

>> Điểm giống nhau của bảo hiểm gia đình và doanh nghiệp.

5. Bảo hiểm y tế gia đình và bảo hiểm y tế doanh nghiệp khác nhau điểm nào?

BHYT hộ gia đình và BHYT doanh nghiệp sẽ khác nhau dựa trên các tiêu chí:

  • Đối tượng đóng BHYT;
  • Cấu trúc mã BHYT;
  • Mức đóng BHYT.

>> Tham khảo chi tiết: Sự khác nhau giữa BHYT hộ gia đình và doanh nghiệp.

Gọi cho chúng tôi theo số 0901 042 555 (Miền Bắc) - 0939 356 866 (Miền Trung) - 0902 602 345 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH