Quy định và danh mục bệnh hiểm nghèo được hưởng trợ cấp

Bệnh hiểm nghèo là gì? Danh mục 42 bệnh hiểm nghèo được hưởng trợ cấp, bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo - Thủ tục xin cấp bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo.

Bệnh hiểm nghèo là bệnh gì?

Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ văn bản nào thống nhất quy định về khái niệm bệnh hiểm nghèo. Nội dung này chỉ mới được xác định tại một số văn bản luật sau đây:

➧ Căn cứ tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 140/2021/NĐ-CP, người mắc bệnh hiểm nghèo là người đang mắc phải một trong các bệnh có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng như: 

  • Nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS;
  • Suy thận độ 4 trở lên;
  • Suy tim độ 3 trở lên;
  • Xơ gan cổ trướng;
  • Lao đã kháng thuốc;
  • Phong hủi, bại liệt;
  • Ung thư giai đoạn cuối;
  • Các bệnh khác được cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên xác nhận là bệnh hiểm nghèo.

➧ Căn cứ Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP quy định về trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo, như sau:

  • Người được hưởng án treo mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng và khó có phương thức có thể chữa trị được như: HIV đã chuyển sang AIDS, suy thận độ 4 trở lên, lao nặng độ 4 kháng thuốc, suy tim độ 3, xơ gan cổ trướng, ung thư giai đoạn cuối và họ không có khả năng tự chăm sóc bản thân, nguy cơ tử vong cao;
  • Việc chẩn đoán và đưa ra kết luật được thực hiện bởi các bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên.

Như vậy, hiểu đơn giản thì bệnh hiểm nghèo là các bệnh khiến người bệnh bị nguy hiểm về tính mạng, được bệnh viện cấp tỉnh hoặc bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên xác nhận. Những bệnh này rất khó chữa trị, đòi hỏi kỹ thuật điều trị cao, sử dụng các hóa chất và thuốc cao cấp, liệu trình điều trị kéo dài như: ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, bại liệt, lao nặng độ 4, suy tim cấp độ 3, suy thận cấp độ 4, HIV đã chuyển sang AIDS…

Danh mục 42 bệnh hiểm nghèo được hưởng trợ cấp, BHYT theo Nghị định 134

Nghị định số 134/2016/NĐ-CP đã liệt kê ra danh mục 42 bệnh hiểm nghèo được hưởng trợ cấp, cụ thể như sau:

Ngoài ra, căn cứ Thông tư số 26/2014/TT-BQP, danh mục bệnh hiểm nghèo được chia thành 9 nhóm bệnh chính, bao gồm:

  1. Các bệnh ung thư;
  2. Các bệnh hệ thần kinh;
  3. Các bệnh về gan;
  4. Các bệnh về hệ tiết niệu;
  5. Các bệnh chuyển hóa;
  6. Các bệnh hệ hô hấp;
  7. Các bệnh hệ tuần hoàn;
  8. Các bệnh hệ cơ, xương, khớp;
  9. Hội chứng suy giảm hệ miễn dịch.

Chế độ trợ cấp, mức hưởng bảo hiểm y tế cho người mắc bệnh hiểm nghèo

Người mắc các bệnh hiểm nghèo nằm trong danh mục bệnh hiểm nghèo sẽ nhận được nhận các trợ cấp sau đây:

  • Được quỹ BHYT thanh toán các khoản chi phí trong phạm vi được hưởng khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến và trái tuyến;
  • Trợ cấp, hỗ trợ bệnh hiểm nghèo khác.

1. Mức hưởng bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo

Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế 2008, người mắc bệnh hiểm nghèo tham gia BHYT sẽ được quỹ BHYT thanh toán các khoản chi phí trong phạm vi được hưởng khi đi khám, chữa bệnh. Tùy trường hợp người bệnh khám cùng tuyến hay trái tuyến, có mức độ bệnh tật ra sao, thuộc nhóm đối tượng nào mà quy định về mức hưởng BHYT bệnh hiểm nghèo sẽ khác nhau.

Bên dưới đây, Anpha sẽ chia sẻ chi tiết về nội dung này.

1.1. Mức hưởng bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo khi khám, chữa bệnh đúng tuyến

Căn cứ Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng người bệnh mà sẽ có các mức hưởng BHYT, thanh toán chi phí khám chữa bệnh hiểm nghèo khác nhau, cụ thể:

  • Nhóm 1: Nhóm đối tượng tham gia BHYT được hưởng 100% BHYT (giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật);
  • Nhóm 2: Nhóm đối tượng tham gia BHYT được hưởng 100% BHYT (không giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật);
  • Nhóm 3: Nhóm đối tượng tham gia BHYT được hưởng 95% BHYT;
  • Nhóm 4: Nhóm đối tượng tham gia BHYT được hưởng 80% BHYT.

Các đối tượng cụ thể của từng nhóm hưởng bảo hiểm bệnh hiểm nghèo như sau:

➧ Nhóm 1: Nhóm đối tượng hưởng 100% BHYT có giới hạn

  • Cựu chiến binh;
  • Người có công với cách mạng;
  • Người thuộc hộ gia đình nghèo;
  • Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;
  • Người dân tộc thiểu số, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
  • Người đang sinh sống tại các huyện đảo, xã đảo hoặc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
  • Thân nhân của người có công với cách mạng: cha mẹ đẻ, vợ, chồng, con và người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
  • Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

➧ Nhóm 2: Nhóm đối tượng được hưởng 100% BHYT không có giới hạn

  • Trẻ em dưới 6 tuổi;
  • Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
  • Người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945;
  • Người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến Cách mạng tháng Tám;
  • Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
  • Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương;
  • Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

>> Xem thêm: Điều kiện hưởng 100% bảo hiểm y tế.

➧ Nhóm 3: Nhóm đối tượng được hưởng 95% BHYT

  • Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
  • Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
  • Thân nhân của người có công với cách mạng, gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ/chồng, con từ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc 18 tuổi trở lên còn đi học hoặc bị khuyết tật của người có công cách mạng;
  • Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều (hộ gia đình đáp ứng được tiêu chí về thu nhập thấp và thiếu hụt về dịch vụ xã hội cơ bản), hay còn được gọi là tình trạng không đáp ứng được các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống ở mức tối thiểu. 

➧ Nhóm 4: Nhóm đối tượng được hưởng 80% BHYT là các đối tượng còn lại.

Lưu ý:

1) Ngoài 4 nhóm đối tượng cơ bản trên, BHYT còn chi trả bệnh hiểm nghèo với mức hưởng 100% cho 3 trường hợp sau đây: 

  • Người khám chữa bệnh tại các cơ sở tuyến xã;
  • Chi phí 1 lần khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT thấp hơn 15% mức lương cơ sở;
  • Người bệnh tham gia BHYT 5 năm liên tục và số tiền đã chi trả để khám chữa bệnh gấp 6 lần mức lương cơ sở của 1 tháng (không áp dụng cho các trường hợp khám trái tuyến).

2) Nếu một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được hưởng mức BHYT của đối tượng cao nhất.

Xem thêm: 

>> Quy định về mức lương cơ sở;

>> Quyền lợi tham gia BHYT 5 năm liên tục.

1.2. Mức hưởng bảo hiểm y tế khám trái tuyến bệnh hiểm nghèo

Trên thẻ BHYT có ghi tuyến cơ sở khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người được cấp thẻ. Việc thực hiện khám, chữa bệnh đúng tuyến sẽ giúp người bệnh được hỗ trợ về chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng BHYT cao nhất. 

Tuy nhiên, do tính nguy hiểm và phức tạp của bệnh hiểm nghèo mà nhiều người quyết định chọn điều trị trái tuyến (các tuyến cao hơn như cơ sở y tế tuyến tỉnh, trung ương) và chỉ có số ít người chọn điều trị tại các cơ sở tuyến huyện.

Mức BHYT bệnh hiểm nghèo đối với trường hợp người bệnh tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến (hay còn gọi là khám, chữa bệnh trái tuyến) được quy định cụ thể như sau:

Cơ sở y tế điều trị Mức hưởng BHYT
Bệnh viện tuyến huyện 100% chi phí khám, chữa bệnh
Bệnh viện tuyến tỉnh 100% chi phí điều trị nội trú
Bệnh viện tuyến trung ương 40% chi phí điều trị nội trú

Ngoài ra, đối với các trường hợp người bệnh điều trị thông tuyến tỉnh BHYT và có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở điều trị tuyến tỉnh thì sẽ được quỹ BHYT thanh toán mức hưởng như đi khám, chữa bệnh đúng tuyến theo tỷ lệ là 100% chi phí điều trị nội trú trên phạm vi cả nước, cụ thể:

Mức hưởng chế độ của thẻ BHYT Tỷ lệ hưởng hỗ trợ chi phí điều trị nội trú
80% chi phí khám, chữa bệnh 80% chi phí điều trị nội trú
95% chi phí khám, chữa bệnh  95% chi phí điều trị nội trú
100% chi phí khám, chữa bệnh 100% chi phí điều trị nội trú

2. Các chế độ hỗ trợ bệnh hiểm nghèo khác

Cùng với mức hưởng chế độ BHYT từ quỹ BHYT cho người bị bệnh hiểm nghèo như Anpha đã trình bày ở trên, Chính phủ hiện còn có chính sách sử dụng ngân sách nhà nước giảm cấp cho các bệnh viện để mua và hỗ trợ mua thẻ BHYT.

Ngoài ra, người thuộc hộ gia đình nghèo và người dân các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn còn được nhận thêm các hỗ trợ khác như:

➧ Hỗ trợ tiền ăn

Áp dụng khi người bệnh điều trị nội trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh của nhà nước từ tuyến huyện trở lên, mức hỗ trợ ít nhất là 3% mức lương tối thiểu chung/người/ngày.

➧ Hỗ trợ tiền đi lại

Hỗ trợ chi phí đi từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà hay chuyển bệnh viện (*) hay các trường hợp cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá nặng, người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không được bảo hiểm y tế hỗ trợ.

➧ Thanh toán chi phí vận chuyển một chiều

Áp dụng đối với trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế nhà nước, mức trợ cấp là 0,2 lít xăng/km (tính theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm đó).

➧ Hỗ trợ 1 phần chi phí khám, chữa bệnh BHYT

Đối với trường hợp các đối tượng phải cùng chi trả từ 100.000 đồng trở lên.

➧ Hỗ trợ 1 phần viện phí mà người bệnh phải trả cho cơ sở y tế của nhà nước (từ 1.000.000 đồng trở lên) trong trường hợp không có BHYT

Áp dụng cho trường hợp người mắc bệnh ung thư, mổ tim, chạy thận nhân tạo hoặc các bệnh khác gặp khó khăn vì chi phí cần thanh toán cao, không đủ khả năng chi trả viện phí. Trường hợp người bệnh tự chọn cơ sở y tế thì thanh toán viện phí theo quy định.

Lưu ý:

(*): Chỉ áp dụng đối với trường hợp điều trị nội trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh của nhà nước từ cơ sở tuyến huyện trở lên.

Hồ sơ, thủ tục xin trợ cấp bệnh hiểm nghèo (cấp BHYT bệnh hiểm nghèo)

Để tiến hành thủ tục làm bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo, bạn thực hiện theo 4 bước sau:

➧ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo

Việc chuẩn bị hồ sơ xin cấp bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo được quy định như sau:

TẢI MẪU MIỄN PHÍ:

>> Mẫu TK1-TS;

>> Mẫu số 2;

>> Mẫu số 3.

➧ Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan BHXH

Bạn tiến hành nộp hồ sơ về cơ quan BHXH. Sau đó, bạn chờ để ký vào ô người nộp hồ sơ trong giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT.

➧ Bước 3: Nhận giấy tiếp nhận hồ sơ và giấy hẹn trả kết quả cấp thẻ BHYT

Sau khi kiểm tra tờ khai, điều chỉnh thông tin thì Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH tỉnh, huyện sẽ cấp giấy tiếp nhận hồ sơ và giấy hẹn trả kết quả cấp thẻ BHYT. Lúc này, bạn ký vào ô người nộp hồ sơ.

➧ Bước 4: Nhận thẻ BHYT

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tổ chức BHYT phải chuyển thẻ BHYT cho cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng hoặc chuyển trực tiếp cho người yêu cầu cấp thẻ.

Quy định về đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo

Để được hưởng chế độ BHYT khi đi khám, chữa bệnh hiểm nghèo thì người bệnh cần lưu ý quy định về các vấn đề sau đây:

  • Nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu;
  • Chuyển tuyến điều trị, khám, chữa bệnh BHYT;
  • Thủ tục đăng ký khám, chữa bệnh BHYT.

1. Quy định về nơi đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu

Người tham gia BHYT có quyền đăng ký cơ sở khám, chữa bệnh BHYT ban đầu theo nhu cầu riêng tại cơ sở khám, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương. Tên cơ sở khám, chữa bệnh BHYT ban đầu được ghi trong thẻ BHYT.

Lưu ý:

  • Người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý;
  • Người tham gia BHYT sẽ không được quyền đăng ký cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu đối với các trường hợp được đăng ký khám chữa bệnh tại các cơ sở tuyến tỉnh, tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Quy định về chuyển tuyến điều trị, khám, chữa bệnh BHYT bệnh hiểm nghèo

Chuyển tuyến điều trị là việc chuyển người bệnh từ một cơ sở khám, chữa bệnh này sang một cơ sở khám, chữa bệnh khác, có thể là từ tuyến dưới lên tuyến trên hoặc từ tuyến trên xuống tuyến dưới hoặc giữa các cơ sở cùng tuyến.

Quy định về điều kiện, trường hợp chuyển tuyến điều trị, khám, chữa bệnh BHYT cụ thể như sau:

➧ Trường hợp 1: Chuyển cơ sở khám, chữa bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên

  • Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán, điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh ban đầu hoặc do cơ sở khám, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị;
  • Trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh tuyến trên liền kề với cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì người bệnh sẽ được chuyển lên tuyến điều trị cao hơn;
  • Trước khi chuyển tuyến, người bệnh cần phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (không áp dụng với phòng khám hoặc cơ sở khám, chữa bệnh tuyến 4).

➧ Trường hợp 2: Chuyển cơ sở khám, chữa bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới phù hợp

Người bệnh được chẩn đoán là bệnh đã thuyên giảm và được điều trị qua giai đoạn cấp cứu có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới.

➧ Trường hợp 3: Chuyển cơ sở khám, chữa bệnh giữa các cơ sở cùng tuyến

  • Bệnh không phù hợp với danh mục kỹ thuật khám, chữa bệnh của cơ sở khám, chữa bệnh hoặc do cơ sở này không đủ điều kiện chẩn đoán và điều trị;
  • Bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật khám, chữa bệnh của cơ sở khám, chữa bệnh cùng tuyến dự kiến chuyển đến.

➧ Trường hợp 4: Chuyển tuyến cơ sở khám, chữa bệnh giữa các cơ sở, địa bàn giáp ranh

  • Giám đốc Sở Y tế hướng dẫn cụ thể về việc chuyển tuyến cho các cơ sở khám và chữa bệnh trên địa bàn giáp ranh trong tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đồng thời đảm bảo thẩm quyền quản lý;
  • Giám đốc các Sở Y tế thống nhất, phối hợp hướng dẫn cụ thể về việc chuyển tuyến cho các cơ sở khám và chữa bệnh trên địa bàn giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đảm bảo thẩm quyền quản lý.

Lưu ý:

1) Các trường hợp chuyển tuyến mà Anpha nêu trên được coi là chuyển đúng tuyến. Các trường hợp chuyển tuyến không đúng quy định nêu trên được coi là chuyển vượt tuyến. 

2) Nếu người tham gia BHYT đi công tác, học tập trung theo các hình thức đào tạo, làm việc lưu động (tiếp viên hàng không, phi công, hướng dẫn viên du lịch…) hoặc tạm trú tại địa phương khác thì được khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh phù hợp và tại nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú.

3. Giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT bệnh hiểm nghèo

Tùy thuộc vào từng trường hợp mà giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng ký khám chữa bệnh BHYT bệnh hiểm nghèo là khác nhau, cụ thể như sau: 

➧ Trường hợp 1: Người tham gia BHYT đi khám chữa bệnh lần đầu

  • Người lớn: 
    • Xuất trình thẻ BHYT có ảnh;
    • Nếu thẻ BHYT không có ảnh thì cần kèm thêm giấy tờ chứng minh về nhân thân như căn cước công dân, sổ hộ khẩu…).
  • Trẻ em dưới 6 tuổi: 
    • Xuất trình thẻ BHYT;
    • Nếu chưa có thẻ BHYT thì phải xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh. Trong trường hợp, trẻ phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở khám chữa bệnh cùng cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ cần ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.

➧ Trường hợp 2: Người tham gia BHYT đang trong thời gian chờ cấp lại, cấp đổi thẻ BHYT

Xuất trình giấy hẹn cấp lại, cấp đổi thẻ BHYT được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân.

➧ Trường hợp 3: Người tham gia BHYT đã hiến bộ phận cơ thể đến khám, chữa bệnh

  • Xuất trình thẻ BHYT có ảnh (nếu thẻ BHYT không có ảnh thì cần xuất trình kèm thêm giấy tờ chứng minh về nhân thân như căn cước công dân, sổ hộ khẩu…);
  • Xuất trình giấy tờ chứng minh việc hiến bộ phận cơ thể được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền và một số loại giấy tờ chứng minh về nhân thân;
  • Trong trường hợp người hiến phải tiến hành điều trị ngay sau khi hiến thì thủ trưởng cơ sở khám, chữa bệnh nơi người đó hiến bộ phận cơ thể và người bệnh hoặc người thân của người bệnh cần ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.

➧ Trường hợp 4: Người tham gia BHYT phải cấp cứu

Xuất trình các loại giấy tờ như đã được quy định tại trường hợp 1 hoặc trường hợp 2 (tùy thuộc vào việc người tham gia BHYT thuộc trường hợp nào).

➧ Trường hợp 5: Người tham gia BHYT chuyển tuyến điều trị

  • Người tham gia BHYT phải có hồ sơ chuyển viện hoặc giấy chuyển tuyến điều trị của cơ sở khám chữa bệnh (*);
  • Đối với trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia BHYT phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám, chữa bệnh.

(*): Trong trường hợp giấy chuyển tuyến điều trị có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12 năm dương lịch nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì người bệnh vẫn được sử dụng giấy đó đến hết đợt điều trị.

➧ Trường hợp 6: Người tham gia BHYT đi khám lại theo yêu cầu điều trị

Người tham gia BHYT phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám chữa bệnh.

➧ Trường hợp 7: Người tham gia BHYT đi công tác, học tập trung theo hình thức đào tạo, làm việc lưu động

  • Xuất trình các loại giấy tờ như đã được quy định tại trường hợp 1 hoặc trường hợp 2 (tùy thuộc vào việc người tham gia BHYT thuộc trường hợp nào);
  • Nộp bản chính hoặc bản chụp 1 trong các loại giấy tờ sau:
    • Giấy công tác;
    • Giấy chuyển trường;
    • Giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú;
    • Quyết định cử đi học hoặc thẻ học sinh, sinh viên.

Câu hỏi thường gặp về bệnh hiểm nghèo, bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo

1. Bệnh hiểm nghèo là bệnh gì?

Bệnh hiểm nghèo là trường hợp bệnh mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên xác nhận là nguy hiểm đến tính mạng và khó chữa trị như: ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, bại liệt, lao nặng độ 4, suy tim cấp độ 3, suy thận cấp độ 4, HIV đã chuyển sang AIDS…

>> Xem chi tiết: Bệnh hiểm nghèo là gì?

2. Danh mục các bệnh hiểm nghèo gồm những bệnh gì?

Căn cứ Thông tư số 26/2014/TT-BQP, danh mục bệnh hiểm nghèo gồm 42 bệnh:

  1. Ung thư;
  2. Nhồi máu cơ tim lần đầu;
  3. Phẫu thuật động mạch vành
  4. Phẫu thuật thay van tim;
  5. Phẫu thuật động mạch chủ;
  6. Đột quỵ… 

>> Xem chi tiết: Danh mục bệnh hiểm nghèo của Nghị định 134.

3. Mức chi trả BHYT đúng tuyến cho người bị bệnh hiểm nghèo là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, tùy vào việc người tham gia BHYT mắc bệnh hiểm nghèo thuộc nhóm đối tượng nào mà mức chi trả chi phí khám chữa bệnh của quỹ BHYT sẽ khác nhau, giao động từ 80% - 100%.

>> Xem chi tiết: Mức hưởng bảo hiểm bệnh hiểm nghèo khi điều trị đúng tuyến.

4. Người mắc bệnh hiểm nghèo đi khám chữa bệnh BHYT cần chuẩn bị những loại giấy tờ gì?

Tùy thuộc người bị bệnh hiểm nghèo đăng ký khám chữa bệnh BHYT theo trường hợp nào trong 7 trường hợp được đề cập dưới đây mà quy định về các giấy tờ cần chuẩn bị sẽ khác nhau:

  • Người tham gia BHYT đi khám chữa bệnh lần đầu;
  • Người tham gia BHYT đang trong thời gian chờ cấp lại, cấp đổi thẻ BHYT;
  • Người tham gia BHYT đã hiến bộ phận cơ thể đến khám, chữa bệnh;
  • Người tham gia BHYT phải cấp cứu;
  • Người tham gia BHYT chuyển tuyến điều trị;
  • Người tham gia BHYT đi khám lại theo yêu cầu điều trị;
  • Người tham gia BHYT đi công tác, học tập trung theo hình thức đào tạo, làm việc lưu động.

 >> Xem chi tiết: Hồ sơ đăng ký khám chữa bệnh BHYT bệnh hiểm nghèo.

5. Những đối tượng nào được hưởng 100% bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo?

Các nhóm đối tượng được hưởng 100% BHYT bệnh hiểm nghèo, bao gồm:

  • Nhóm đối tượng được hưởng 100% BHYT có giới hạn: cựu chiến binh, người có công với cách mạng, người thuộc hộ gia đình nghèo…;
  • Nhóm đối tượng được hưởng 100% BHYT không giới hạn: trẻ em dưới 6 tuổi, người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945, bà mẹ Việt Nam anh hùng…;
  • Các trường hợp khác không thuộc nhóm đối tượng cụ thể: chi phí 1 lần khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT thấp hơn 15% mức lương cơ sở, người khám chữa bệnh tại các cơ sở tuyến xã...

>> Xem chi tiết: Mức hưởng bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo.

6. Bảo hiểm tuyến huyện khám tuyến tỉnh được không?

Được. Bảo hiểm tuyến huyện vẫn có thể khám tuyến tỉnh, đây được gọi là khám chữa bệnh trái tuyến. Theo quy định tại Khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến sẽ được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng như sau:

  • Tại bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;
  • Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 60% chi phí điều trị nội trú;
  • Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám chữa bệnh.

7. Khám BHYT trái tuyến là gì?

Khám BHYT trái tuyến là trường hợp người tham gia BHYT sử dụng thẻ BHYT để khám chữa bệnh ở cơ sở không đúng với nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.

8. Người mắc các bệnh hiểm nghèo có được hưởng trợ cấp, hỗ trợ chi phí gì không?

Có. Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được:

  • Quỹ BHYT thanh toán các khoản chi phí trong phạm vi được hưởng khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến và trái tuyến;
  • Hưởng các chế độ trợ cấp, hỗ trợ bệnh hiểm nghèo khác như hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại…

>> Xem chi tiết: Chế độ trợ cấp bệnh hiểm nghèo.

9. Người mắc bệnh hiểm nghèo có được cấp BHYT không? 

Có. Người mắc bệnh hiểm nghèo hoàn toàn có thể xin cấp BHYT theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, thủ tục xin cấp bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan BHXH;
  • Bước 3: Nhận giấy tiếp nhận hồ sơ và giấy hẹn trả kết quả cấp thẻ BHYT;
  • Bước 4: Nhận thẻ BHYT.

>> Xem chi tiết: Thủ tục làm bảo hiểm bệnh hiểm nghèo.

Gọi cho chúng tôi theo số 0901 042 555 (Miền Bắc) - 0939 356 866 (Miền Trung) - 0902 602 345 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH