
7 quyền lợi khi mua bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện. Điều kiện, hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, thủ tục hưởng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
Với những người lao động thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc thì trong thời gian tham gia bảo hiểm sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi của chế độ tai nạn lao động (bảo hiểm TNLĐ), bệnh nghề nghiệp.
Vậy với những người lao động tự do, freelancer… khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện có được hưởng đầy đủ các quyền lợi đó không? Theo dõi bài viết sau đây của Anpha để hiểu rõ hơn.
Theo quy định tại Điều 4 và Điều 32 Nghị định 143/2024/NĐ-CP, người lao động tham gia bảo hiểm lao động tự nguyện sẽ được hưởng 7 quyền lợi quan trọng sau đây:
- Được hưởng các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện gồm:
- Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội;
- Quyền lợi bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện sẽ được giải quyết đầy đủ và kịp thời thông qua 1 trong các hình thức sau đây:
- Nhận trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc qua đơn vị được ủy quyền chi trả;
- Thực hiện chi trả qua tài khoản ngân hàng của người lao động.
- Được phép ủy quyền cho người khác nhận trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện;
- Nhận đầy đủ thông tin về quá trình đóng và hưởng bảo hiểm xã hội từ cơ quan bảo hiểm;
- Được nhà nước hỗ trợ một phần chi phí đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo quy định của pháp luật;
- Được quyền khiếu nại, tố cáo và khởi kiện liên quan đến bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Tham khảo thêm:
>> 6 quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
>> Quyền lợi khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 143/2024/NĐ-CP, để được hưởng các quyền lợi của chế độ bảo hiểm TNLĐ tự nguyện kể trên, người lao động có tham gia bảo hiểm phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Tai nạn xảy ra trong quá trình tham gia bảo hiểm tai nạn lao động và được xác định có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên;
- Không thuộc 1 trong các trường hợp sau:
- Tai nạn xuất phát từ mâu thuẫn riêng giữa nạn nhân và người gây tai nạn, không liên quan đến công việc và nhiệm vụ lao động;
- Người lao động tự hủy hoại sức khỏe bản thân một cách có chủ đích;
- Sử dụng chất ma túy hoặc chất gây nghiện trái pháp luật.
>> Tham khảo thêm: Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động - trong BHXH bắt buộc.
Hồ sơ và thủ tục hưởng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
Tùy trường hợp là người lao động làm hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ tự nguyện lần đầu hay làm bổ sung mà chuẩn bị bộ hồ sơ tương ứng.
➧ Trường hợp 1: Đề nghị hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện lần đầu
Hồ sơ hưởng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Giấy xuất viện hoặc bản sao sau khi điều trị nội trú do tai nạn lao động;
- Biên bản thể hiện mức suy giảm khả năng lao động từ Hội đồng giám định y khoa;
- Biên bản điều tra tai nạn lao động;
- Giấy đề nghị giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động;
- Hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí giám định mức suy giảm khả năng lao động (bản gốc).
Lưu ý:
Trường hợp người lao động qua đời do tai nạn lao động thì bổ sung 1 trong 4 giấy tờ sau:
- Giấy chứng tử (bản sao);
- Trích lục khai tử;
- Giấy báo tử;
- Bản sao quyết định tuyên bố đã chết của Tòa án.
➧ Trường hợp 2: Đề nghị bổ sung chế độ do kết quả giám định lại làm tăng mức suy giảm khả năng lao động theo quy định tại Điều 22 Nghị định 143/2024/NĐ-CP
Hồ sơ bổ sung chế độ tai nạn lao động tự nguyện gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Biên bản thể hiện mức suy giảm khả năng lao động từ Hội đồng giám định y khoa;
- Giấy đề nghị giải quyết bổ sung chế độ tai nạn lao động;
- Hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí giám định mức suy giảm khả năng lao động (bản gốc).
2. Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động tự nguyện
Sau khi chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ tai nạn rủi ro tương ứng với các trường hợp phía trên, bạn tiến hành các bước sau:
➧ Bước 1: Nộp hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động hoặc hồ sơ bổ sung chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện cho cơ quan bảo hiểm theo thời gian sau đây:
- Trường hợp người lao động suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động: Nộp hồ sơ trong vòng 30 ngày, kể từ ngày có biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;
- Trường hợp người lao động qua đời do tai nạn lao động: Nộp hồ sơ trong vòng 90 ngày, kể từ ngày người lao động qua đời.
➧ Bước 2: Cơ quan bảo hiểm sẽ giải quyết hồ sơ trong vòng 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối giải quyết, cơ quan bảo hiểm sẽ thông báo bằng văn bản kèm lý do.
➧ Bước 3: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
Tham khảo thêm:
>> Hướng dẫn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện;
>> Thủ tục - hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động - trong BHXH bắt buộc.
>> Thủ tục giám định thương tật tai nạn lao động lần đầu;
>> Hướng dẫn cách làm hồ sơ xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.
Các câu hỏi liên quan đến quy định về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Quyền lợi khi mua bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện là gì?
Tham gia tai nạn lao động tự nguyện, bạn sẽ có được 7 quyền lợi sau:
- Được hưởng các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động;
- Được cấp và quản lý sổ BHXH;
- Quyền lợi BHTNLĐ tự nguyện sẽ được giải quyết đúng đủ và kịp thời;
- Được phép uỷ quyền cho người khác nhận trợ cấp bảo hiểm;
- Nhận đầy đủ thông tin về quá trình đóng và hưởng BHXH;
- Được nhà nước hỗ trợ một phần chi phí đóng bảo hiểm;
- Được quyền khiếu nại, tố cáo và khởi kiện liên quan đến BHXH.
>> Xem chi tiết: 7 quyền lợi khi mua bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
2. Để được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện cần đáp ứng điều kiện gì?
Điều kiện hưởng bảo hiểm TNLĐ tự nguyện gồm:
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn trong quá trình tham gia bảo hiểm;
- Tai nạn không xuất phát từ mâu thuẫn riêng giữa nạn nhân và người gây tai nạn;
- Tai nạn có liên quan đến công việc và nhiệm vụ lao động;
- Người lao động không tự hủy hoại sức khỏe bản thân;
- Người lao động không sử dụng chất ma túy hoặc chất gây nghiện trái pháp luật.
>> Xem chi tiết: Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
3. Suy giảm khả năng lao động bao nhiêu % thì được hưởng bảo hiểm TNLĐ tự nguyện?
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn trong quá trình tham gia bảo hiểm sẽ được hưởng trợ cấp bảo hiểm TNLĐ tự nguyện.
>> Xem chi tiết: Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
4. Mức suy giảm khả năng lao động tăng khi giám định lại thì có được trợ cấp thêm không?
Có. Nếu kết quả giám định tăng mức suy giảm khả năng lao động so với mức giám định lần đầu đã được hưởng trợ cấp thì người lao động sẽ được hưởng thêm mức trợ cấp tai nạn lao động tương ứng với tỷ lệ tăng thêm.
5. Hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ tự nguyện do tăng mức suy giảm khả năng lao động thế nào?
Hồ sơ bổ sung trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện do tăng mức suy giảm khả năng lao động gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Biên bản thể hiện mức suy giảm khả năng lao động do Hội đồng giám định y khoa giám định;
- Giấy đề nghị giải quyết bổ sung chế độ tai nạn lao động;
- Hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí giám định mức suy giảm khả năng lao động (bản gốc).
>> Xem chi tiết: Hồ sơ bổ sung chế độ bảo hiểm TNLĐ tự nguyện.
Gọi cho chúng tôi theo số 0901 042 555 (Miền Bắc) - 0939 356 866 (Miền Trung) - 0902 602 345 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT