6 quyền lợi và các mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mới

BHXH tự nguyện là gì? Bảo hiểm tự nguyện có mấy chế độ? 6 quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì? Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?

  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH tự nguyện) là chế độ BHXH được nhà nước bảo hộ và do cơ quan BHXH thực hiện. Người lao động tham gia BHXH tự nguyện được quyền lựa chọn phương thức, mức đóng sao cho phù hợp với thu nhập của mình;
  • Việc tham gia bảo hiểm xã hội này là hoàn toàn tự nguyện, người lao động có thể lựa chọn tham gia hoặc không tham gia;
  • Công dân từ đủ 15 tuổi trở lên, không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và không hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng đều có thể tham gia BHXH tự nguyện (căn cứ Khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025).

Xem thêm: 

>> Các đối tượng không cần đóng BHXH bắt buộc;

>> Phân biệt BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc.

BHXH tự nguyện gồm những chế độ nào?

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, BHXH tự nguyện gồm 2 chế độ: 

  1. Chế độ hưu trí;
  2. Chế độ tử tuất. 

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, từ 01/07/2025 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng 3 chế độ:

  1. Chế độ hưu trí;
  2. Chế độ tử tuất;
  3. Chế độ thai sản;
  4. Bảo hiểm tai nạn lao động (*).

Có thế thấy, so với chế độ BHXH bắt buộc thì chế độ BHXH tự nguyện sẽ không được hưởng chế độ ốm đau. Tuy nhiên, việc tham gia BHXH tự nguyện cũng mang lại nhiều quyền lợi cho người tham gia khi về già, chẳng hạn như được nhận lương hưu hàng tháng, được cấp thẻ BHYT miễn phí và hưởng 95% chi phí khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập trong suốt thời gian nhận lương hưu…

Lưu ý:
(*) Theo Điều 6 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 thì người lao động sẽ được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện nếu đóng thêm mức phí của bảo hiểm này. Theo đó, người tham gia BHXH tự nguyện muốn được hưởng trợ cấp từ bảo hiểm tai nạn lao động sẽ phải đóng thêm phí bảo hiểm này.

Tham khảo: 

>> Bảo hiểm tự nguyện có mấy chế độ?;

>> 15 điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2024;

>> 5 chế độ, quyền lợi khi tham gia đóng BHXH bắt buộc;

>> Các quyền lợi khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.

6 quyền lợi tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện - Cập nhật mới nhất

Khi tham gia BHXH tự nguyện, người lao động sẽ nhận được 6 quyền lợi sau: 

1. Hưởng chế độ hưu trí

1.1. Điều kiện hưởng lương hưu

Người lao động được hưởng lương hưu hằng tháng khi tham gia BHXH tự nguyện nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:

  • Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP, cụ thể năm 2025 độ tuổi nghỉ hưu của lao động nữ và lao động nam trong điều kiện làm việc bình thường được quy định như sau:
    • Nam đủ 61 tuổi 3 tháng;
    • Nữ đủ 56 tuổi 8 tháng.
  • Có đủ từ 15 năm trở lên đóng bảo hiểm xã hội (*).

Lưu ý:

(*) Áp dụng từ 01/07/2025 theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Trước kia theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động phải có đủ từ 20 năm trở lên đóng BHXH. Tuy nhiên, nếu người lao động tham gia BHXH tự nguyện đã đủ điều kiện về tuổi nhưng chưa đóng đủ 15 năm thì được tiếp tục đóng bảo hiểm cho đến khi đủ 15 năm để được hưởng lương hưu hàng tháng.

Xem chi tiết:

>> Điều kiện hưởng chế độ hưu trí;

>> Lộ trình tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường.

1.2. Mức hưởng lương hưu hàng tháng 

Mức lương hưu hàng tháng của người lao động tham gia BHXH tự nguyện được tính như sau:

Mức lương hưu hàng tháng

=

Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hàng tháng

x

Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó:

Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hàng tháng được xác định như sau:

➤ Đối với lao động nam:

  • Trước 01/07/2025: 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tương ứng với 20 năm đóng BHXH. Sau đó, cứ mỗi năm đóng BHXH cộng thêm 2%, mức hưởng tối đa bằng 75%;
  • Từ 01/07/2025:
    • 40% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH nếu đóng BHXH từ đủ 15 năm - dưới 20 năm. Sau đó cứ mỗi năm đóng BHXH cộng thêm 1%;
    • 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH nếu đóng BHXH từ 20 năm trở lên. Sau đó, cứ mỗi năm cộng thêm 2%, mức hưởng tối đa bằng 75%.

➤ Đối với lao động nữ: 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó, cứ mỗi năm đóng BHXH tính thêm 2%, mức hưởng tối đa bằng 75%.

Lưu ý:

Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hàng tháng từ năm 2014 - 2018 và từ năm 2018 - 2025 ở lao động nam và lao động nữ sẽ có sự khác nhau, cụ thể như sau:

  • Từ 2014 - 2018 cứ mỗi năm đóng BHXH thì người lao động nam cộng thêm 2%, lao động nữ cộng thêm 3%;
  • Từ 2018 - trước ngày 01/07/2025 cứ mỗi năm đóng BHXH thì lao động nam và nữ đều cộng thêm 2%;
  • Từ ngày 01/07/2025, cứ mỗi năm đóng BHXH thì:
    • Lao động nữ cộng thêm 2%; 
    • Lao động nam cộng thêm 1% nếu đóng BHXH từ đủ 15 năm - dưới 20 năm hoặc được cộng thêm 2% nếu đóng BHXH từ 20 trở lên. 

Xem thêm:

>> Lịch chi trả lương hưu hàng tháng;

>> Điều kiện, mức hưởng chế độ hưu trí BHXH bắt buộc.

2. Hưởng chế độ tử tuất 

2.1. Trợ cấp mai táng

➤ Điều kiện hưởng trợ cấp mai táng

Người tham gia BHXH tự nguyện qua đời thì người thân (người lo mai táng) sẽ được nhận trợ cấp mai táng nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

  • Người lao động qua đời đã đóng BHXH từ đủ 60 tháng trở lên;
  • Người lao động qua đời đang hưởng lương hưu, tạm dừng hưởng lương hưu.

➤ Mức hưởng trợ cấp mai táng

Mức hưởng trợ cấp mai táng khi tham gia BHXH tự nguyện bằng 10 lần mức lương cơ sở (*).

Mức trợ cấp mai táng

=

10

x

Mức lương cơ sở

(*): Từ ngày 01/07/2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.

Xem thêm: 

>> Điều kiện hưởng chế độ tử tuất;

>> Quy định về mức lương cơ sở - Cập nhật liên tục.

2.2. Trợ cấp tuất

Người tham gia BHXH tự nguyện qua đời thì người thân sẽ không được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng mà chỉ nhận trợ cấp tuất 1 lần.

➤ Điều kiện hưởng trợ cấp tuất 1 lần

Người tham gia BHXH tự nguyện khi qua đời thì người thân (người lo mai táng) sẽ nhận được trợ cấp tuất 1 lần nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

  • Người lao động đã mất đang đóng BHXH;
  • Người lao động đã mất đang bảo lưu thời gian đóng BHXH;
  • Người lao động đã mất đang hưởng lương hưu.

➤ Mức trợ cấp tuất 1 lần

Điều kiện hưởng trợ cấp tuất

Mức hưởng trợ cấp tuất

NLĐ đã mất đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH

Mức hưởng trợ cấp tuất 1 lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

  • Trước năm 2014: 1,5 lần MBQTL tháng đóng BHXH
  • Từ sau năm 2014: 2 lần MBQTL tháng đóng BHXH (*)

NLĐ đã mất đang hưởng lương hưu

  • Trường hợp qua đời trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì mức trợ cấp 1 lần bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng
  • Trường hợp qua đời sau 2 tháng đầu trở đi, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu

Lưu ý:

(*) Nếu người lao động có đồng thời thời gian đóng BHXH trước năm 2014 bị lẻ tháng và sau năm 2014 thì chuyển những tháng lẻ này sang giai đoạn từ sau 2014.

1) Trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ 1 năm thì:

  • Mức trợ cấp trợ tuất 1 lần bằng số tiền đã đóng;
  • Mức trợ cấp tuất tối đa bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

2) Trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH bắt buộc và cả BHXH tự nguyện thì mức hưởng trợ cấp tuất 1 lần tối thiểu bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH.

>> Tìm hiểu thêm: Quy định chế độ tử tuất BHXH bắt buộc.

3. Hưởng chế độ thai sản BHXH tự nguyện

Như Anpha chia sẻ phần trên, theo quy định tại Điểm a Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, từ ngày 01/07/2025 người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng thêm chế độ thai sản. Cụ thể:

3.1. Điều kiện hưởng trợ cấp thai sản

Theo Điều 94 Bảo hiểm xã hội 2024, lao động nữ sinh con và lao động nam có vợ sinh con sẽ được hưởng trợ cấp thai sản nếu:

  • Có thời gian đóng BHXH tự nguyện từ đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con;
  • Có tổng thời gian vừa tham gia BHXH tự nguyện vừa tham gia BHXH bắt buộc từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.

3.2. Mức hưởng trợ cấp thai sản

  • Mức hưởng trợ cấp thai sản khi tham gia BHXH tự nguyện là 2 triệu đồng dành cho:
    • Mỗi con được sinh ra;
    • Mỗi thai nhi từ 22 tuần tuổi trở lên chết trong tử cung;
    • Thai chết khi chuyển dạ.
  • Lao động nữ là người dân tộc thiểu số hoặc là dân tộc Kinh nhưng có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo sẽ được hưởng thêm các chính sách hỗ trợ khác theo quy định của Chính phủ khi sinh con.

>> Xem thêm: Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản.

4. Hưởng trợ cấp BHXH 1 lần

4.1. Điều kiện hưởng BHXH tự nguyện 1 lần

Trước ngày 01/07/2025, người tham gia BHXH tự nguyện nếu có yêu cầu thì sẽ được nhận BHXH 1 lần, tuy nhiên phải đảm bảo thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Ra nước ngoài để định cư;
  • Người lao động tham gia BHXH tự nguyện sau 1 năm thì không tiếp tục đóng BHXH nhưng chưa đủ 20 năm;
  • Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đóng BHXH đủ 20 năm và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
  • Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: bại liệt, ung thư, phong, lao nặng, nhiễm HIV chuyển sang AIDS, xơ gan cổ chướng và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Từ ngày 01/07/2025, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định các trường hợp được hưởng BHXH tự nguyện 1 lần gồm:

  • Ra nước ngoài để định cư;
  • Người khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
  • Người lao động đã tham gia BHXH trước ngày 01/07/2025, nhưng sau 12 tháng không tiếp tục đóng và chưa đóng BHXH đủ 20 năm;
  • Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đóng BHXH đủ 15 năm và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện (*);
  • Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: bại liệt, ung thư, phong, lao nặng, nhiễm HIV chuyển sang AIDS, xơ gan cổ chướng và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Chú thích:

(*) Theo Khoản 1 Điều 23 Luật BHXH 2024, nếu người lao động trong trường hợp này không rút BHXH 1 lần thì có thể nhận trợ cấp hằng tháng.

>> Tìm hiểu thêm: Đóng bảo hiểm xã hội 20 năm có được rút BHXH 1 lần không.

4.2. Mức hưởng BHXH 1 lần

Mức hưởng BHXH 1 lần đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

  • Trước năm 2014: 1,5 lần MBQTL tháng đóng BHXH;
  • Từ sau năm 2014: 2 lần MBQTL tháng đóng BHXH (*).

Cụ thể:

Mức hưởng BHXH 1 lần

=

(1,5 x MBQTN x Thời gian tham gia BHXH trước năm 2014)

+

(2 x MBQTN x Thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)

Lưu ý:

(*) Nếu người lao động có đồng thời thời gian đóng BHXH trước năm 2014 bị lẻ tháng và sau năm 2014 thì chuyển những tháng lẻ này sang giai đoạn từ sau 2014 để tính mức hưởng BHXH 1 lần.

1) Trường hợp, người lao động có thời gian đóng BHXH tự nguyện chưa đủ 1 năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 2 lần mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

2) Mức hưởng BHXH 1 lần của người tham gia BHXH tự nguyện không bao gồm số tiền nhà nước đã hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện (trừ trường hợp người tham gia bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định của Bộ Y tế).

---------

Đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện đang hưởng lương hưu hàng tháng ra nước ngoài định cư thì mức hưởng trợ cấp BHXH 1 lần được tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Trong đó:

  • Mỗi năm đóng BHXH trước năm 2014 được tính bằng 1,5 tháng lương hưu đang hưởng;
  • Mỗi năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi được tính bằng 2 tháng lương hưu đang hưởng;
  • Sau đó, mỗi tháng đã hưởng lương hưu thì mức trợ cấp 1 lần trừ 0,5 tháng lương hưu. Mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng.

Xem thêm: 

>> Thủ tục nhận BHXH 1 lần;

>> Bảng tính tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần 2025.

5. Hưởng chế độ BHYT từ BHXH tự nguyện

Người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí trong suốt quá trình hưởng lương hưu với mức hưởng chi phí khám chữa bệnh là 95% tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập.

>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn 3 cách đi khám bệnh không cần thẻ BHYT.

6. Được bảo lưu thời gian đóng BHXH, tạm dừng và hưởng tiếp lương hưu

6.1. Điều kiện được bảo lưu đóng BHXH tự nguyện

  • Người lao động dừng đóng BHXH tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định hiện hành;
  • Người lao động chưa nhận BHXH 1 lần hoặc chưa hưởng trợ cấp hằng tháng.

Xem thêm:

>> Điều kiện hưởng chế độ hưu trí;

>> Chế độ hưu trí hàng tháng;

>> Điều kiện hưởng BHXH 1 lần.

6.2. Điều kiện được tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng

Các đối tượng dưới đây sẽ được tạm dừng đóng BHXH tự nguyện, được tiếp tục nhận lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng, cụ thể:

  • Người tham gia BHXH bị dừng hưởng lương, trợ cấp BHXH hàng tháng do bị Tòa án tuyên bố mất tích, sau đó được Tòa hủy quyết định tuyên bố mất tích;
  • Người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hàng tháng bị tạm dừng hưởng do Tòa án tuyên bố mất tích, sau đó Tòa tuyên bố là đã chết (*).
  • Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng có thời gian gián đoạn chưa nhận lương hưu, trợ cấp;
  • Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua đời trong thời gian gián đoạn mà chưa nhận lương hưu, trợ cấp (**);

Lưu ý:

Số tiền lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng được nhận là số tiền của những tháng chưa nhận, không bao gồm tiền lãi.

(*): Trường hợp này, người thân không được nhận tiền lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hàng tháng;

(**): Trường hợp này, người thân của người tham gia BHXH sẽ thay mặt người mất nhận tiền lương hưu và trợ cấp BHXH.

Quy định các mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Phương thức đóng BHXH tự nguyện

Trước ngày 01/07/2025, người tham gia BHXH tự nguyện có thể lựa chọn một trong 3 phương thức đóng BHXH sau đây:

  • Đóng định kỳ:
    • Hàng tháng;
    • 3 tháng một lần;
    • 6 tháng một lần;
    • 12 tháng một lần.
  • Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm/lần;
  • Đóng một lần cho những năm còn thiếu nhưng không quá 10 năm để đủ điều kiện hưởng lưu hưu (đối với người tham gia BHXH đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng còn thiếu thời gian đóng BHXH).

Từ ngày 01/07/2025, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đã sửa đổi quy định về phương thức đóng BHXH tự nguyện, cụ thể:

  • Đóng định kỳ:
    • Hàng tháng;
    • 3 tháng một lần;
    • 6 tháng một lần;
    • 12 tháng một lần.
  • Đóng một lần cho nhiều năm sau với mức thấp hơn so với mức đóng 22%;
  • Đóng một lần cho những năm còn thiếu để đủ điều kiện nhận lương hưu với mức đóng cao hơn mức đóng 22%.

Tóm lại: 

Theo luật mới thì phương thức đóng định kỳ vẫn giữ nguyên, nhưng phương thức đóng BHXH 1 lần cho nhiều năm và đóng 1 lần cho những năm còn thiếu không còn giới hạn về thời gian đóng và có thêm ràng buộc về mức đóng.

>> Xem thêm: Hướng dẫn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện online - trực tiếp.

2. Mức đóng BHXH tự nguyện năm 2025

Công thức tính mức đóng BHXH tự nguyện năm 2025 được quy định như sau:

Mức đóng hàng tháng

=

22%

x

Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn (1)

-

Mức nhà nước hỗ trợ đóng (2)

Trong đó:

(1) Mức thu nhập đóng BHXH sẽ do người lao động tự chọn nhưng phải đảm bảo:

  • Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện thấp nhất phải bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn hiện tại là 1.500.000 đồng/người/tháng);
  • Mức cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ cơ: 36.000.000 đồng (mức lương cơ sở từ ngày 01/07/2023 là: 1.800.000 đồng/tháng).

(2) Mức nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện được tính theo tỷ lệ % trên mức đóng BHXH hàng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn trong thời gian tối đa 10 năm.

Số tiền nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện

=

k

x

22%

x

CN

Trong đó:

  • k: tỷ lệ % hỗ trợ của nhà nước (tùy thuộc vào người tham gia thuộc hộ nghèo, cận nghèo hay đối tượng khác mà sẽ có tỷ lệ % tương ứng);
  • CN: mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn tại thời điểm đóng.

Từ công thức trên, bạn có thể tính được số tiền nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện như bảng dưới đây:

Người tham gia

Tỷ lệ % nhà nước hỗ trợ

(k)

Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn

(CN)

Số tiền nhà nước hỗ trợ

Thuộc hộ nghèo

30%

1.500.000 đồng

99.000 đồng/tháng

Thuộc hộ cận nghèo

25%

1.500.000 đồng

82.500 đồng/tháng

Đối tượng khác

10%

1.500.000 đồng

33.000 đồng/tháng

Như vậy:

➤ Mức đóng thấp nhất mà người tham gia BHXH tự nguyện phải nộp:

Người tham gia

Mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất

Thuộc hộ nghèo

231.000 đồng/tháng (22% x 1.500.000 - 99.000)

Thuộc hộ cận nghèo

247.500 đồng/tháng (22% x 1.500.000 - 82.500)

Đối tượng khác

297.000 đồng/tháng (22% x 1.500.000 - 33.000)

➤ Mức đóng cao nhất mà người tham gia BHXH tự nguyện phải nộp:

Người tham gia

Mức đóng BHXH tự nguyện cao nhất

Thuộc hộ nghèo

7.821.000 đồng/tháng (22% x 36.000.000 - 99.000)

Thuộc hộ cận nghèo

7.837.500 đồng/tháng (22% x 36.000.000 - 82.500)

Đối tượng khác

7.887.000 đồng/tháng (22% x 36.000.000 - 33.000)

 

Câu hỏi thường gặp về quyền lợi tham gia BHXH tự nguyện

1. Những quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?

Tham gia BHXH tự nguyện, bạn sẽ có được 6 quyền lợi sau:

  • Hưởng chế độ hưu trí;
  • Hưởng chế độ tử tuất;
  • Hưởng chế độ thai sản;
  • Hưởng trợ cấp BHXH 1 lần;
  • Hưởng chế độ BHYT;
  • Được bảo lưu thời gian đóng BHXH, tạm dừng và hưởng tiếp lương hưu.

>> Xem chi tiết: 6 quyền lợi khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

2. Đóng BHXH tự nguyện có được hưởng thai sản không?

Có. Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024, từ ngày 01/07/2025 người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng thêm chế độ thai sản.

>> Xem chi tiết: Hưởng chế độ thai sản từ BHXH tự nguyện.

3. Điều kiện hưởng BHXH 1 lần từ ngày 01/07/2025 như thế nào?

  • Từ ngày 01/07/2025, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định các trường hợp được hưởng BHXH tự nguyện 1 lần gồm:
  • Ra nước ngoài để định cư;
  • Người khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
  • Người lao động đã tham gia BHXH trước ngày 01/07/2025, nhưng sau 12 tháng không tiếp tục đóng và chưa đóng BHXH đủ 20 năm;
  • Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đóng BHXH đủ 15 năm và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện ;
  • Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: bại liệt, ung thư, phong, lao nặng, nhiễm HIV chuyển sang AIDS, xơ gan cổ chướng và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

>> Xem chi tiết: Điều kiện hưởng BHXH 1 lần.

4. Mua bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu?

Nếu bạn có nhu cầu mua BHXH tự nguyện thì liên hệ cơ quan BHXH tại nơi cư trú (tạm trú hoặc thường trú) hoặc các đại lý thu BHXH (UBND xã, phường, thị trấn, bưu điện) để được hướng dẫn về thủ tục, phương thức đóng và lựa chọn mức đóng BHXH sao cho phù hợp với thu nhập của bản thân.

Có thể bạn cần:

>> Hướng dẫn cách đóng BHXH tự nguyện;

>> Hướng dẫn cách mua BHYT hộ gia đình.

5. Chế độ tử tuất của BHXH tự nguyện gồm quyền lợi gì?

Người lao động tham gia BHXH tự nguyện sau khi qua đời thì người thân sẽ được hưởng trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất 1 lần.

>> Xem chi tiết: Hưởng chế độ tử tuất khi tham gia BHXH tự nguyện.

6. Các phương thức tham gia BHXH tự nguyện?

Người tham gia BHXH tự nguyện có thể lựa chọn một trong các phương thức đóng BHXH sau:

  • Đóng định kỳ: hàng tháng, 3 tháng/lần, 6 tháng/lần hoặc 12 tháng/lần;
  • Đóng một lần cho nhiều năm về sau;
  • Đóng một lần cho những năm còn thiếu (đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu).

>> Xem chi tiết: Phương thức đóng BHXH tự nguyện.

Gọi cho chúng tôi theo số 0901 042 555 (Miền Bắc) - 0939 356 866 (Miền Trung) - 0902 602 345 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

2 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH