Quy định các mức lương đóng BHXH, BHTN, BHYT mới nhất

Tỷ lệ tham gia BHXH. Các mức lương đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tối đa - tối thiểu cho doanh nghiệp, NLĐ.

I. Tỷ lệ tham gia BHXH, BHYT, BHTN của doanh nghiệp và người lao động

1. Đối với người lao động trong nước

Tỷ lệ tham gia BHXH, BHYT, BHTN đối với lao động trong nước là 32%, cụ thể theo các bảng sau.

➤ Đối với doanh nghiệp, tổ chức (người sử dụng lao động Việt Nam):

Loại bảo hiểm BHXH BHYT BHTN
Quỹ Hưu trí tử tuất Ốm đau, thai sản TNLĐ - BNN
Mức đóng

14%

3% 0,5% 3% 1%
Tổng cộng 21,5%

➤ Đối với người lao động Việt Nam:

Loại bảo hiểm BHXH BHYT BHTN
Quỹ Hưu trí tử tuất Ốm đau, thai sản TNLĐ - BNN
Mức đóng 8% - - 1,5% 1%
Tổng cộng 10,5%

2. Đối với lao động nước ngoài

Tỷ lệ tham gia BHXH, BHYT, BHTN đối với lao động nước ngoài là 30%, cụ thể theo các bảng sau.

➤ Đối với doanh nghiệp, tổ chức (người sử dụng lao động nước ngoài):

Loại bảo hiểm BHXH BHYT BHTN
Quỹ Hưu trí tử tuất Ốm đau, thai sản TNLĐ - BNN
Mức đóng 14% 3% 0,5% 3% -
Tổng cộng 20,5%
➤ Đối với người lao động nước ngoài:
Loại bảo hiểm BHXH BHYT BHTN
Quỹ Hưu trí tử tuất Ốm đau, thai sản TNLĐ - BNN
Mức đóng 8% - - 1,5% -
Tổng cộng 9,5%

Lưu ý:

Đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu đủ điều kiện kèm theo văn bản đề nghị được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chấp thuận thì sẽ được đóng quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn là 0,3%.

Tham khảo danh mục ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH.

>> Xem thêm: Cách tính trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

II. Các mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với doanh nghiệp, người lao động

1. Mức lương đóng tối thiểu

Mức lương đóng BHXH đối với công chức, viên chức là do nhà nước quy định, còn đối với tổ chức, doanh nghiệp là do đơn vị quyết định.

1.1 Đối với người lao động làm việc tại doanh nghiệp

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, quy định mức lương tối thiểu vùng theo tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc tại doanh nghiệp theo vùng như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(đồng/giờ)

Vùng I 4.680.000 22.500
Vùng II 4.160.000 20.000
Vùng III 3.640.000 17.500
Vùng IV 3.250.000 15.600

>> Tham khảo tại: Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV theo phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

1.2 Đối với công chức, viên chức làm việc tại cơ quan nhà nước

Căn cứ Điều 3 theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP từ ngày 01/07/2019 đến 30/06/2023, mức lương tối thiểu đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với công chức, viên chức nhà nước sẽ dựa vào mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.

Và từ ngày 01/07/2023 theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP, mức lương cơ sở sẽ được tăng lên là 1.800.000 đồng/tháng.

2. Mức lương đóng tối đa

Theo quy định tại Mục 3 Công văn 1952/BHXH-TST thì: 

➤ Tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BH TNLĐ - BNN tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở.

Mức lương đóng BHXH, BHYT tối đa
Trước 01/07/2023 1.490.000 x 20 = 29.800.000 đồng/tháng
Từ 01/07/2023 1.800.000 x 20 = 36.000.000 đồng/tháng

➤ Tiền lương tháng đóng BHTN tối đa sẽ bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

Mức lương đóng BHTN tối đa
Vùng I 4.680.000 x 20 = 93.600.000 đồng/tháng
Vùng II 4.160.000 x 20 = 83.200.000 đồng/tháng
Vùng III 3.640.000 x 20 = 72.800.000 đồng/tháng
Vùng IV 3.250.000 x 20 = 65.000.000 đồng/tháng

3. Mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với người nước ngoài trả lương bảng tiền ngoại tệ

Theo Điều 26 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc, NLĐ có tiền lương được trả bằng ngoại tệ thì tiền lương tháng đóng BHXH sẽ được tính quy đổi ra bằng đồng Việt Nam. 

Cơ sở chuyển đổi sang đồng Việt Nam dựa theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Tỷ giá này do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày 02/01 cho 6 tháng đầu năm và ngày 01/07 cho 6 tháng cuối năm. Cụ thể:

  • Từ 03/01/2023 tỷ giá ngoại tệ chuyển đổi bằng đồng Việt Nam cho 6 tháng đầu năm 2023 là: 23.606 đồng/USD (theo Thông báo số 16/BHXH-TST);
  • Từ 01/07/2023 tỷ giá ngoại tệ chuyển đổi bằng đồng Việt Nam cho 6 tháng cuối năm 2023 là: 23.800 đồng/USD (theo Thông báo số 3095/BHXH-TST).

Xem thêm: 

>> Mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng - Quy định, mức phạt;

>> Dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp - Từ 1.500.000 đồng.

III. Ví dụ về mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN

Chị A làm việc tại công ty từ tháng 1/2023, mức lương đóng BHXH của chị là 6.000.000 đồng/tháng. Dựa theo mức tỷ lệ trích nộp BHXH do nhà nước quy định thì số tiền đóng BHXH hàng tháng của công ty và chị A như sau:

  • Trích từ chi phí của doanh nghiệp là 21,5% = 6.000.000 x 21,5% = 1.290.000 đồng;
  • Trích từ lương của chị A là 10,5% = 6.000.000 x 10,5% = 630.000 đồng.

IV. Các câu hỏi thường gặp về mức lương tham gia BHXH, BHYT, BHTN

1. Doanh nghiệp phải đóng BHXH cho ai?

Có 4 nhóm đối tượng mà doanh nghiệp bắt buộc phải đóng BHXH cho họ, gồm:

  • Người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn làm việc từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn làm việc từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng;
  • Người lao động là công dân người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và có giấy phép lao động cho người nước ngoài hoặc chứng chỉ ngành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

>> Tham khảo thêm: Dịch vụ làm giấy phép lao động (work permit).

2. Doanh nghiệp có bắt buộc phải đăng ký BHXH không?

Đăng ký BHXH là trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi sử dụng lao động. Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký BHXH lần đầu trong vòng 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp ký kết hợp đồng lao động hoặc tuyển dụng với người lao động.

3. Doanh nghiệp không đóng BHXH cho người lao động bị phạt như thế nào?

  • Trường hợp doanh nghiệp không đóng BHXH, BHTN cho toàn bộ người lao động thì mức phạt tiền sẽ là từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm doanh nghiệp bị lập biên bản vi phạm hành chính;
  • Trường hợp doanh nghiệp không đóng cho một số trường hợp riêng lẻ thì bị phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN.

>> Tham khảo thêm: Quy định thời hạn đóng BHXH của doanh nghiệp.

4. Hồ sơ đăng ký BHXH lần đầu cho doanh nghiệp, cần nộp những gì?

Thành phần hồ sơ nộp gồm có:

  • Mẫu TK3-TS và mẫu D02-LT (doanh nghiệp khai);
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Hợp đồng lao động;
  • Mẫu TK1-TS (người lao động khai).

>> Tham khảo chi tiết: Thủ tục đăng ký BHXH lần đầu cho doanh nghiệp.

Thu Hường - Phòng Kế toán Anpha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH