Thế nào là bệnh nghề nghiệp, ví dụ? Danh mục bệnh nghề nghiệp của Bộ Y tế. Quy định cách tính trợ cấp bệnh nghề nghiệp, hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.
Bệnh nghề nghiệp là gì?
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do người lao động phải làm việc trong môi trường độc hại (nhiều khói bụi, tiếng ồn, các chất độc hại, áp lực lao động…) hoặc do các yếu tố gây hại khác bắt nguồn từ điều kiện lao động của nghề nghiệp tác động đến sức khỏe người lao động.
Ví dụ bệnh nghề nghiệp:
Bạn làm việc trong một xưởng cơ khí, sửa chữa máy, thiết bị hay động cơ… và bạn thường xuyên phải tiếp xúc với các loại dầu mỡ như dầu hỏa, dầu nhờn, dầu mỡ bôi trơn động cơ. Theo thời gian, các vùng da tiếp xúc với dầu mỡ sẽ nổi các nốt sần dầu mỡ (hay còn được gọi là nốt dầu) thì đây chính là bệnh nốt dầu - một trong các loại bệnh nghề nghiệp.
>> Xem thêm: Tai nạn lao động là gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT và Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT, danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội bao gồm 35 loại bệnh thuộc 5 nhóm bệnh, cụ thể như sau:
➧ Nhóm 1 - Nhóm bệnh liên quan đến bụi phổi và phế quản
- Bệnh bụi phổi silic;
- Bệnh bụi phổi atbet (amiăng);
- Bệnh phổi bông;
- Bệnh viêm phế quản mạn tính;
- Bệnh bụi phổi than;
- Bệnh bụi phổi talc;
- Bệnh hen nghề nghiệp.
➧ Nhóm 2 - Nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm mangan và hợp chất mangan;
- Bệnh nhiễm thủy ngân và các hợp chất thủy ngân;
- Bệnh nhiễm độc do benzen và đồng đẳng benzen;
- Bệnh nhiễm nicotin nghề nghiệp;
- Bệnh nhiễm cadimi nghề nghiệp;
- Bệnh nhiễm asen và các chất asen nghề nghiệp;
- Bệnh nhiễm cacbonmonoxit nghề nghiệp;
- Bệnh nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp;
- Bệnh nhiễm chì và hợp chất chì;
- Bệnh nhiễm TNT (trinitrotoluen).
➧ Nhóm 3 - Nhóm bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý
- Bệnh phóng xạ nghề nghiệp;
- Bệnh điếc do tiếng ồn;
- Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ;
- Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân;
- Bệnh giảm áp;
- Bệnh đục thủy tinh thể nghề nghiệp.
➧ Nhóm 4 - Nhóm bệnh da nghề nghiệp
- Bệnh sạm da nghề nghiệp;
- Bệnh nốt dầu nghề nghiệp;
- Bệnh viêm da do tiếp xúc trực tiếp với crôm;
- Bệnh da do tiếp xúc với môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài;
- Bệnh da do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su.
➧ Nhóm 5 - Nhóm bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp
- Bệnh lao nghề nghiệp;
- Bệnh viêm gan virut B;
- Bệnh viêm gan virut C;
- Bệnh xoắn khuẩn (Leptospira);
- Bệnh ung thư trung biểu mô;
- Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro;
- Bệnh Covid 19 nghề nghiệp.
Nguyên tắc chẩn đoán, điều trị bệnh nghề nghiệp
Đối với NLĐ bị mắc bệnh nghề nghiệp thì việc chẩn đoán, điều trị, dự phòng cần được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
➧ Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp, NLĐ cần phải được:
- Điều trị theo quy trình của Bộ Y tế (*);
- Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố có hại gây nên bệnh nghề nghiệp đó;
- Điều trị, phục hồi chức năng và giám định mức suy giảm khả năng lao động để được hưởng chế độ bảo hiểm theo đúng với quy định của pháp luật hiện hành.
➧ Những bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định thì cần phải chuyển đi giám định ngay, bao gồm:
- Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn;
- Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân/rung cục bộ;
- Nhiễm độc mangan;
- Các bệnh bụi phổi (ngoại từ bệnh bụi phổi bông);
- Ung thư nghề nghiệp, ung thư do các bệnh nghề nghiệp.
➧ Đối với NLĐ được chẩn đoán mắc các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp, trong thời gian bảo đảm không nhất thiết phải xét nghiệm xác định chất độc trong cơ thể.
Lưu ý:
(*): Đối với nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp thì phải tiến hành thải độc, giải độc kịp thời.
-----
NLĐ bị mắc bệnh nghề nghiệp sẽ được hưởng các chế độ bệnh nghề nghiệp sau:
- Chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp từ quỹ bảo hiểm;
- Chế độ bệnh nghề nghiệp từ quỹ của NSDLĐ (cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi NLĐ đang làm việc).
Cụ thể về từng chế độ bạn đọc tiếp ở nội dung sau đây.
Căn cứ Khoản 1 Điều 46 Luật An toàn, vệ sinh lao động thì người lao động tham gia bảo hiểm bệnh nghề nghiệp sẽ được nhận trợ cấp từ quỹ bảo hiểm nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
1. Trợ cấp 1 lần
Trường hợp 1: NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% - 30%
Mức suy giảm khả năng lao động
|
Mức trợ cấp một lần
|
5%
|
5 lần mức lương cơ sở
|
Từ 6% - 30%
|
5 lần mức lương cơ sở + Mức trợ cấp thêm (*)
|
Ghi chú:
(*): Từ mức suy giảm 5%, NLĐ cứ suy giảm thêm 1% sẽ được nhận thêm 0,5% mức lương cơ sở.
➧ Công thức tính mức trợ cấp đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 6%:
Mức trợ cấp 1 lần
|
=
|
Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động
|
+
|
Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm TNLĐ - BNN
|
Cụ thể: Mức trợ cấp 1 lần = {5 x Lmin + (m - 5) x 0,5 x Lmin} + {0,5 x L + (t - 1) x 0,3 x L}
Trong đó:
- Lmin: Mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng trợ cấp 1 lần;
- m: Mức suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30);
- L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm TNLĐ - BNN;
- t: Tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm TNLĐ - BNN.
Ví dụ:
Anh A là thợ điện, chuyên lắp đặt hệ thống điện, nước trong các công trình xây dựng và anh A đã phải tiếp xúc nhiều với các chất hóa học, bụi, tia UV trong suốt một khoảng thời gian dài. Vì vậy, vào 25/08/2023, anh A được phát hiện mắc bệnh sạm da trong nghề xây dựng (hay còn được gọi là bệnh sạm da nghề nghiệp - thuộc nhóm 4 kể trên).
Anh A được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp là 6%. Tính đến thời điểm đó, anh A đã đóng bảo hiểm bệnh nghề nghiệp được 4 năm và mức lương đóng bảo hiểm bệnh nghề nghiệp tháng 7/2023 là 5.000.000đ. Mức lương cơ sở tại thời điểm đó là 1.800.000đ.
Vậy mức trợ cấp 1 lần của anh A được tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
5 x 1.800.000 + (6 - 5) x 0,5 x 1.800.000 = 9.900.000 đồng.
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm bệnh nghề nghiệp:
0,5 x 5.000.000 + (4 - 1) x 0,3 x 5.000.000 = 7.000.000 đồng.
- Mức trợ cấp 1 lần của anh A là: 9.900.000 + 7.000.000 = 16.900.000 đồng.
➧ Ngoài ra, NLĐ sẽ được hưởng trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm TNLĐ - bệnh nghề nghiệp như sau:
- Từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 tháng;
- Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm sẽ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề tháng bị mắc bệnh nghề nghiệp.
Trường hợp 2: NLĐ qua đời do mắc bệnh nghề nghiệp
Đối với NLĐ bị bệnh nghề nghiệp và thuộc 1 trong các trường hợp sau:
- NLĐ qua đời do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc;
- NLĐ qua đời trong thời gian điều trị bệnh nghề nghiệp lần đầu;
- NLĐ qua đời trong thời gian điều trị bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.
Người thân của NLĐ đó sẽ được hưởng các mức trợ cấp, bảo hiểm bệnh nghề nghiệp tại tháng NLĐ qua đời, gồm:
- Trợ cấp 1 lần bằng 36 lần mức lương cơ sở;
- Trợ cấp chế độ tử tuất: Trợ cấp mai táng với mức trợ cấp bằng 10 lần mức lương cơ sở.
>> Xem chi tiết: Mức hưởng chế độ tử tuất.
2. Trợ cấp hằng tháng - suy giảm khả năng lao động từ 31%
➧ NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên sẽ được hưởng 1 khoản trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm TNLĐ - BNN như sau:
- Từ 1 năm trở xuống được tính 0,5%;
- Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm sẽ được tính thêm 0,3% mức tiền lương của tháng bị mắc bệnh nghề nghiệp.
➧ Cùng với đó, NLĐ sẽ được nhận thêm mức trợ cấp hằng tháng tương ứng với mức suy giảm khả năng lao động được quy định như sau:
Mức suy giảm khả năng lao động
|
Mức trợ cấp hằng tháng
|
31%
|
30% mức lương cơ sở
|
Từ 32% trở lên
|
30% mức lương cơ sở + Mức trợ cấp thêm (*)
|
Ghi chú:
(*): Từ mức suy giảm 31%, NLĐ bị suy giảm thêm 1% thì sẽ được nhận thêm 2% mức lương cơ sở.
➧ Công thức tính mức trợ cấp hằng tháng đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 32% trở lên:
Mức trợ cấp hằng tháng
|
=
|
Mức trợ cấp tính theo mức
suy giảm khả năng lao động
|
+
|
Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm TNLĐ - BNN
|
Cụ thể:
Mức trợ cấp hằng tháng = {0,3 x Lmin + (m - 31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t - 1) x 0,003 x L}
Trong đó:
- Lmin: Mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng trợ cấp hàng tháng bệnh nghề nghiệp;
- m: Mức suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100);
- L: Mức lương đóng bảo hiểm vào quỹ TNLĐ - BNN;
- t: Tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp.
Ví dụ:
Anh N là nhân viên làm việc tại xưởng sản xuất ngũ cốc. Do tính chất công việc, anh N thường xuyên phải tiếp xúc, hít phải bụi trong môi trường làm việc. Đó chính là nguyên nhân khiến anh N được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn công nghiệp (hay còn gọi là bệnh hen nghề nghiệp - thuộc nhóm 1 kể trên) vào ngày 21/03/2024.
Anh N được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp là 33%. Tính đến thời điểm đó, anh N đã đóng bảo hiểm bệnh nghề nghiệp được 6 năm và mức lương đóng bảo hiểm bệnh nghề nghiệp tháng 2/2024 là 6.000.000đ. Mức lương cơ sở tại thời điểm đó là 1.800.000đ.
Vậy mức trợ cấp hằng tháng của anh N được tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
0,3 x 1.800.000 + (33 - 31) x 0,02 x 1.800.000 = 612.000 đồng.
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm bệnh nghề nghiệp:
0,005 x 6.000.000 + (6 - 1) x 0,003 x 6.000.000 = 120.000 đồng.
- Mức trợ cấp hàng tháng của anh N là: 612.000 + 120.000 = 732.000 đồng/tháng.
✦✦✦
NLĐ sẽ bị tạm dừng hưởng trợ cấp hằng tháng nếu thuộc 1 trong những trường hợp sau:
- Xuất cảnh trái phép;
- Được Tòa án tuyên bố là mất tích;
- Có căn cứ xác định việc hưởng BHXH không đúng với pháp luật hiện hành (*).
Ghi chú:
(*) Đối với trường hợp này, cơ quan bảo hiểm trước khi chấm dứt việc trợ cấp hằng tháng phải thông báo bằng văn bản về lý do quyết định và lý do phải được căn cứ vào kết luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Trợ cấp phương tiện
NLĐ mắc bệnh nghề nghiệp khiến các chức năng của cơ thể bị tổn thương sẽ được cấp các phương tiện trợ giúp sinh hoạt hoặc dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật và theo chỉ định.
4. Trợ cấp phục vụ - suy giảm khả năng lao động từ 81%
Đối với trường hợp NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt, liệt hoặc bị tâm thần thì:
5. Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời gian điều trị
Khi đã điều trị ổn định, trong thời gian 30 ngày đầu kể từ khi NLĐ quay trở lại làm việc, nếu sức khỏe chưa bình phục thì NLĐ sẽ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi theo quy định (tùy vào mức suy giảm khả năng lao động), cụ thể như sau:
Mức suy giảm khả năng lao động
|
Thời gian
|
Từ 15% - 30%
|
Tối đa 5 ngày
|
Từ 31% - 50%
|
Tối đa 7 ngày
|
Từ 51% trở lên
|
Tối đa 10 ngày
|
Ngoài ra, trong thời gian nghỉ, NLĐ sẽ được hưởng mức trợ cấp là 30% mức lương cơ sở/ngày.
Mức hưởng
|
=
|
30%
|
x
|
Mức lương cơ sở
|
x
|
Số ngày nghỉ
|
Lưu ý:
Trường hợp NLĐ quay trở lại làm việc nhưng chưa có kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động mà trong vòng 30 ngày đầu, sức khỏe của NLĐ chưa ổn định thì NLĐ vẫn được nghỉ dưỡng sức, phục hồi theo đúng quy định.
6. Chế độ hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
NSDLĐ sẽ phải sắp xếp công việc mới phù hợp với sức khỏe của NLĐ nếu sau khi điều trị NLĐ quay trở lại làm việc. Trong trường hợp này, nếu NLĐ cần đào tạo để chuyển đổi nghề thì sẽ được quỹ bảo hiểm hỗ trợ học phí theo quy định:
- Mức hỗ trợ không quá 50% học phí và không quá 15 lần mức lương cơ sở;
- Mỗi người lao động chỉ được hỗ trợ tối đa 2 lần và mỗi năm chỉ được nhận hỗ trợ 1 lần.
>> Xem chi tiết: Quy định về mức lương cơ sở.
Căn cứ Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động thì NLĐ bị bệnh nghề nghiệp sẽ được hưởng các chế độ bệnh nghề nghiệp từ NSDLĐ sau đây:
- Được kịp thời sơ cứu, cấp cứu;
- Được giới thiệu để giám định y khoa nhằm xác định mức độ suy giảm khả năng lao động cũng như được tiến hành điều trị, điều dưỡng và phục hồi;
- Được thanh toán các khoản chi phí y tế từ giai đoạn sơ cứu, cấp cứu đến giai đoạn điều trị bệnh ổn định;
- Được nhận khoản bồi thường theo luật định;
- Được nhận đủ tiền lương tháng và sẽ được NSDLĐ sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe nếu còn tiếp tục làm việc trong thời gian nghỉ việc để điều trị và phục hồi.
Trong đó, việc thanh toán các khoản chi phí y tế và bồi thường được quy định cụ thể như sau:
1. Chi phí y tế
Các khoản phí y tế mà NLĐ được nhận từ NSDLĐ khi mắc bệnh nghề nghiệp:
- Chi phí tạm ứng khi sơ cứu, cấp cứu;
- Các khoản chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả và các phần chi phí đồng chi trả với BHYT;
- Chi phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động (mức suy giảm dưới 5%);
Lưu ý:
Các khoản chi phí nêu trên áp dụng trong trường hợp NLĐ có tham gia bảo hiểm y tế. Nếu NLĐ không tham gia BHYT, NSDLĐ phải thanh toán toàn bộ chi phí y tế cho NLĐ.
>> Tìm hiểu thêm: Chi phí đồng chi trả bảo hiểm y tế là gì?
2. Mức bồi thường
➧ Tùy mức độ suy giảm khả năng lao động là bao nhiêu mà quy định về mức bồi thường cho NLĐ bị bệnh nghề nghiệp của NSDLĐ sẽ khác nhau, cụ thể:
Mức suy giảm khả năng lao động
|
Mức bồi thường
|
Từ 5% - 10%
|
Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương
|
Từ 11% - 80%
|
Ít nhất 1,5 tháng tiền lương + Trợ cấp thêm (*)
|
Từ 81% trở lên hoặc qua đời
|
Ít nhất là 30 tháng tiền lương
|
Ghi chú:
(*): Từ mức suy giảm 10%, cứ mỗi 1% tăng thêm, NLĐ sẽ được nhận thêm 0,4 tháng tiền lương.
➧ Công thức tính mức bồi thường đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 11% - 80%:
Tbt = 1,5 + {(a - 10) x 0,4}
|
Trong đó:
- Tbt: Mức bồi thường khi NLĐ suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính là tháng tiền lương);
- 1,5: Mức bồi thường khi NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5 - 10%;
- a: Mức % suy giảm khả năng lao động;
- 0,4: Hệ số bồi thường khi mức suy giảm khả năng lao động của NLĐ tăng lên 1%.
Ví dụ:
Anh A làm việc tại công ty B. Do phải tiếp xúc nhiều với khói bụi trong quá trình làm việc, anh A bị mắc bệnh hen phế quản nghề nghiệp - thuộc nhóm 1 kể trên. Vậy mức bồi thường tối thiểu mà công ty B phải trả cho anh A được tính như sau:
- Nếu anh A bị SGKNLĐ 11%: Tbt = 1,5 + {(11 - 10) x 0,4} = 1,9 tháng tiền lương;
- Nếu anh A bị SGKNLĐ 81%: Tbt = 1,5 + {(81 - 10) x 0,4} = 29,9 tháng tiền lương.
-----
Bạn có thể tra cứu mức bồi thường bệnh nghề nghiệp theo bảng thông tin tại Phụ Lục I kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH.
>> Xem chi tiết: Tra cứu mức bồi thường bệnh nghề nghiệp.
✦✦✦
Quy định trên chỉ áp dụng với trường hợp bồi thường bệnh nghề nghiệp lần đầu. Từ lần thứ hai trở đi, mức bồi thường sẽ tùy thuộc vào phần chênh lệch giữa tỷ lệ suy giảm khả năng lao động tăng lên và kết quả giám định lần trước liền kề.
Quy trình, thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
1. Thủ tục hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp
- Trong vòng 30 ngày, NSDLĐ cần nộp hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đến cơ quan BHXH (kể từ ngày nhận được các giấy tờ liên quan để làm hồ sơ nhận trợ cấp bệnh nghề nghiệp như: giấy xuất viện, biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động…);
- Sau 10 ngày, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ xem xét và giải quyết chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp cho NLĐ. Trong trường hợp từ chối, cơ quan BHXH phải cung cấp lý do bằng văn bản.
2. Các cách nhận tiền bảo hiểm bệnh nghề nghiệp
- Cách 1: Tiền được chuyển khoản từ cơ quan BHXH đến số tài khoản cá nhân của NLĐ (áp dụng cho trường hợp NLĐ cung cấp số tài khoản cá nhân tại mẫu 05A-HSB);
- Cách 2: Nhận trợ cấp một lần trực tiếp tại cơ quan BHXH (đối với nhận trợ cấp 1 lần);
- Cách 3: Nhận tiền thông qua đường bưu điện từ cơ quan BHXH;
- Cách 4: Nhận tiền từ cơ quan BHXH thông qua doanh nghiệp hoặc người sử dụng lao động.
Để biết rõ hơn về cách làm hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp, bạn có thể tham khảo tại bài viết sau đây của Anpha.
>> Xem chi tiết và tải mẫu miễn phí: Thủ tục hưởng bảo hiểm bệnh nghề nghiệp.
Câu hỏi thường gặp liên quan đến chế độ tai nạn bệnh nghề nghiệp
1. Thế nào là bệnh nghề nghiệp?
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do người lao động (NLĐ) phải làm việc trong điều kiện không đảm bảo (có hại) và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của NLĐ.
2. Các bệnh nghề nghiệp thường gặp là gì?
Các bệnh nghề nghiệp thường gặp hiện nay là các bệnh thuộc danh mục 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH:
- Bệnh bụi phổi than;
- Bệnh nhiễm độc chì và hợp chất chì;
- Bệnh lao nghề nghiệp…
>> Xem chi tiết: Danh mục 35 bệnh nghề nghiệp.
3. Có bao nhiêu bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm?
Bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH gồm 35 loại bệnh và được chia thành 5 nhóm bệnh:
- Nhóm bệnh liên quan đến bụi phổi và phế quản;
- Nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp;
- Nhóm bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý;
- Nhóm bệnh da nghề nghiệp;
- Nhóm bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp.
>> Xem chi tiết: Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.
4. NLĐ sẽ được hưởng các chế độ bệnh nghề nghiệp nào?
NLĐ mắc bệnh nghề nghiệp sẽ được hưởng các chế độ sau:
- Chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp từ quỹ bảo hiểm;
- Chế độ BNN từ cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi NLĐ đang làm việc.
5. NLĐ được hưởng các chế độ bệnh nghề nghiệp nào từ NSDLĐ?
NLĐ sẽ được nhận các trợ cấp bệnh nghề nghiệp sau từ NSDLĐ:
- Được kịp thời sơ cứu, cấp cứu;
- Được giới thiệu để giám định y khoa nhằm xác định mức độ suy giảm khả năng lao động cũng như được tiến hành điều trị, điều dưỡng và phục hồi;
- Được thanh toán các khoản chi phí y tế từ giai đoạn sơ cứu, cấp cứu đến giai đoạn điều trị bệnh ổn định;
- Được nhận khoản bồi thường theo luật định;
- Được nhận đủ tiền lương tháng và sẽ được NSDLĐ sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe nếu còn tiếp tục làm việc trong thời gian nghỉ việc để điều trị và phục hồi.
>> Xem chi tiết: Trợ cấp bệnh nghề nghiệp từ phía doanh nghiệp.
6. NLĐ được nhận các chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp nào từ quỹ bảo hiểm?
NLĐ sẽ được hưởng mức trợ cấp, bảo hiểm bệnh nghề nghiệp từ quỹ bảo hiểm tùy thuộc vào mức suy giảm khả năng lao động, cụ thể như sau:
- Trợ cấp 1 lần;
- Trợ cấp hằng tháng;
- Trợ cấp phục vụ;
- Trợ cấp phương tiện;
- Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe;
- Chế độ hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp.
>> Xem chi tiết: Các chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp.
7. Điều kiện hưởng bảo hiểm bệnh nghề nghiệp?
NLĐ sẽ nhận trợ cấp bảo hiểm từ quỹ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp nếu đáp ứng quy định điều kiện hưởng bảo hiểm bệnh nghề nghiệp sau:
- NLĐ mắc các bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH;
- NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
8. Thế nào là bệnh nốt dầu nghề nghiệp?
Bệnh nốt dầu nghề nghiệp (bệnh viêm nang lông) là một loại bệnh về da do thường xuyên phải tiếp xúc với các loại dầu, mỡ bẩn trong quá trình làm việc. Đây là loại bệnh mà NLĐ làm trong lĩnh vực sửa chữa hay vệ sinh công nghiệp, các công việc tiếp xúc trực tiếp với dầu, mỡ thường mắc phải.
9. Thế nào là bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp?
Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp là bệnh nhiễm độc do tiếp xúc với chì và các hợp chất của chì trong quá trình làm việc, lao động.
10. Thế nào là bệnh hen phế quản nghề nghiệp là gì?
Bệnh hen phế quản nghề nghiệp là bệnh hen suyễn do NLĐ hít phải khói hóa chất, bụi, khí hoặc các chất khác trong quá trình làm việc, lao động.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.