Hồ sơ, thủ tục giám định thương tật tai nạn lao động lần đầu

Giám định thương tật tai nạn lao động là gì? Thủ tục, hồ sơ giám định thương tật tai nạn lao động lần đầu như thế nào? Chi phí giám định thương tật do ai trả? Anpha sẽ giải đáp cho bạn trong bài viết dưới đây.

Giám định thương tật tai nạn lao động là gì?

1. Giám định thương tật là gì?

Giám định thương tật (hay giám định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể) là quá trình xác định, đánh giá và thực hiện phân tích các tổn thương trên cơ thể của người được giám định để tìm hiểu nguyên nhân gây thương tích, tính chất và mức độ nghiêm trọng của thương tích.

2. Thế nào là tai nạn lao động?

Tai nạn lao động là tai nạn khiến người lao động tử vong hoặc bị tổn thương đến bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể. Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động.

Như vậy, giám định thương tật tai nạn lao động là hoạt động xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể cho người bị tai nạn lao động. Kết quả giám định thương tật chính là căn cứ để người lao động tham gia BHXH được hưởng chế độ tai nạn lao động và yêu cầu người sử dụng lao động trợ cấp hoặc bồi thường.

>> Xem thêm: Cách tính trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Hướng dẫn thủ tục giám định thương tật tai nạn lao động

1. Hồ sơ giám định thương tật tai nạn lao động

Bộ hồ sơ yêu cầu giám định thương tật tai nạn lao động gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy giới thiệu do người sử dụng lao động cung cấp (*);
  • Bản gốc hoặc bản sao chứng thực các giấy tờ sau:
    • Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế cấp (nơi cấp cứu, điều trị);
    • Biên bản điều tra tai nạn lao động;
    • Giấy ra viện hoặc bản tóm tắt hồ sơ bệnh án.
  • Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ giám định thương tật tai nạn lao động.

Lưu ý:

  • (*) Hoặc thay thế bằng giấy đề nghị giám định, nếu tại thời điểm yêu cầu khám giám định thương tích, người lao động không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động;
  • Trường hợp người lao động được giám định không có khả năng điều trị ổn định thì trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định;
  • Trường hợp người lao động không điều trị nội trú/ngoại trú, không có giấy ra viện hoặc hồ sơ bệnh án thì phải có giấy tờ khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm bị tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định;
  • Trường hợp người lao động không có CCCD, hộ chiếu (do bị mất hoặc giấy tờ hết hạn) thì phải có giấy xác nhận của công an cấp xã, có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh. Giấy xác nhận phải được cấp trong vòng 3 tháng tính tới thời điểm đề nghị giám định.
2. Quy trình giám định thương tật tai nạn lao động

Theo Quyết định 2285/QĐ-BYT, thủ tục giám định thương tật tai nạn lao động được thực hiện theo 2 bước sau đây:

➨ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Số lượng hồ sơ cần chuẩn bị: 1 bộ;
  • Người lao động và doanh nghiệp phối hợp chuẩn bị hồ sơ yêu cầu giám định thương tật tai nạn lao động như hướng dẫn ở trên.

➨ Bước 2: Nộp hồ sơ 

  • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Doanh nghiệp nộp hồ sơ yêu cầu giám định thương tật tai nạn lao động tới Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh;
  • Hình thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính.

➨ Bước 3: Tiến hành giám định y khoa

  • Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa xem xét và tổ chức khám giám định cho người lao động và ban hành biên bản giám định y khoa;
  • Quá thời gian trên, nếu cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa chưa ban hành biên bản giám định y khoa thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.

Chi phí giám định thương tật tai nạn lao động

Theo quy định tại Điều 42 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì chi phí khám giám định thương tật đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động sẽ do quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả.

Như vậy, cả người lao động và người sử dụng lao động đều không phải trả chi phí khám giám định thương tật tai nạn lao động lần đầu.

Mức phí giám định thương tật tai nạn lao động lần đầu tiên với các trường hợp thông thường được quy định tại Thông tư 243/2016/TT-BTC như sau:

STT

Nội dung

Mức thu

(đồng/trường hợp)

1

Khám lâm sàng phục vụ giám định y khoa

1.150.000

2

Khám cận lâm sàng phục vụ giám định y khoa

 
  • Ghi điện não đồ

155.000

  • Siêu âm 2D

150.000

  • Siêu âm 3D, 4D

250.000

  • Ghi điện tâm đồ

135.000

  • Chụp phim X-quang

165.000

  • Chụp CT Scanner

1.102.000

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)

1.702.000

  • Chụp cắt lớp 3D (MSCT)

2.772.000

  • Đo thông khí phổi

135.000

  • Đo điện cơ

185.000

3

Các xét nghiệm thường quy: 

  • Xét nghiệm công thức máu; 
  • Xét nghiệm máu về các chỉ số sinh hóa cơ bản (Glucose, Creatinin, Ure, axít Uric), điện giải đồ, nước tiểu 10 thông số, FT3, FT4, TSH.

135.000

4

Các xét nghiệm khác: 

  • Xét nghiệm 1 hoặc không quá 3 chỉ số sinh hóa đặc biệt, như: Globulin, Protein, Albumin, Cholesterol toàn phần, HbAlC, SGOT, SGPT, Triglycerit, HBsAg, HIV (test nhanh), αFP, PSA.T, PSA.F, HDL, LDL, Cho, PTH, CEA, Cyfra 21-1, LDH, AFP, HbeAg, Anti HBV, Anti HBE, Anti HCV, Pro BNP, Pro GRT, nghiệm pháp tăng đường huyết, xét nghiệm tim BK.

153.000

5

Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu

200.000

6

Đo thính lực đơn âm, đo phản xạ gân cơ bàn đạp, đo nhĩ lượng, đo âm ốc tai (OAE), đo điện thính giác thân não (ABR), đo đáp ứng trạng thái bền vững thính giác (ABSR).

500.000

 

Một số câu hỏi thường gặp về thủ tục giám định tai nạn lao động

1. Thế nào là giám định thương tật tai nạn lao động?

Giám định thương tật tai nạn lao động là hoạt động xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể cho người bị tai nạn lao động. Kết quả giám định thương tật chính là căn cứ để người lao động tham gia BHXH được hưởng chế độ tai nạn lao động và yêu cầu người sử dụng lao động trợ cấp hoặc bồi thường.

2. Giám định thương tật ở đâu?

Người lao động có thể thực hiện giám định thương tật tai nạn lao động tại Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.

3. Hồ sơ giám định thương tật tai nạn lao động gồm những gì?

Bộ hồ sơ yêu cầu giám định thương tật tai nạn lao động gồm có:

  • Giấy giới thiệu do người sử dụng lao động cung cấp hoặc giấy đề nghị giám định;
  • Bản chính hoặc bản sao chứng thực các giấy tờ sau:
    • Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế cấp (nơi cấp cứu, điều trị);
    • Biên bản điều tra tai nạn lao động;
    • Giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án.
  • Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.

>> Xem chi tiết: Hồ sơ giám định thương tật tai nạn lao động.

4. Chi phí giám định thương tật tai nạn lao động do ai chi trả?

Người lao động và người sử dụng lao động không phải trả chi phí khám giám định thương tật tai nạn lao động lần đầu, mà sẽ do quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả.

>> Xem chi tiết: Mức phí giám định thương tật tai nạn lao động lần đầu.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH